Doanh nghiệp được nợ bảo hiểm xã hội bao lâu

Người lao động có thể kiến nghị hành vi vi phạm của công ty với công đoàn hoặc cơ quan BHXH hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi

Phần bảo hiểm do nhân viên đóng bà Hương đã đóng đầy đủ từ tiền lương của mình, nhưng công ty không đóng cho cơ quan BHXH. Bà Hương đã đi làm ở công ty khác và tham gia BHXH đầy đủ. Bà Hương hỏi, bà phải làm thế nào để công ty cũ chốt sổ BHXH cho bà?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 17, Khoản 2  Điều 18; Khoản 2, Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014; Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH là vi phạm pháp luật; quyền của người lao động được cấp và quản lý sổ BHXH; người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định pháp luật để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Đối chiếu quy định nêu trên, hàng tháng công ty vẫn trích tiền lương phần thuộc trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc của người lao động, nhưng không đóng vào Quỹ BHXH và không trả sổ BHXH cho bà là vi phạm quy định của pháp luật về BHXH.

Đề nghị bà phản ánh, kiến nghị hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH của công ty với công đoàn công ty hoặc cơ quan BHXH hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lao động nơi công ty hoạt động để yêu cầu công ty khắc phục hậu quả [đóng đủ số tiền nợ, chậm đóng BHXH và nộp hồ sơ đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH] để bảo vệ quyền lợi về BHXH cho bà theo đúng quy định của pháp luật.

Chinhphu.vn


BHXH là chính sách an sinh xã hội cơ bản của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động trong thời giant ham gia và thực hiện hợp đồng lao động, mà một trong những công cụ pháp lý để thực hiện chính sách đó là Luật Bảo Hiểm Xã Hội. Song, do nhiều nguyên nhân, thực tiễn áp dụng Luật BHXH đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện.

1. Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ lao động người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp vẫn còn phổ biến.

Tình trạng nợ BHXH kéo dài của các doanh nghiệp không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà còn gây rất  nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động, kể cả gây bức xúc trong dư luận do chế tài xử lý nợ đọng BHXH còn hạn chế chưa giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nợ BHXH khiến người lao động khi chuyển nơi làm việc hoặc cần chốt lại thời gian để được hưởng chế độ chính sách gặp phải vô vàn khó khăn.

Vậy có giải pháp nào để giải quyết tình trạng nêu trên, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động hay không? Để được giải đáp cụ thể về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật bảo hiểm của chúng tôi tư vấn cụ thể về vấn đề này.

2. Giải pháp khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm

Câu hỏi: Thời gian đi làm và đóng BHXH: Tháng 10/2012 - 12/2012: Cty A tháng 4/2013 - 2/2014: Cty B, tháng 3/2014 - nay 7/2015: Cty C ko đóng BHXH Có 2 câu hỏi như sau: 1. Mình có rút được BHXH một lần hay ko? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? Khi rút xong thì BHXH của cty D [Cty mới] sẽ được tính lại từ đầu phải ko? 2. Mình kiện Cty C ra tòa vì ko đóng BHXH dc ko? Có cần chuẩn bị giấy tờ gì ko? Mong phản hồi từ luật sư. Cám ơn Luật sư!

Công ty nợ bảo hiểm xã hội thì người lao động phải làm thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay Công ty C nơi bạn làm việc đang nợ tiền BHXH, do đó việc chốt sổ BHXH sẽ rất khó khăn trong trường hợp này. Vì vậy, việc hưởng chế đọ BHXH 1 lần cũng rất khó khăn trong trường hợp này. Quy định về điều kiện hưởng chế độ BHXH 1 lần như sau:

Điều 55 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b] Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c] Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d] Ra nước ngoài để định cư.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. 

Hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm:

- Đơn xin hưởng chế độ BHXH 1 lần.

- Sổ BHXH đã chốt.

- Quyết định thôi việc tại công ty cũ hoặc bản sao hợp đồng lao động hết hạn.

Căn cứ vào các quy định trên, để rút được BHXH 1 lần bạn phải chốt được sổ BHXH. Khi rút BHXH 1 lần, nếu đi làm ở công ty mới thì thời gian đóng BHXH của bạn sẽ phải tính lại từ đầu.

Hiện nay, bạn cần làm đơn yêu cầu gửi lên ban giám đốc Công ty C yêu cầu họ làm công văn gửi BHXH cam kết đóng BHXH còn nợ và xin ưu tiên đóng bù phần BHXH còn thiếu cho bạn trước theo quy định tại Công văn 2266/BHXH-BT:

2. Việc thu và ghi, xác nhận sổ BHXH của người lao động trong doanh nghiệp nợ tiền BHXH theo quy định tại Tiết đ, Khoản 1, Điều 62 Quy định kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH trong một số trường hợp:

b] Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.

Nếu như trong trường hợp công ty không làm công văn và kiên quyết không đóng thì bạn yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không đóng BHXH đồng thời làm đơn gửi phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu họ giải quyết tranh chấp này.

Nhờ luật sư tư vấn giúp. Tháng 8/2011 em tham gia BHXH tại công ty X tại quận Y. Nhưng công ty bắt đầu nợ BHXH quận từ tháng 5/2011. Qua tháng 6/2012 em chuyển qua công ty B tại quận 1 và tiếp tục đóng BHXH theo số cũ [ mặc dù công ty X chưa chốt sổ được].

Qua tháng 9/2012 em chuyển qua công ty C và vẫn đóng BHXH theo số cũ. Đến nay 3 năm hơn em vẫn chưa chốt sổ được công ty ban đầu là X. Em liên hệ BHXH quận, họ bảo công ty X đang bị khơit kiện nên hiện tại không chốt sổ hay giải quyết gì được cho em. 1] Em muốn hỏi thời gian khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH là bao lâu? 2] Nếu thời gian sắp tới em nghỉ việc tại C [công ty hiện tại] mà vẫn chưa chốt sổ được thì em mất quyền hưởng Bảo Hiểm thất nghiệp đúng không? Và hưởng chế độ của BHXH nữa? 3] Nếu không chốt được sổ BHXH thì em vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường đúng không?4] Có cách nào để em chốt được sổ nhanh chóng không Luật sư do kéo dài quá lâu rồi 3 năm? Xin chân thành cám ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

1.Thời gian khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH


 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc người sử dụng lao động không đóng, chấm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính như sau:  "Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a] Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;


b] Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c] Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;


b] Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”   Như vậy, bạn có thể gửi đơn đến phòng lao động thương binh và xã hội để thanh tra lao động xem xét sai phạm của doanh nghiệp có thể xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời truy thu số tiền BHXH  mà người sử dụng lao động chậm đóng.

2] Nếu thời gian sắp tới em nghỉ việc tại C [ công ty hiện tại] mà vẫn chưa chốt sổ được thì em mất quyền hưởng Bảo Hiểm thất nghiệp đúng không? Và hưởng chế độ của BHXH nữa?

Căn cứ quy định của Luật việc làm 2013 quy định điều kiên hưởng trợ cấp thất  nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 49 như sau:

"Điều 49. Điều kiện hưởng 

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a] Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;


b] Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a] Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;


b] Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c] Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d] Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ] Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e] Chết." Nếu có đủ các căn cứ nêu trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp


....
1.     Sổ bảo hiểm xã hội.
... » Như vậy, căn cứ quy định trên, trong hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần phải có sổ bảo hiểm xã hội. Để có được sổ bảo hiểm thì doanh nghiệp cần chốt sổ bảo hiểm và tiến hành trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động  theo quy định tại khoản 3 Điều 47  luật lao động 2012 quy định đối với trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“3.Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Nếu như doanh nghiệp không hoàn thành các nghĩa vụ này thì bạn sẽ không thể làm hồ sơ để hưởng BH thất nghiệp. Trong thời gian bạn chưa được chốt sổ bảo hiểm, nếu bạn nghỉ việc bạn vẫn có thể được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khác nếu như đáp ứng đủ điều kiện và trình tự thủ tục hưởng các chế độ đó theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.

3] Nếu không chốt được sổ BHXH thì em vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường đúng không?  

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a] Lao động nữ mang thai; b] Lao động nữ sinh con; c] Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d] Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e] Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

Như vậy, căn cứ khoản 4 nêu trên, nếu bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động thề để được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39, thì bạn cần có một trong hai các điều kiện sau: - Phải đóng bảo hiểm 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con nếu bạn là lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai và người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc  bạn  là người lao động nuôi con dưới 6 tuổi Hoặc : - Bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con  nếu bạn là lao động nữ sinh con. Nếu bạn đáp ứng đủ một trong hai điều kiện trên, bạn có thể được hưởng chế độ thai sản như bình thường mà không phụ thuộc vào việc đã chốt sổ hay chưa. Tuy nhiên, sổ bảo hiểm là một căn cứ để được hưởng bảo hiểm xã hội, do bạn đã nghỉ việc nên khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cần xuất trình các giấy tờ liên quan, trong đó có sổ bảo hiểm. Để tránh việc cơ quan bảo hiểm có thể sẽ gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục cũng như thực hiện quyền, lợi ích của mình, bạn có thể trình bày với cơ quan bảo hiểm về việc bạn chưa được thực hiện chốt và trả lại sổ bảo hiểm để cơ quan bảo hiểm có thể tạo điều kiện cho bạn được hưởng chế độ thai sản. - Hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. đối với lao động nữ sinh con bao gồm:  a] Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b] Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c] Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d] Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ] Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

4] Có cách nào để em chốt được sổ nhanh chóng không Luật sư do kéo dài quá lâu rồi 3 năm?

 Căn cứ quy định tại Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động Bộ luật lao động 2012 quy định:

 

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

 

2.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3.Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 

4.Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

   Như vậy,  Để chốt sổ và lấy lại sổ bảo hiểm xã hội, bạn cần thực hiện tuần tự các bước sau: Thứ nhất, bạn có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp tới ban giám đốc của công ty. Trong đơn, cần yêu cầu phía công ty thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định tại điều 47 Bộ luật lao động năm 2012. Thứ hai, nếu công ty không trả sổ sau khi đã gửi đơn khiếu nại, bạn có quyền gửi đơn tới Phòng lao động – thương binh & xã hội thuộc UBND huyện yêu cầu giải quyết. Phía UBND sẽ có trách nhiệm cử người điều tra, xác minh nhằm hòa giải, yêu cầu công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội. Thứ ba, bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở. Tuy nhiên, phương án giải quyết trên chỉ là phương án giải quyết cuối cùng, vì thời gian giải quyết có thể sẽ không nhanh chóng gây ảnh hưởng tới việc nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng! CV Nông Lan –Công ty Luật Minh Gia.

Video liên quan

Chủ Đề