Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập năm 2014

Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập là gì? Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập để làm gì? Mẫu đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập? Hướng dẫn chuẩn bị và nộp hồ sơ xin đề nghị hỗ trợ học tập? Thủ tục xin hỗ trợ chi phí học tập?

Từ ngày xưa, cha ông ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và điều đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Phát huy truyền thống đó, Đảng và Nhà nước luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo và nhất là công tác khuyến học, khuyến tài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ điều kiện vật chất, tinh thần để đáp ứng việc học và cần được nhà nước hỗ trợ. Vậy để có thể xin được hỗ trợ học tập phải làm những gì? Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập như thế nào?

1. Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập là gì?

Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ học tập là mẫu đơn đề nghị được cá nhân học sinh, sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc được hỗ trợ học tập. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn và có sự xác nhận của cơ sở đào tạo.

Theo quy định tại Quyết định 66/2013/QĐ-TTg và Điều 2, Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, chính sách hỗ trợ chi phí học tập dành cho các sinh viên thì các đối tượng được hỗ trợ học tập bao gồm:

– Là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

– Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng tại năm tham dự tuyển sinh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.

2. Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập để làm gì?

Đơn đề nghị hỗ trợ học tập  được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân học sinh, sinh viên đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp gửi tới cơ quan có thẩm quyền, rằng họ mong muốn được hỗ trợ về chi phí học tập trong một khoảng thời gian.

3. Mẫu đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập

Đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập gồm 02 mẫu cho hai đối tượng khác nhau là sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập và sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

Mẫu số 1: Dành cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

ĐƠN XIN HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Học kỳ…….. – Năm học ……..

Kính gửi:

– Ban giám hiệu

– Phòng Công tác Học sinh sinh viên

Trường…………

Tên em là:……….. Ngày, tháng, năm sinh:………Giới tính:………..

Lớp:……… Mã số SV:……………Điện thoại liên hệ: ……..

Hộ khẩu thường trú: ………

Căn cứ Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đối chiếu với đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí học tập, em thuộc đối tượng sau:

Là người dân tộc thiểu số (Dân tộc……….) thuộc Hộ nghèo, cận nghèo năm………

Hồ sơ kèm theo:

– Bản sao công chứng Giấy khai sinh

– Bản sao công chứng GCN hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

Em làm đơn này kính đề nghị Nhà trường xem xét giải quyết chế độ Hỗ trợ chi phí học tập cho em theo quy định. Em xin cam đoan những lời khai trên và những giấy tờ kèm theo là đúng; Nếu có gì sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn đủ số hỗ trợ chi phí học tập đã cấp cho nhà trường.

Xét duyệt của Nhà trường

……., ngày …. tháng ….. năm …………

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2: Dành cho sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

Nội dung cơ bản của mẫu đơn đề nghị hỗ trợ học tập như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC TẬP

(Dùng cho học sinh, sinh viên học tại các trường, khoa dự bị đại học, các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề)

Kính gửi: Phòng lao động – thương binh và xã hội (cấp huyện)

Họ và tên:……..

Ngày, tháng, năm sinh:…….

Dân tộc:……….

Ngành học:……Mã số học sinh/sinh viên:……

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:…..Nơi cư trú của gia đình:…..

Thuộc đối tượng được hưởng chi phí hỗ trợ học tập theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010- 2015.

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết cấp tiền hỗ trợ học tập theo quy định và chế độ hiện hành.

Xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề

Cơ sở giáo dục/dạy nghề:…….

Xác nhận anh/chị:……..

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ….. Học kỳ: ………….. Năm học ……. lớp …………. khoa ……… khóa học ………. thời gian khóa học……….(năm) hệ đào tạo …….

Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà cơ sở giáo dục/dạy nghề đang quản lý.

Kỷ luật: ……..(ghi rõ mức độ kỷ luật, nếu có).

Đang hưởng chính sách cùng tính chất tại trường (nếu có), số tiền: ……đồng/tháng và được hưởng….. tháng/năm.

Đơn vị chúng tôi sẽ ngừng cấp chính sách cho học sinh/sinh viên trên tại trường từ tháng…năm…; đề nghị phòng lao động – thương binh và xã hội xem xét, giải quyết tiền hỗ trợ học tập cho anh/chị nói trên theo quy định và chế độ hiện hành.

………., ngày…tháng…năm…

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ và tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin đề nghị hỗ trợ học tập

Mẫu đơn phải luôn có quốc hiệu, tiêu ngữ, đây là điều bắt buộc mà mỗi mẫu đơn cần phải có. Phần kính gửi người viết đơn ghi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Người viết đơn ghi đầy đủ và chính xác thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, lớp, khóa, khoa, mã số sinh viên.

Điền đầy đủ thông tin về dân tộc thiểu số nào, thuộc hộ nghèo, cận nghèo năm nào.

Đơn cần có xét duyệt của nhà trường.

5. Hướng dẫn chuẩn bị và nộp hồ sơ xin đề nghị hỗ trợ học tập

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn như trên);

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);

– Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);

Theo quy định, sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.
Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

6. Thủ tục xin hỗ trợ chi phí học tập

Căn cứ vào Điều 4, Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ.

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh – Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

–  Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.

– Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

– Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.