Đơn vị đo lượng thông tin là gì

Trong quá trình sử dụng máy tính, bạn đã bao giờ nghe nói đến các đơn vị như MB, TB,… chưa? Có những đơn vị bạn đã gặp nhiều lần nhưng làm sảo để phân biệt các đơn vị này một cách chính xác?

Đặc biệt với những người bắt đầu sử dụng dịch vụ công nghệ băng thông rộng có thắc mắc đơn vị đo băng thông là gì không?

Bài viết các đơn vị đo lường thông tin cơ bản sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách dễ dàng hơn.

Các đơn vị đo lường thông tin cơ bản là gì?

Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu Các đơn vị đo lường thông tin cơ bản ngay sau đây.

Đơn vị đo lường thông tin nhỏ nhất phải kể đến Bit. Bit là từ viết tắt của Binary Digit, là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính, dung lượng của các thiết bị lưu  trữ. Bit được biểu diễn dưới dạng số nhị phân 0 và 1, mỗi số là một bit.

Thuật ngữ byte được dùng để mô tả một dãy số cố định. Một byte có 8 bit được biểu thị 265 ký tự khác nhau.

Megabyte [MB], Gigabyte [GB], Terabyte [TB],… là những đơn vị được dùng trong lĩnh vực máy tính, được dùng để mô tả không gian lưu trữ dữ liệu và các bộ nhớ hệ thống khác.

Cụ thể, các đơn vị đo lường thông tin cơ bản được sắp xếp từ bé đến lớn như sau:

b -> B -> KB -> MB -> GB -> TB -> PB -> EB -> ZB -> YB

Giá trị của các đơn vị đo lường thông tin cơ bản.

Với các đơn vị đo lường trên, mỗi đơn vị đứng sau bằng 2610 đơn vị đứng trước đó. Tuy nhiên có Byte là ngoại lệ, 1byte = 8 bit. Cụ thể như sau:

1B=8 bit

1KB[Kilobyte] = 1024 B

1MB[Megabyte] =1024KB

1GB[Gigabyte] =1024MB

1TB[Terabyte] =1024GB

1PB[Petabyte] =1024TB

1EB[Exabyte] =1024PB

1ZB[Zettabyte] =1024EB

1YB[Yottabyte] =1024ZB

Khi nào dùng byte, khi nào dùng bit?

Thông thường, byte được dùng để biểu thị dung lượng của thiết bị lưu trữ dữ liệu. Đơn vị của băng thông nhỏ nhất cũng được do bằng Byte. Trong khi đó, bit được dùng để mô tả tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ cũng như trong hệ thống mạng viễn thông.

Thông thường, đơn vị chúng ta hay sử dụng là KB, MB, GB. Các đơn vị còn lại các bạn hãy tham khảo để biết thêm.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các đơn vị đo lường thông tin cơ bản. Qua bài viết này, các bạn đã biết đơn vị của công nghệ băng thông rộng là gì rồi chứ! Hi vọng với những thông tin chúng tôi gửi đến bạn, sẽ có thêm những kiến thức bổ ích.

Trắc nghiệm: Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là?

A. Byte

B. Bit

C. GB

D. GHz

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Bit

Giải thích:

Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.

Tìm hiểu thêm về các đơn vị đo lường thông tin cơ sở cùng Top Tài Liệu nhé!

– Thông tin là một khái niệm rất trừu tượng. Thông tin được hiểu như là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng nào đó và thường được thể hiện dưới dạng các tín hiệu như chữ số, chữ viết, âm thanh, dòng điện… Chẳng hạn thông tin về kết quả học tập của học sinh được giáo viên chủ nhiệm ghi trong sổ liên lạc giúp cho các bậc phụ huynh biết về tình hình học tập của con em mình.

Nói một cách tổng quát, thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lí được.

– Dữ liệu cũng là một khái niệm rất trừu tượng, là thông tin đã được đưa vào máy tính. Dữ liệu sau khi tập hợp lại và xử lí sẽ cho ta thông tin. Hay nói cách khác, dữ liệu là thông tin đã được mã hoá trong máy tính. Chẳng hạn, con số điểm thi là một dữ liệu hoặc con số về nhiệt độ trong ngày là một dữ liệu, hình ảnh về con người, phong cảnh cũng là những dữ liệu,…

– Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit [Binary Digital]

– Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 [0: không có điện; 1: có điện] ta còn thường gọi là mã nhị phân

– Ngoài đơn vị bit, ta cũng thường dùng đơn vị đo lượng thông tin là Byte [đọc là bai]

– 1 byte = 8 bit

Một số đơn vị bội của Byte

Thông tin có 2 loại: số và phi số Số:

– Số nguyên, số thực,…

– Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thành,…

+ Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, tấm bia,…

+ Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ, biển báo,…

+ Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,…

Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là mã hoá thông tin.

Để mã hoá thông tin dạng văn bản người ta dùng bộ mã ASCII sử dụng tám bit để mã hoá kí tự. Trong bộ mã ASCII, các kí tự được đánh số từ 0 đến 255 và các kí hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.

Người ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá vì bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 kí tự, chưa đủ để mã hoá đồng thời các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Bộ mã Unicode có thể mã hoá được 65536 kí tự khác nhau. Nó cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bằng một bộ mã. Đây là bộ mã chung để thể hiện các văn bản hành chính.

Thông tin tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung đó là mã nhị phân.

a] Biểu diễn thông tin loại số

– Hệ đếm: Hệ đếm được hiểu như tập các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.

Hệ đếm La Mã là hệ đếm không phụ thuộc vị trí, đó là các chữ cái: I=1; V=5; X=10; L=50; C=100; D=500; M=1000; Hệ này thường ít dùng, chỉ dùng để đánh số chương, mục, đánh số thứ tự…

Các hệ đếm thường dùng là các hệ đếm phụ thuộc vị trí. Bất kì một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho một hệ đếm. Trong các hệ đếm này, số lượng các kí hiệu được sử dụng bằng cơ số của hệ đếm đó. Các kí hiệu được dùng cho hệ đếm đó có các giá trị tương ứng: 0, 1,…, b-1.

+ Hệ thập phân [hệ cơ số 10] sử dụng tập kí hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.

+ Các hệ đếm thường dùng trong Tin học

+  Hệ nhị phân [hệ cợ số 2] chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1.

Ví dụ: 1012 = Ix22 + 0x21 + 1×2°= 510.

+ Hệ cơ số mười sáu [Hệ Hexa], sử dụng các kí hiệu: 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F, trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

– Biểu diễn số nguyên

Một byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127.

– Biểu diễn số thực

Dùng dấu chấm[.] để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân. Mọi số thực đều có thể biểu diễn dưới dạng ±M X 10+K [dạng dấu phẩy động].

b. Biểu diễn thông tin loại phi số

– Biểu diễn văn bản: Dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự [mã ASCII của kí tự đó]

– Các dạng khác: xử lí âm thanh, hình ảnh… thành dãy các bit

– Nguyên lí mã hoá nhị phân

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh… Khi dựa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

Câu 1: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?

A. 8000

B. 8129

C. 8291

D. 8192

Đáp án: D. 8192

Giải thích:

Đĩa cứng 40GB có thể lưu trữ số cuốn sách là:

[40 x 1024] : 5= 8192 [ cuốn]

Câu 2: Chọn câu đúng tron các câu sau:

A. 1MB = 1024KB

B. 1B = 1024 Bit

C. 1KB = 1024MB

D. 1Bit = 1024B

Đáp án: A. 1MB = 1024KB

Giải thích:

Đơn vị đo lượng thông tin theo thứ tự giảm dần là: PB, TB, GB, MB, KB, B, Bit. Các đơn vị cách nhau 1024 đơn vị trừ 1b=8 Bit

Câu 3: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Hình ảnh

B. Văn bản

C. Dãy bit

D. Âm thanh

Đáp án: C. Dãy bit

Giải thích :

Các dạng thông tin thường gặp là: hình ảnh, văn bản, âm thanh…Khi đưa vào máy tính chúng được mã hóa thành dạng chung đó là dãy bit.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?

A. Đơn vị đo khối lượng kiến thức

B. Chính chữ số 1

C. Đơn vị đo lượng thông tin

D. Một số có 1 chữ số

Đáp án: C. Đơn vị đo lượng thông tin

Giải thích:

Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.

Câu 5: Tại sao phải mã hoá thông tin?

A. Để thay đổi lượng thông tin

B. Làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy

C. Để chuyển thông tin về dạng câu lệnh của ngôn ngữ máy

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích:

Muốn máy tính hiểu được những thông tin đưa vào máy con người cần phải mã hóa thông tin dưới dạng các câu lệnh của ngôn ngữ máy làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy và thay đổi lượng thông tin đó.

Câu 6: 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:

A. 8

B. 255

C. 256

D. 65536

Đáp án: C. 256

Giải thích:

1 byte= 8 bit. Vậy 1 byte có thể biểu diễn các trạng thái khác nhau là 28=256 trạng thái.

Video liên quan

Chủ Đề