Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học

CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT Ở MÔN NGỮ VĂN 9.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Thực ra điều này chúng ta đã làm bao năm nay từ khi chúng ta đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng nhìn lại đâu đó chúng ta vẫn còn quá chú trọng nội dung bài học mà chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.

  1. PHẦN NỘI DUNG:
  2. Năng lực và các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn.
  3. Năng lực:
    Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ,tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…nhắm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.

Nói một cách dễ hiểu năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức,kinh nghiệm, thái độ một cách có hứng thú để hành động một cách có hiệu quả trong  các tình huống đa dạng của cuộc sống.

       Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn,học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt  kiến thức, kỹ năng với thái độ,tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợpcủa hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định.

  1. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn:

Trong định hướng phát triển CT GDPT sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học cảm thụ thẩm mỹ là năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra năng lực tư duy sang tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân cũng đóngvai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học.

 

Năng lực

Đặc điểm Thể hiện trong môn Ngữ văn
1. Giải quyết vấn đề – Phát hiện vấn đề, đề xuất giải   pháp. – Thực hiện.

– Đánh giá.

– Phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung và nghệ thuật. – Phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm.

– Phát hiện và đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết.

2. Năng lực sáng tạo – Phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống. – Đề xuất các giải pháp một cách thiết thực.

– Áp dụng vào tình huống mới.

– Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm. – Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới của văn bản.

– Có cách nói và cách viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả.

3. Hợp tác -Phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung (thảo luận nhóm )
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người.
– Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân.
– Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử.
4.Tự quản bản thân (Thực chất là KNS) – Làm chủ cảm xúc. – Suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh.

– Tự đánh giá, điều chỉnh hành động phù hợp với những tình huống mới.

HS cần biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
5. Năng lực giao tiếp Tiếng Việt – Sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả trong tình huống giao tiếp Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
6. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ Biết nhận diện, thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện – cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết rung cảm, hướng thiện.
  1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực trong môn học Ngữ văn qua một tiết học cụ thể:

Tiết 18.           XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:Giúp HS:

– Hiểu được sự phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

– Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

– Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

2.Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

3.Thái độ:Hs có ý thức vậ dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.

– Năng lực chung

+ Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

+ Năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.

+ Năng lực trình bày suy  nghĩ, cảm nhận  của cá nhân về từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt.

+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ

+ Năng lực viết sáng tạo

5 GDKN SỐNG:

– Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại , căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

– Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ xưng hô  hiệu quả trong giao tiếp của cá nhân.

  1. CHUẨN BỊ:
  2. GV: SGK, SGV, HDTH chuẩn KT, KN, Bảng phụ và các đoạn hội thoại.
  3. HS: SGK, vở ghi chép, giấy trong, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Hoạt động khởi động (3 phút)

             Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS

             Năng lực: Năng lực tiếp nhận, hợp táC        

Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
*GV giao nhiệm vụ:

Nhắc lại 5 PCHT đã học?

– GV: Theo dõi, hỗ trợ.

– GV nhận xét và dẫn vào bài mới

Trong các giờ trước, các em đã được tìm

hiểu 5 phương châm hội thoại . Để đạt

được mục  đích trong giao tiếp thì người

nói cần phải chú ý tới việc vận dụng các

phương châm hội thoại phù hợp với đặc

điểm của tình huống giao tiếp. Vì vậy,

có những trường hợp không tuân thủ

phương châm hội thoại. Ngoài những vấn

đề này, trong giao tiếp sự phong phú, tinh

tế, giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống

các phương tiện xưng hô là đặc điểm nổi

bật của Tiếng Việt. Khi sử dụng nó bao

giờ cũng được xét trong mối quan hệ với

tình huống giao tiếp. Mời các em vào tìm

hiểu giờ học hôm nay

– GV ghi tên bài học.

– HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS báo cáo kết quả

– HS lắng nghe và ghi tên bài học.

Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.

– Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút)

Mục tiêu: Nắm được hệ thống từ ngữ x­ưng hô trong Tiếng Việt và cách sử dụng từ  ngữ xưng hô.

Năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ , hợp tác, năng lực tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
 

Nội dung 1: Từ ngữ x­ưng hô trong Tiếng Việt

– Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Treo bảng phụ, HS quan sát và trả lời câu hỏi :

Các từ ngữ xưng hô : Ông , bà , cha, mẹ , chú, bác, cô dì, dượng, cậu , mợ…chỉ mối quan hệ gì ?

Các từ ngữ xưng hô : Cô giáo, thầy giáo, bác sĩ, hiệu trưởng, nhân viên, ca sĩ …chỉ mối quan hệ gì ?

GV nhận xét và chốt ý

GV lấy VD: Bố vợ tương lai mời con rể (khách) dùng nước.Khách đáp lại:

“Cám ơn! Tôi/mình vừa uống nước xong”.

“Cám ơn! Bản thân vừa uống nước xong”.

“Bản thân” không thuộc vào hệ thống từ xưng hô. Để tự chỉ mình trong lúc lúng túng, ông khách đã dùng từ này để xưng hô (Tình huống giao tiếp).

 Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ?

 Nhận xét về số lượng từ ngữ dùng để xưng hô?

GV nhận xét và chốt ý

Nội dung 2: Cách sử dụng từ ngữ x­ưng hô

– Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Thảo luận :Xác định các từ ngữ xư­ng hô trong hai đoạn trích trên ?

GV:  Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Mèn và Choắt trong hai đoạn trích ? Giải thích sự thay đổi đó ?( Có sự thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi)

Từ tình huống giao tiếp trên người nói cần căn cứ vào đâu để sử dụng từ ngữ xư­ng hô ?

GV chốt vấn đề

 

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS báo cáo kết quả

HS lắng nghe

HS trả lời

HS lắng nghe

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

( KNS) HS phân tích tình huống giao tiếp trong bài để thấy tác dụng và hiệu quả của cách xưng hô. Lớp bổ sung.

HS lắng nghe

 

I.Từ ngữ x­ưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt

1. Từ ngữ xưng hô trong TV

– Từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ gia đình:

Ông , bà , cha, mẹ , chú, bác, cô dì, dượng, cậu , mợ…

– Từ ngữ xưng hô chỉ nghề nghiệp:

Cô giáo, thầy giáo, bác sĩ, hiệu trưởng, nhân viên, ca sĩ …

– Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và giàu sắc thái biểu cảm

– Ngôi 1: tôi, tao, chúng tôi, chúng ta

– Ngôi 2: mày, mi, chúng mày

– Ngôi 3: nó, hắn, chúng nó, họ

à Từ ngữ xưng hô rất phong phú

– Suồng sã: mày, tao

– Thân mật : anh –em-chị

– Trang trọng : quí ông, quí đại biểu…

à Giàu sắc thái biểu cảm

2. Cách sử dụng từ ngữ x­ưng hô:

VD1 : Đoạn a):

– Anh – em     (Dế Choắt).

– Ta – Chú mày (Dế Mèn).

àCách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ ở vị thế yếu – thấp hèn cần nhờ vả người khác với một kẻ ở vị thế mạnh, kêu căng và hách dịch.

Đoạn b)

– Tôi – Anh (Dế Mèn).

– Tôi – Anh       (Dế Choắt).

Sự xưng hô khác hẳn (bình đẳng – ngang hàng

àThay đổi trên do tình huống giao tiếp: Dế choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà nói những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

ð Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xư­ng hô cho thích hợp.

 3.Hoạt động luyện tập, vận dụng ( 20 phút)

Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức trong bài học để làm bài tập

Năng lực: Năng lực tiếp nhận, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, hợp tác

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Lời mời trên có sự nhầm lẫn nh­ư thế nào ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

 Hướng dẫn HS thảo luận -> trả lời.

GV nhận xét, chốt

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện ?

 Gọi 1 HS lên bảng viết, còn lại làm vào vở

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

(KNS) HS thực hành có sự HD  về cách xưng hô trong một số tình huống giao tiếp cụ thể.

HS đọc yêu cầu bài tập 1

HS Thảo luận nhóm 4 phút-> HS báo cáo kết quả.

Chúng ta: gồm người nói + nghe

        Chúng tôi : chỉ người nói

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS Đọc yêu cầu bài tập 4.

HS Đọc yêu cầu bài tập 6

Thảo luận -> trả lời.

 

Bài1: Cách x­ưng hô “chúng ta” (ngôi gộp)

-> gây sự hiểu lầm -> Do ảnh hưởng thói quen dùng tiếng mẹ đẻ không phân biệt “ngôi gộp” “ngôi trừ”.

Bài 4 : Vị t­ướng có quyền cao chức trọng vẫn gọi thầy – xưng con -> thể hiện lòng biết ơn.

Bài 6: Từ ngữ xưng hô :

– Từ ngữ xưng hô của Cai lệ : Thằng kia, ông – mày, mày – mày,  ông – mày

-> Kẻ có quyền thế nên hống hách, trịch thượng

– Từ ngữ xưng hô của chị Dậu : nhà cháu, nhà cháu – ông-> Xưng hô khiêm nhường của người thấp cổ bé  họn

– Xưng hô có sự thay đổi: tôi-  ông, mày – bà, bà – mày->tình huống giao tiếp thay đổi ( sự thay đổi về tâm lí và hành vi ứng xử trong hoàn cảnh đang bị dồn ép đến mức đường cùng)

  1. Hoạt động tìm tòi mở rộng (2 phút)

Năng lực sáng tạo

Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV giao nhiệm vụ:

– Viết đoạn hội thoại khoảng 50 chữ sử dụng đúng từ ngữ xưng hô.

– Chuẩn bị bài: “Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp”

– HS Thực hiện nhiệm vụ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thực tế cho thấy, qua thực hiện nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, ở cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực cho HS đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Thông qua tiết học tôi thấy HS hai lớp 9/1, 9/2 rất hứng thú chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Qua bài kiểm tra nhận thức, các em đạt kết quả khá cao: 100% học sinh đạt từ trung bình trở lên.

Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, để đạt hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo năng lực người học người thầy cần tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh, thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học để lôi cuốn học sinh học tập, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học; sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

Giáo viên thực hiện:

Trần Thị Gái