Đổi giấy phép lái xe ở đâu

Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo hướng dẫn người dân về việc cấp đổi bằng lái xe - Ảnh: CHẾ THÂN

Cụ thể, người dân đến làm thủ tục trực tiếp phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19. Trường hợp chưa tiêm đủ 2 mũi thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày, hoặc đã tiêm ít nhất 1 mũi đủ 14 ngày và phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 [có thể là test nhanh]. Đồng thời, người dân cần nghiêm túc thực hiện biện pháp 5K. 

Việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại bằng lái xe theo hai giai đoạn từ 4-10 đến 30-10 và từ tháng 11 trở đi.

Giai đoạn từ ngày 4 đến 30-10 

Đối với bằng lái xe ôtô các hạng do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ đăng ký hồ sơ trực tuyến tại website //gplx-dichvucong.hochiminhcity.gov.vn và //dichvucong.gov.vn và đăng ký trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.

Sau khi được email xác nhận, người dân đến Phòng quản lý sát hạch và cấp GPLX [tại địa chỉ số 252 đường Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM] để chụp ảnh, nộp lệ phí.

Người dân cũng có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ sau: Bưu cục số 3 đường Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM và bưu cục số 1441 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. 

Đối với các thủ tục cấp đổi bằng lái xe môtô [A1, A2, A3] do ngành giao thông vận tải cấp, cấp lại bằng lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn hạn sử dụng, cấp lại giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng [phải sát hạch lại] sẽ đăng ký qua tổng đài [028] 1081. 

Thủ tục cấp đổi bằng lái xe do ngành công an cấp, bằng lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp, đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp, bằng lái xe quốc tế cũng thực hiện tương tự. 

Sau đó, người dân nộp hồ sơ tại Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe để chụp ảnh và nộp lệ phí. Các thủ tục này bắt buộc đăng ký trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích. Thời gian thực hiện kể từ ngày 11-10 trở đi.

Giai đoạn từ ngày 1-11 trở đi 

Ngoài các hình thức tiếp nhận hồ sơ nêu trên, Sở Giao thông vận tải TP có nhận hồ sơ trực tiếp tại các địa chỉ sau: 

Điểm tiếp nhận hồ sơ số 51/2 đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP.HCM.

Điểm tiếp nhận hồ sơ số 8 đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM.

Điểm tiếp nhận hồ sơ số 111 đường Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM.

Trả kết quả hồ sơ: khuyến khích trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.

Trong giai đoạn này, hồ sơ đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp và thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế sẽ nhận tại Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe, đồng thời khuyến khích trả hồ sơ tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.

Đối với các hồ sơ đã thực hiện trước khi ngưng thực hiện thủ tục hành chính do giãn cách xã hội, Sở Giao thông vận tải TP tiếp tục tạm ngừng trả kết quả trực tiếp cho đến khi có chỉ đạo mới về phòng, chống dịch COVID-19 của trung ương và TP.

Nếu người dân có nhu cầu trả GPLX tận nhà, vui lòng liên hệ số hotline của bưu điện [0919.299.144] để đăng ký. 

Ông Ngô Đình Quang - trưởng Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải TP - cho biết trong thời gian giãn cách, có rất nhiều trường hợp giấy phép lái xe đã quá hạn cần cấp đổi. Do đó, người dân cần lưu ý nộp hồ sơ đầy đủ, tuân thủ đúng quy định Nhà nước để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đổi bằng lái xe quá hạn 3 tháng do giãn cách không phải thi lại lý thuyết

THU DUNG

Hiện nay, sở giao thông vận tải các tỉnh TP đang thực hiện chính sách đơn giản hóa thủ tục đổi và cấp mới bằng lái xe máy A1 từ thẻ giấy sang thẻ nhựa. Do đó, việc đổi bằng lái xe thẻ nhựa rất dễ dàng và không tốn nhiều thời gian.

Có thể bạn quan tâm: Đổi bằng lái xe máy ở đâu - Cách tra cứu giấy phép lái xe - Biển số xe các tỉnh thành - Đổi bằng lái xe máy cần những giấy tờ gì

Thủ tục giấy tờ xin đổi bằng lái xe máy A1 sang thẻ nhựa

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị cấp đổi GPLX [không cần chuẩn bị, đến nơi làm thủ tục sẽ cấp miễn phí hoặc bán với giá 500 đồng/tờ].

+ 01 bản photo CMND hoặc hộ chiếu [không cần công chứng]

+ 01 bản photo GPLX cần đổi

+ 01 hình 3x4 phông nền xanh.

+ Lưu ý: bằng lái A1, A2, A3 thì KHÔNG CẦN GIẤY KHÁM SỨC KHỎE. Hiện nay có một số trang mạng ghi các yêu cầu khám sức khỏe là không đúng và gây tốn kém thời gian cũng như tiền bạc cho người dân.

+ Mang theo bằng lái và chứng minh gốc để xác minh.

==>Trường hợp mất bằng lái lần 1 thì thủ tục cũng tương tự. Tuy nhiên thay vì viết đơn  đề nghị cấp đổi GPLX thì bạn viết đơn đề nghị cấp lại GPLX.

Bước tiếp theo là bạn mang những giấy tờ này đến các địa điểm tiếp nhận hồ sơ của tỉnh thành phố. Tại các tỉnh thành khác thì điểm tiếp nhận là sở giao thông vận tải. Riêng Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội do số lượng quá đông nên địa điểm tiếp nhận được mở rộng. Cụ thể:

Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại TPHCM gồm có:

+ Cơ sở 1 : 51/2 Thành Thái, Phường 14, Quận 10

+Cơ sở 2 : 08 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12

+Cơ sở 3 : 256 Dương Đình Hội, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9

+Cơ sở 4 : 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

Các địa điểm cấp đổi bằng lái xe tại Hà Nội

+ Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy

+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông

+ Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình

+ Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên [trong Khu đô thị mới Việt Hưng].

Sau khi đến đúng địa điểm tiếp nhận hồ sơ thì bạn làm theo quy trình hướng dẫn của nhân viên tại đây.

+ Bước 1: Lấy số thứ tự và chuẩn bị sẵn 1 CMND photo, 2 ảnh 3×4, 1 bản photo bằng lái cũ vật liệu giấy.

+ Bước 2: Quay về bàn chờ ngồi đợi nhân viên gọi số thứ tự.

+ Bước 3: Khi đến số thứ tự của bạn, bạn đến phòng xử lý hồ sơ, nộp toàn bộ hồ sơ và đóng phí cấp lại là 135 ngàn tại đó. Sau đó bạn được hướng dẫn để chụp hình làm bằng lái.

+ Sau khi chụp hình xong, bạn nhận lại giấy hẹn ngày trả bằng. Thời gian cấp lại bằng lái tương đối dài. Mất khoảng 3 tháng.

+ Đến ngày hẹn, bạn nộp giấy hẹn vào phòng trả kết quả, mang theo bằng lái cũ để cắt gốc và nhận lại bằng lái mới vật liệu PET.


Xem thêm

Giấy phép lái xe ô tô hết hạn có thể gây trở ngại lớn cho việc tham gia giao thông hằng ngày của bạn do đó việc đổi giấy phép lái xe hết hạn là một việc vô cùng quan trọng. Hiện nay các bạn có thể đổi giấy phép lái xe  ô tô hết hạn tại Sở Giao thông vận tải hoặc sử dụng dịch vụ đổi bằng lái xe của các trung tâm đào tạo giấy phép lái xe chuyên nghiệp. Để quá trình đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn được dễ dàng và nhanh chóng thì tốt nhất bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây.

Xem thêm:

  • Thủ Tục Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Hết Hạn
  • Thi Bằng Lái Xe B2

1. Điều kiện đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn

  • Giấy phép lái xe [GPLX] hết hạn sử dụng chưa quá một tháng:
  • Còn đủ hồ sơ lái xe sẽ được xét đổi giay phep lai xe oto
  • Nếu hồ sơ lái xe không còn đủ bộ hoặc mất, phải dự sát hạch cả phần lý thuyết và thực hành.

Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng trên một tháng nhưng chưa quá sáu tháng: Người có GPLX còn đủ bộ hồ sơ lái xe phải sát hạch lại lý thuyết. 3- GPLX hết hạn sử dụng đã quá sáu tháng: Phải dự sát hạch lại cả phần lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp GPLX, không phải dự học theo chương trình đào tạo

2. Thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn

Người có Giấy phép lái xe trong thời hạn 3 tháng trước khi hết hạn được làm thủ tục đề nghị cấp lại GPLX.

  • Đơn đề nghị đổi GPLX [Theo mẫu quy định];
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định [mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế];
  • Bản sao chụp GPLX, Bản sao chụp Chứng minh thư [hoặc Hộ chiếu] còn hạn sử dụng.
  • 02 ảnh màu cỡ 3×4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
  • Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.

Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.

3. Lịch tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn tại Sở Giao thông

– Thứ 2 đến thứ 6 :
* Sáng: Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 8h00 đến 11h30
* Chiều:
+ Nhận hồ sơ đổi GPLX : Từ 13h30 đến 16h30
+ Trả hồ sơ đổi GPLX : Ttừ 15h00 đến 17h00’
– Thứ 7 :
+ Nhận hồ sơ đổi GPLX : từ 8h00’ đến 11h00’

+ Trả hồ sơ đổi GPLX : từ 11h00 đến 12h00’

* Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe : 135.000đ

4. Quy trình đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn theo từng trường hợp cụ thể

1. Người có GPLX có thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, được lập lại hồ sơ lái xe. Hồ sơ lái xe lập lại gồm: đơn đề nghị lập lại hồ sơ gốc [theo mẫu quy định]; bản sao chụp GPLX, giấy chứng minh nhân dân. Cơ quan quản lý cấp, đổi GPLX xác nhận và đóng dấu.

2. Người có giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn sử dụng:

  • Quá từ 3 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn, được dự sát hạch lý thuyết để cấp lại GPLX;
  • Quá từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để cấp lại GPLX.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất

  • a] Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời gian sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe; 
  • b] Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thư giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  • c] Người có giấy phép lái xe ô tô bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • d] Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
  • e] Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
  • g] Người lái xe bị mất lần thứ hai, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • h] Người lái xe bị mất lần thứ ba trở lên, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý sau 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định phải dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

4] Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn , nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ hồ sơ theo quy định thị được dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

5] Hồ sơ đối với người dự sát hạch lại Lý thuyết và thực hành lái xe bao gồm:

  • a] Đơn đề nghị, cấp lại GPLX [theo mẫu qui định]
  • b] Bản sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • c] Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • d] Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị mất [ đối với trường hợp mất GPLX và còn hồ sơ gốc].
  • e] Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị tước quyền sử dụng [đối với trường hợp bị tước GPLX và có hồ sơ gốc].
  • g] Quyết định tước quyền sử dụng GPLX [ đối với trường hợp bị tước GPLX ].
  • h] Giấy chứng nhận hoàn thành môn học Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe của cơ sở đào tạo lái xe ô tô tại Tp.HCM có đủ điền kiện[đối với trường hợp bị tước GPLX ].

Tóm lại để đổi giấy phép lái xe ô tô hết hạn bạn có thể đến trực tiếp tại Sở GTVT, tuy nhiên để quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ tất cả những hồ sơ đổi giấy phép lái xe theo như quy đinh. Như vậy sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cũng như chi phí đi lại để đổi giấy phép lái xe. Chúc các bạn nhanh chóng được cấp lại giấy phép lái xe để có thể an tâm tham gia giao thông!!!

Bằng Lái Xe Ô Tô Hết Hạn Đổi Ở Đâu

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề