Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì

Trân trọng mời bạn đọc đón xem chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 31-12-2021 được thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang MediaBáo Quân đội nhân dân Điện tử.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 31-12

Sự kiện trong nước

Ngày26-10-1961,Ngân hàng Quốc gia Việt Namđượcđổitên thànhNgân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn

- Ngày 31-12-1954, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là ngân hàng Trung ương của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 6-5-1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 31-12-1965, Bệnh viện Quân y 84 nay là Bệnh viện Quân y 211 được thành lập tại Hà Nội và nhanh chóng hành quân vào chiến trường Tây Nguyên phục vụ cho chiến trường miền Nam mà trực tiếp là phục vụ cho Mặt trận Tây Nguyên [B3].

-Ngày 31-12-1972, tại Mật khu Ba Thu, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An [nay là xã Mỹ Quý Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An], Trung đoàn Đặc công 117 được thành lập và nằm trong đội hình chiến đấu của Đoàn 27 Đặc công Miền [phiên hiệu F2 Đặc công] thuộc Bộ tư lệnh Miền [B2] trực tiếp chỉ huy. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trung đoàn Đặc công 117 là một trong những đơn vị tiên phong tham chiến trên chiến trường biên giới Tây Nam Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, để lại tình cảm sâu nặng, nghĩa tình trong lòng nhân dân.

Đoàn tàu trên tuyến Bắc-Nam. Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

- Ngày 31-12-1976, tại thủ đô Hà Nộivà Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ thông xe đường sắt Thống Nhất dài 1.730km. Trong thời gian khôi phục đường sắt Thống Nhất, công nhân, bộ đội và nhân dân ta đã làm mới 626km đường, trong đó gồm 475 cầu, 520 cống, 150 nhà ga.

- Ngày 31-12-1977, Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết thành lập Trung đoàn 86 [nay là Lữ đoàn] trực thuộc Bộ tư lệnh Hóa họctrên cơ sở 3 tiểu đoàn 901, 902, 903. Đây là Trung đoàn phòng hóa đầu tiên của Binh chủng Hóa học và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sự kiện quốc tế

-Ngày 31-12-1879, Thomas Edison lần đầu tiên trình diễn bóng đèn sợi đốt tại Edison, New Jersey, Hoa Kỳ.

- Ngày 31-12-2004, tòa nhà Đài Bắc 101 hay Taipei 101, từng được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc là một tòa nhà cao tầng có tính dấu mốc tại quận Tín Nghĩa, Đài Bắc, Đài Loan [Trung Quốc]. Tòa nhà được chính thức xác định là cao nhất thế giới trong năm 2004, và duy trì vị thế này cho đến khi tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai khánh thành vào năm 2010. Năm 2011, tòa nhà được trao tặng giấy chứng nhận bạch kim LEED, giải thưởng cao nhất theo hệ thống xếp hạng LEED, và trở thành tòa nhà xanh cao nhất và lớn nhất trên thế giới.

Theo dấu chân Người

- Ngày 31-12-1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản thông báo một số động thái của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam và báo tin đã viết nhiều bài báo nhưng chưa thấy được đăng trên cơ quan lý luận của Quốc tế Cộng sản.

Nhân dân Thủ đô Hà Nội đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6-1-1946. Ảnh: dangcongsan.vn

- Ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Ý nghĩa Tổng tuyển cử đăng trên báo Cứu Quốc nêu rõ: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết Tôi mong rằng, toàn thể quốc dân sẽ hăng hái tham gia cuộc Tổng tuyển cử này.

Cùng ngày, Bác viết bài Thế giới với Việt Nam điểm lại quan điểm của các nước lớn đối với cuộc vận động cách mạng của Việt Nam như Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nga Xô viết, Anh, với các nước nhỏ yếu và Hội nghị Tam cường [Liên Xô, Mỹ, Anh] về vấn đề Viễn Đông để đi đến kết luận: Chúng ta cứ bền gan, vững chí xây đắp thực lực để kiên quyết chiến đấu, sức chiến đấu ấy sẽ làm cho toàn cầu thừa nhận nền độc lập hoàn toàn của chúng ta.

Cũng trong ngày này, Bác ký nhiều sắc lệnh quan trọng trong đó có việc thành lập Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết và sắc lệnh cử hai ông Bùi Bằng Đoàn nguyên Chánh nhất Toà Thượng thẩm Hà Nội và Bộ trưởng Canh nông Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra đặc biệt có trách nhiệm chuyên xử lý các quan chức làm sai pháp luật.

- Ngày 31-12-1954, nhân ngày cuối năm của năm đầu Thủ đô Giải phóng, Bác đến đặt hoa tại Đài liệt sĩ, trong diễn từ do Bác viết có đoạn: Hỡi các liệt sĩ, Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì Dân tộc... Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh.

Bác Hồ đến thăm một lớp học của Trường Chu Văn An sau ngày giải phóng Thủ đô. Ảnh tư liệu của nhà trường.

- Ngày 31-12-1958, nói chuyện với thầy và trò Trường Chu Văn An, Hà Nội, Bác dạy: Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm. Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa. Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trái hẳn với cá nhân chủ nghĩa. Cái gì không phải xã hội chủ nghĩa là cá nhân chủ nghĩa.

- Ngày 31-12-1959, kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá I thông qua Bản Hiến pháp sửa đổi. Phát biểu về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minhthay mặt Ban sửa đổi Hiến pháp kết luận: Ngày mai là năm mới, nhân dân ta có bản Hiến pháp mới, đó là một kỷ nguyên mới, đẩy mạnh tiến bộ mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.... Tiếp đó, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng phát biểu: Ngày mai đây, ngày mở đầu năm 1960 là năm Hồ Chủ tịch sẽ công bố Hiến pháp mới. Năm 1960 là năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 15 tuổi. Năm 1960 lại là năm kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng và năm mà vị lãnh tụ yêu mến của chúng ta là Hồ Chủ tịch lên 70 tuổi. Lịch sử Đảng và lịch sử Hồ Chủ tịch không thể tách rời nhau.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Chiều 31-12-1954, trước thềm năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Tại buổi lễ trang trọng này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác đọc diễn từ: "Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh. Một nén hương thành. Vài lời an ủi. Anh linh các liệt sĩ bất diệt! Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm!". [Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 7, tr.427]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, ngày 31-12-1954. Ảnh: tuyengiao.bacgiang.gov.vn

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, đúc kết truyền thống tốt đẹp Uống nước nhớ nguồn từ ngàn đời của dân tộc thành một trong những nội dung tư tưởng của Người. Đồng thời, Người là tấm gương sáng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thương binh, liệt sĩ.

Trong Bản Di chúc để lại Bác vẫn nhắc nhở trong ngày vui toàn thắng của dân tộc không được quên sự hy sinh của các liệt sĩ và thương binh. Người viết: Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương [thành phố, làng xã] cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con [của thương binh và liệt sĩ] mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương [nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp] phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

[Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 2, tr.503]

Thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác Đền ơn đáp nghĩa trong Quân đội đã trở thành hoạt động thường xuyên, trách nhiệm chính trị của các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sĩ, được thực hiện với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc như: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; hỗ trợ xây dựng Nhà Tình nghĩa; thăm, tặng quà đối tượng chính sách và Người có công với cách mạng nhân dịp lễ, Tết; thăm viếng, tu sửa, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí; tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ tích cực đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ Quốc phòng, v.v.

Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa cùng lãnh đạo địa phương và Quân khu 2, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ.

Thực hiện công tác Đền ơn đáp nghĩa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm chính trị của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và trách nhiệm chính trị cao của cấp ủy, chỉ huy các cấp, cán bộ, chiến sĩ toàn quân, công tác Đền ơn đáp nghĩa trong Quân đội sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả thiết thực, qua đó, làm sâu sắc thêm truyền thống, đạo lý nhân nghĩa Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc Việt Nam và truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất báo Quân đội nhân dân ngày 31-12-1981 đăng bài viết đưa tin nhà xuất bản Cuộc sống mới Béc-lin của Cộng hòa dân chủ Đức vừa xuất bản cuốn Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà báo Cộng hòa dân chủ Đức H. Sê-pô-ních.

Trang nhất báo Quân đội nhân dân ngày 31-12-1981

THÙY ANH [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề