Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào?

Khi tham dự buổi đấu thầu, nhà thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu để bảo đảm hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Khoản tiền này được áp dụng trong trường hợp nào? Giá trị bảo đảm dự thầu là bao nhiêu? Và có được hoàn trả lại khoản tiền này hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 định nghĩa bảo đảm đấu thầu như sau:

“1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”

Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu sẽ do bên mời thầu quy định. Trong đó, đặt cọc là việc một bên [sau đây gọi là bên đặt cọc] giao cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận đặt cọc] một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác [sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc] trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng [theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015].

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ [theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự 2015].

Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ [theo Khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự 2015].

Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp:

+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

+ Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai [theo Khoản 2 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013].

Tại Khoản 2 Điều 22 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

“2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.”

Tại Khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 cũng quy định về giá trị bảo đảm dự thầu cụ thể như sau:

“3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

a] Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

b] Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.”

Như vậy, tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu [theo Khoản 3 Điều 222 Luật Thương mại 2005].

Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ [theo Khoản 5 Điều 222 Luật Thương mại 2005].

Tại Khoản 4 Điều 222 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

“4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu [gọi là thời điểm đóng thầu], không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.”

Như vậy, bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn lại nếu bên dự thầu có một trong các hành vi sau đây:

+ Trúng thầu nhưng không kí hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng;

+ Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu;

+ Có sự vi phạm quy chế đấu thầu.

Tại Khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 cũng có quy định cụ thể về các trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu như sau:

+ Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

+ Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, bên dự thầu cần tuân thủ đúng theo các quy định bảo đảm dự thầu để bảo đảm hiệu lực của hồ sơ dự thầu và nhận lại bảo đảm dự thầu sau khi công bố kết quả [đối với nhà thầu không trúng thầu] hoặc sau khi đã nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng [đối với nhà thầu trúng thầu].

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Trong hoạt động đấu thầu, việc bảo đảm dự thầu là một trong những vấn đề được chú trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu.

Áp dụng bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 dưới đây:

– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

– Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Xem thêm: Chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013

Giá trị bảo đảm dự thầu

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 như sau:

– Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Hoàn trả bảo đảm dự thầu

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

– Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu;

– Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;

– Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu

Các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định như thế nào?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Giá trị tăng giảm tối đa bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu phần trăm so với tổng giá trị khối lượng, hàng hóa mời thầu?

Giá trị tăng giảm tối đa bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu phần trăm so với tổng giá trị khối lượng, hàng hóa mời thầu? 

Tóm tắt câu hỏi: 

Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi về giá trị tăng giảm tối đa bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu phần trăm so với tổng giá trị khối lượng, hàng hóa mời thầu? Cảm ơn Luật sư! 

Luật sư tư vấn:

Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm dự thầu như sau :

"1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

b] Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

a] Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

b] Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả. […]".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ theo quy định trên, giá trị tăng giảm của bảo đảm dự thầu được xác định như sau:

– Từ 1% đến 3% giá gói thầu tùy vào quy mô, tính chất của từng gói thầu đối với lựa chọn nhà thầu

-Từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án đối với lựa chọn nhà đầu tư

– Trong trường hợp liên danh tham gia dự thầu, từng thành viên trong liên danh thì tổng giá trị bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Mẫu phiếu đăng ký thông báo mời thầu cho gói thầu sử dụng vốn tài trợ

– Xử phạt hành chính hành vi vi phạm các quy định về hồ sơ mời thầu

– Các bước đăng tải thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề