Đinh Bộ Lĩnh là người quê ở đâu con của ai

Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 領 tức Đinh Tiên Hoàng 丁 先 皇, người sáng lập triều đại nhà Đinh [970-979] trong lịch sử Việt Nam. Ngài đã kết thúc nội chiến, thống nhất giang sơn và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc dài hơn nghìn năm.

Tiểu sử

Đinh Bộ Lĩnh quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng [nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình]. Ngài sinh ngày Rằm tháng Hai Giáp Thân [tức 22 tháng 3 năm 924], tên húy Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 領. Cha là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại ở Gia Thủy, huyện Nho Quan, rồi nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, và mơ ước cùng ngài tạo nên sự nghiệp.

Đinh Tiên Hoàng

Theo An Nam chí lược: "Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha. Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế.".

Theo Việt Nam sử lược: "Do không hòa với chú cho nên Đinh Bộ Lĩnh cùng với con là Liễn sang ở với Sứ quân Trần Minh Công ở Bố Hải Khẩu [Phủ Kiến Xương, Thái Bình]". Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống lại nhà Ngô và các sứ quân khác. Ngài tập hợp được những hào kiệt đương thời với nòng cốt gồm Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng.

Đinh Tiên Hoàng đã nhanh chóng kết thúc thời kỳ nội chiến quen gọi là "loạn 12 sứ quân" [1]. Ngài đã thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc dài hơn nghìn năm. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.


Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, định chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ; phong Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, ban hiệu cho Tăng thống Ngô Chân Lưu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi và tấn phong Đinh Liễn là Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông.

Năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu Thái Bình, truyền cho đúc tiền đồng, được coi là cổ nhất của Việt Nam. Nhà Đinh là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.

Đinh Tiên Hoàng lập con út Hạng Lang làm Thái tử. Đầu năm Kỷ Mão [979], Đinh Liễn sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 [âm lịch] năm đó, hoạn quan Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ngài được táng ở sơn lăng Trường Yên, kinh đô Hoa Lư.

Bình luận

Đinh Tiên Hoàng bên ngoài xưng phiên thuộc, trong nước thì vẫn xưng Đế. Năm Nhâm Thân [972], sai con trưởng là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Năm 975, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Về đối nội, Đinh Tiên Hoàng thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy để chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Về quân sự, thực hiện "ngụ binh ư nông", xếp binh đội thành đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy trên danh nghĩa nhà Đinh khi đó có 10 đạo với khoảng 1 triệu quân [?] trong khi dân số khoảng 3 triệu.

Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt đầy tự hào. Ngài lập triều đình, xây kinh đô riêng cho một vương triều hùng mạnh. Trước đó đã từng có Lý Bí xưng Đế năm 544, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ năm 905, rồi Ngô Quyền xưng vương năm 939. Nhưng chỉ đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của một quốc gia độc lập, thống nhất và buộc điển lễ, sách phong của các chính quyền phương Bắc phải công nhận.

Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các vị vua Việt Nam không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Đế ngang hàng các Hoàng đế phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã đặt nền móng cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam như một người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến tiếp theo trong lịch sử. Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng đế, sử gia Lê Văn Hưu viết: có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết, còn Lê Tung thì cho rằng vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy.

Thờ phụng

Các di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng rất đa dạng và có ở nhiều vùng miền khác nhau như ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Hưng Yên, Quảng Nam... Hơn 500 di tích về thời Đinh ở nhiều nơi cũng cho thấy do sự nghiệp, công đức đặc biệt mà dân chúng tôn vinh Đinh Tiên Hoàng và các tướng của ngài.

©NCCông 2018, Emperor Dinh Bo Linh
[1] Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha - anh vợ của Ngô Quyền - tự xưng là Dương Bình Vương. Năm 950, Ngô Xương Văn - con thứ hai của Ngô Quyền - lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua và xưng là Nam Tấn Vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm 954, Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Năm 966, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân.

Dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh khai mở triều đại nhà Đinh, khẳng định nước Nam độc lập hoàn toàn với phương Bắc.

Bạn đang xem: Đúng, Đinh bộ lĩnh quê Ở Đâu, Đúng, Đinh bộ lĩnh quê Ở ninh bình

Cuối tháng 4, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt với kinh đô ban đầu là Hoa Lư. Sự ra đời quốc hiệu Đại Cồ Việt gắn liền với việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi năm 968 và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc.

Sinh năm Giáp Thân [924], Đinh Bộ Lĩnh quê ở thôn Kim Lự, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng [nay là thôn Văn Bồng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình]. Ông sớm mồ côi cha [cha là Đinh Công Trứ, từng giữ nhiều chức vụ trong triều đình] nên phải theo mẹ vào ở động bên cạnh đền thờ sơn thần.

Tranh minh họa Đinh Bộ Lĩnh hồi còn nhỏ. Ảnh: Youtube

Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua lúc còn nhỏ chơi cùng với lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng, lũ trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, nên cùng nhau tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, tất bắt chúng khoanh tay làm kiệu để khiêng và lấy hoa lau đi hai bên để rước như là nghi vệ thiên tử. Ngày rỗi sang đánh trẻ con thôn khác, đến đâu chúng đều sợ phục, rủ nhau hàng ngày đến kiếm củi thổi cơm để phục dịch. Bà mẹ thấy thế mừng lắm, mổ lợn của nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau rằng đứa trẻ này khí độ như thế, tất sẽ làm nên việc, bọn chúng ta nếu không theo về, ngày sau hối không kịp".

Dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế

Năm 944, khi Đinh Bộ Lĩnh tròn 20 tuổi thì vua Ngô Quyền mất. Một năm sau, Dương Tam Kha chiếm khôi và xưng là Bình Vương. Con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách [Hải Dương] tạo nên cuộc tranh chấp ngôi báu giữa nhà Ngô và ngoại tộc.

Kết quả, Dương Tam Kha bại trận, Ngô Xương Ngập cùng em là Ngô Xương Văn nắm lại quyền lực. Bởi cả hai anh em cùng nắm quyền, triều đình nhà Ngô trở nên rối ren hơn bao giờ hết, các sứ quân cát cứ hình thành và nổi dậy.

Biết được tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh với vị thế là "con viên quan" triều đình nhà Ngô, danh thế gia tộc, lại là người có tài năng và ý chí, đã sớm tập hợp lực lượng để trở thành người đứng đầu sách Đào Úc, làm thủ lĩnh châu Đại Hoàng, lấy động Hoa Lư làm căn cứ ban đầu, thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước.

Thấy Đinh Bộ Lĩnh tích cực xây dựng lực lượng tại căn cứ Hoa Lư, triều đình nhà Ngô, lúc ấy đang rệu rã, đã cho quân đến đánh dẹp. Đinh Bộ Lĩnh liền cho con mình là Đinh Liễn đến triều đình Cổ Loa làm con tin để hòa hoãn.

Biết được ý định tạm hòa hoãn để xây dựng lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh, hai vương Xương Văn và Xương Ngập đã cho quân tiến đánh động Hoa Lư, nhưng bị chống trả quyết liệt, liền treo Đinh Liễn lên cây dọa giết.

Lúc này, Đinh Bộ Lĩnh đanh thép nói "Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao" rồi sai hơn chục người cầm cung nỏ nhằm bắn vào Đinh Liễn khiến hai vương nhà Ngô phải cho quân rút lui. Đinh Liễn cũng thoát chết.

Từ đó, thế lực của Đinh Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh với nhiều tướng lĩnh tài ba và các tráng đinh từ vùng Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa ngày nay.

Một tượng thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Báo Ninh Thuận

Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh và chết. Hơn 10 năm sau, Ngô Xương Văn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận. Không còn chính quyền trung ương, đất nước càng thêm rối loạn rồi bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12 sứ quân. Cùng lúc đó, triều đình phương Bắc nhăm nhe khôi phục ách đô hộ. Trước tình hình này, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn.

Xem thêm: Mùa Đông Nên Đi Du Lịch Ở Đâu Miền Bắc, Du Lịch Mùa Đông Miền Bắc Nên Đi Đâu

Suốt hai năm, Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục và dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ. Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương pháp liên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp. Còn lại Lã Đường và Nguyễn Khoa không đánh cũng tự thua.

Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt thu phục các sứ quân, chấm dứt tình trạng phân chia cát cứ, thống nhất đất nước, được gọi là Vạn Thắng Vương. Năm Mậu Thìn [968], Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư. 

Ba việc làm khẳng định nước Nam độc lập

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã "đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung diện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn là Đại Thắng Minh Hoàng Đế". Hai năm sau [năm 970], vua đổi niên hiệu là Thái Bình.

Việc đổi xưng là hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu được cho là ba việc làm khẳng định sự độc lập của nước Việt Nam thời bấy giờ mà trước đó không có hoặc hiếm có vị vua nào làm được.

Thứ nhất là về tước hiệu hoàng đế. Trước đây, họ Khúc chỉ xưng làm tiết độ sứ, Ngô Quyền xưng vương. Tới vua Đinh, ông xưng làm hoàng đế với tôn hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Đế.

"Chính từ đây, người đứng đầu nước Nam thực sự nhận về mình hai chữ thiên tử [con trời] như một lời khẳng định về độc lập và tự chủ của cả quốc gia", tác giả Dũng Phan khẳng định trong Sử Việt - 12 khúc tráng ca. Các đời Lê, Lý, Trần, Nguyễn sau đó không xưng vương hay tiết độ sứ nữa mà đều xưng hoàng đế như một dòng chính thống độc lập hẳn với phương Bắc, mở ra thời đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đẩy lùi 1.000 năm Bắc thuộc.

Thứ hai là về tên nước Đại Cồ Việt, cuốn Sử Việt - 12 khúc tráng ca cũng phân tích thời Ngô, các vua xưng vương nhưng chưa có quốc hiệu, vẫn gọi theo tên thời thuộc Đường là Tĩnh Hải quân. Nhưng đến Đinh Tiên Hoàng, ông đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt để khẳng định với phương Bắc rằng đây là đất nước của người Việt chứ không phải của người Hán. Đại Cồ Việt nghĩa là nước Việt lớn.

Năm 970, Đinh Tiên Hoàng lấy niên hiệu Thái Bình. Trước đó, các vị vua Việt Nam đều lấu niên hiệu theo hoàng đế Trung Quốc. Tác giả Dũng Phan khẳng định trong tác phẩm của mình rằng việc tự đặt một niên hiệu riêng đồng nghĩa với việc bấy giờ nước Nam là một nhà nước phong kiến tập quyền riêng với quân đội riêng, không còn phụ thuộc vào phương Bắc.

Cùng với niên hiệu Thái Bình, nhà Đinh còn đúc đồng tiền "Thái Bình hưng bảo", góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam không chỉ ở lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa mà còn cả kinh tế.

Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng, sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng"? Sử gia Lê Tung viết trong Việt giám thông khảo tổng luận: "Vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy".

Lăng mộ Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi Mã Yên [Hoa Lư, Ninh Bình]. Ảnh: PV

Sai lầm của Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng có ba người con trai là Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép đầu năm Mậu Dần [978], Đinh Tiên Hoàng lập con nhỏ Hạng Lang làm Hoàng thái tử, phong con thứ là Toàn làm Vệ vương. Việc này gây mâu thuẫn trong nội tộc khi Đinh Liễn, con trai trưởng của vua, từng trải qua nhiều gian khổ với vua lại không được lập làm Hoàng thái tử.

"Sau vua sinh được con nhỏ là Hạng Lang, yêu quý lắm lập làm Thái tử. Liễn vì thế không bằng lòng, sai người ngầm giết đi", sử cũ viết.

Mùa xuân năm 979, Đinh Liễn giết Hạng Lang. Nhân cơ hội đó, các thế lực muốn chiếm đoạt ngai vàng tìm cách lật đổ vương triều Đinh. Mùa đông, tháng 10, Đỗ Thích - cháu của Đỗ Cảnh Thạc, người đứng đầu một sứ quân từng bị Đinh Tiên Hoàng tiêu giệt, đã giết vua Đinh Tiên Hoàng ở sân cung đình và giết luôn cả Đinh Liễn. [Cái chết của vua Đinh có tranh cãi khi một só nhà sử học đưa ra giả thuyết Đỗ Thích không phải thủ phạm giết vua].

Như vậy, Đinh Tiên Hoàng chỉ ở ngôi được 12 năm, hưởng thọ 56 tuổi. Ông được táng ở Sơn Lăng trên núi Mã Yên thuộc Trường Yên, Hoa Lư. Ngày nay, rất nhiều tỉnh, thành của Việt Nam có đường, trường học mang tên Đinh Tiên Hoàng. Nhiều đền thờ, tượng đài vua Đinh cũng được dựng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt.

Video liên quan

Chủ Đề