Đo nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt

Chỉ số SpO2 là một dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể và được đo bằng máy đo kẹp đầu ngón tay hoặc ngón chân dựa vào mạch đập. Chỉ định đo và theo dõi SpO2 thường được áp dụng trong các cuộc phẫu thuật, người bị suy hô hấp, suy tim, cấp cứu, người bệnh nặng cần được hồi sức, trẻ sinh non, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị,… Vậy chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu và những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến độ chính xác của chỉ số này?

1. Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?

SpO2 là từ viết tắt của Saturation of Peripheral Oxygen, là chỉ số bão hòa của oxy trong máu ngoại vi và có thể đo gián tiếp qua da mà không cần sử dụng dụng cụ xâm lấn vào cơ thể.

Chỉ số SpO2 93 cho thấy chỉ số oxy trong máu thấp

Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị kẹp vào đầu ngón tay hoặc vào đầu ngón chân hoặc dái tai của người bệnh để đo chỉ số SpO2. Cơ chế hoạt động của máy này như sau: Máy sẽ phát ra và hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua mạch máu hay mao mạch ở vị trí đo [có thể là đầu ngón tay, ngón chân, hay dái tai]. Mức oxy bão hòa có thể dẫn tới biến đổi màu sắc của máu và làm thay đổi sóng ánh sáng xuyên qua vị trí đo, từ đó cho ra kết quả chỉ số SpO2.

1.1. Chỉ số SpO2 của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số SpO2 của người bình thường cần ở mức 95 đến 100%. Nếu chỉ số này dưới 95% thì được coi là tình trạng máu thiếu oxy. Dưới đây là thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn:

- Chỉ số SpO2 từ 93 - 95: SpO2 ở mức trung bình, tùy tình hình thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bệnh nhân thở Oxy.

- Chỉ số SpO2 từ 90% đến 93%: Kết quả này cho thấy, chỉ số oxy trong máu thấp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý với từng trường hợp cụ thể.

- Chỉ số SpO2 dưới 92% không thở oxy hay chỉ số SpO2 dưới 95% trong điều kiện có thở oxy: Đây là kết quả cho thấy dấu hiệu suy hô hấp.

- Chỉ số SpO2 dưới 90%: Trường hợp này được xếp vào nhóm bệnh nhân cần được cấp cứu trên lâm sàng.

- Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn là trên 94%. Trong trường hợp, chỉ số này của trẻ ở mức dưới 90% thì cần thông báo ngay với các bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trẻ sinh non có nguy cơ giảm chỉ số SpO2

+ Những trường hợp chỉ số SpO2 của trẻ dưới 92% [trong điều kiện không thở Oxy] hay SpO2 dưới 95% [trong điều kiện có thở Oxy] được cho là dấu hiệu suy hô hấp nặng;

+Thông thường chỉ số SpO2 dưới 90% là dấu hiệu nghi ngờ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Các trường hợp này cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh kịp thời.

1.2. Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2

Lưu ý rằng, chỉ số SpO2 không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. Giá trị chỉ số SpO2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như:

- Người bệnh liên tục cử động.

- Người bệnh bị hạ thân nhiệt, có dấu hiệu huyết áp thấp.

- Đo ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp cũng khó đảm bảo chính xác.

- Bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm, sơn móng tay, dùng móng giả,… gây ảnh hưởng đến bộ phận cảm biến trong khe hẹp khiến cho việc đo khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả đo.

- Người có vấn đề về nồng độ hemoglobin trong máu.

- Các trường hợp dùng thuốc gây co thắt mạch máu.

2. Vai trò và ứng dụng của chỉ số SpO2

Ngoài hiểu rõ được giá trị chỉ số SpO2 của người bình thường, thì vai trò của chỉ số này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể như sau:

- Trong hồi sức cấp cứu: Khi theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hồi sức cấp cứu thì đây là chỉ số cơ bản đầu tiên. Thông qua kết quả chỉ số SpO2, các bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhất là những trường hợp phải thở máy hoặc thở oxy.

Chỉ số SpO2 có thể xác định chính xác nồng độ hemoglobin trong máu

- Phát hiện ngộ độc khí CO: Loại khí độc CO sẽ xuất hiện nhiều khi đốt than, làm giảm độ bão hòa của oxy trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Để xác định bệnh nhân có nhiễm khí độc CO hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đo chỉ số SpO2.

- Phát hiện giảm thông khí: Kết quả chỉ số SpO2 rất hữu ích trong việc đánh giá tình trạng thông khí khi người bệnh đang thở bình thường.

Nếu thấy người bệnh có biểu hiện giảm chỉ số SpO2 cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

- Theo dõi, điều trị các bệnh hô hấp: Với những bệnh nhân đang phải điều trị các bệnh về hô hấp, những bệnh nhân có chỉ số SpO2 thấp do thiếu oxy máu hoặc do làm việc trong môi trường bí khí, độc hại,… bệnh nhân sẽ được đo chỉ số SpO2 thường xuyên để theo dõi sức khỏe, để biết khi nào bệnh nhân cần thêm oxy và xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Phải nói rằng, chỉ số SpO2 lúc này rất quan trọng.

Một số triệu chứng có thể xảy ra khi chỉ số SpO2 giảm là thay đổi màu sắc da, ho, nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn, bệnh nhân khó thở, thở khò khè, ho, suy giảm trí nhớ. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện trên, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế xảy ra những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng.

Để tìm hiểu thêm chỉ số SpO2 của người bình thường và những vấn đề sức khỏe khác, bạn hãy gọi đến đường dây nóng 1900565656 để các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt? Cách để kiểm tra nồng độ oxy trong máu? Có rất nhiều những thắc mắc vấn đề về nồng độ oxy trong máu cũng như sức khỏe con người. Bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu thêm về chỉ số này giúp chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình tốt nhất.

Oxy trong máu là gì?

Quá trình hít thở chính là thao tác để dung nạp oxy đi vào trong phổi của chúng ta. Khi đó, tế bào hồng cầu sẽ tiếp nhận lượng oxy nhận được từ phổi và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, giúp lưu thông trong máu một cách tốt nhất. Dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ thể, oxy trong máu sẽ được lưu giữ cho tới khi có đủ lưu lượng để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Oxy trong máu góp phần cung cấp sự sống cho con người

Ngoài ra, oxy trong máu ở cấp độ tế bào còn có chức năng loại bỏ những tế bào bị hư mòn, giúp cung cấp thêm năng lượng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể con người. Oxy trong máu là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể, mang đến một sức khỏe bền dẻo cho con người.

Nồng độ oxy trong máu là bao nhiêu là tốt?

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu hay gọi tắt là chỉ số SpO2 là chỉ số hiển thị cho tỉ lệ Hemoglobin. Trong đó, tỉ lệ Hemoglobin trong máu sẽ liên kết với 4 phân tử oxy để tạo nên độ bão hòa oxy 100%. Đây là chỉ số được sử dụng để đo tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tỷ lệ hemoglobin trong máu.

“Phân tử Hemoglobin [Hb] hay còn gọi với tên Huyết sắc tố, là protein phức có chứa Fe++. Nó có chức năng đưa oxy từ phổi đến tổ chức và đưa CO2 từ tổ chức về phổi. Hemoglobin ở trong hồng cầu, chiếm 33% trọng lượng hồng cầu”. Phân tử [Hb] là đại phân tử gồm 4 dưới đơn vị. Mà mỗi dưới đơn vị lại có hai phần là Hem và Globin.

Nồng độ oxy trong máu là chỉ số oxy đang lưu thông trong máu

Nồng độ oxy trong máu [SpO2] cùng các nhân tố khác như mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở quyết định sự sống cho cơ thể con người. Chỉ số SpO2 bão hòa trong máu là thước đo hiển thị mức độ lá phổi tiếp nhận oxy các tế bào. Điều này cho thấy, chỉ số SpO2 rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.

Xem thêm: Cách đo nồng độ oxy trong máu chính xác nhất – Chuẩn chuyên gia y tế

Nồng độ oxy trong máu là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, các phân tử Hemoglobin khi đi qua phổi sẽ gắn kết với các phân tử oxy. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa oxy cao [nếu cơ thể con người được hít thở nơi khí oxy không bị loãng]. Cụ thể:

  • Chỉ số SpO2 trong máu ở mức an toàn là khi hòa tan khoảng 97% – 99%
  • Chỉ số SpO2 trong máu ở mức cần thở thêm oxy là trong khoảng 94% – 96%
  • Trẻ sơ sinh có chỉ số SpO2 trong máu > 94%. Nếu chỉ số SpO2 < 90% thì cần sự can thiệp y tế khẩn cấp.

Chỉ số nồng độ oxy trong máu tiêu chuẩn

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu cơ thể không nhận đủ lượng oxy trong máu sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của con người. Nếu nồng độ oxy trong máu thấp trong khoảng trong khoảng 90% – 95% là cơ thể bạn đang có dấu hiệu suy giảm oxy, cần thăm khám để kiểm tra nồng độ.

Khi lưu lượng oxy trong máu bị tụt xuống 60 mmHg là cho thấy cơ thể của bạn đang gặp nguy hiểm. Chú ý với những người bệnh có chỉ số SpO2 < 90% là có dấu hiệu suy hô hấp, cần có sự can thiệp và tư vấn của các bác sĩ nhanh chóng.

Nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc quá cao sẽ gây nguy hiểm cho con người

Với những chỉ số nêu trên, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được mức độ nguy hiểm khi nồng độ oxy trong máu quá thấp hoặc quá cao. Thiếu oxy trong máu gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về tâm lý sức khỏe và công việc trong cuộc sống.

Bạn cũng không nên quá chủ quan khi thấy nồng độ oxy trong máu vẫn ở mức trung bình. Vì chỉ cần bị chi phối bởi một nguyên nhân nào đó thì nồng độ oxy cũng nhanh chóng bị giảm xuống mức nguy hiểm.

Vậy nên, trong mọi hoàn cảnh bạn hãy là người chủ động tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu có dấu hiệu giảm chỉ số thì cần tìm ra phương pháp tốt nhất và nhanh chóng để kiểm tra và duy trì nồng độ oxy luôn ở mức an toàn.

Xem thêm: Nồng độ oxy trong máu thấp – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Phương pháp đo nồng độ oxy trong máu

Có nhiều phương pháp để đo chỉ số SpO2 như phương pháp dùng điện cực Oxy, phương pháp phép đo xung gián tiếp. Hoặc, bạn và người thân có thể tự thực hiện đo nồng độ oxy trong máu ngay tại nhà thông qua ứng dụng trên điện thoại hay sử dụng máy đo SpO2.

Nếu bạn dùng máy đo nồng độ oxy trong máu thì chỉ cần nhấn ngón trỏ/ngón giữa vào máy, khởi động và chờ hiển thị kết quả trả về. Máy đo nồng độ oxy trong máy là thiết bị được thiết kế gọn nhỏ và hình dáng giống cái kẹp ghim.

Sử dụng máy đo SpO2 là phương pháp kiểm tra nồng độ nhanh nhất

Thiết bị có màn hình hiển thị số đo và chỉ cần kẹp tay sau một vài phút là cho ngay kết quả chính xác. Máy cũng thông báo cho nhịp tim của bạn là bao nhiêu để bạn chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe.

Các phương pháp đo nồng độ oxy trong máu đều đảm bảo tính nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Tốt nhất, bạn có thể đầu tư máy đo chỉ số SpO2 để chủ động kiểm tra thường xuyên hay những tình huống khẩn cấp.

Đối với ứng dụng We Do Pulse trên điện thoại thông minh. Bạn hãy tải ứng dụng và đăng nhập thông tin và thực hiện theo hướng dẫn đo trên máy.

Xem thêm: Mẹo cách đo nồng độ oxy trong máu bằng điện thoại

Bài viết mà trang thongtinkythuat.com chia sẻ tới quý bạn đọc trên đây hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn và gia đình. Mong rằng, thông qua đó mỗi chúng ta sẽ cần thăm khám bệnh định kỳ để chú ý hơn tới vấn đề sức khỏe của cơ thể của mình.

Video liên quan

Chủ Đề