Đông Anh lên quận 2023

Đông Anh là một trong 5 huyện được Hà Nội giao lập đề án lên quận.

Theo quyết định công bố hôm nay [24/10], các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng vừa được UBND TP Hà Nội ủy quyền lập đề án thành lập quận, phường trực thuộc.

Thời hạn UBND TP Hà Nội ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận là từ nay đến hết ngày 31/12/2025.

Trong 5 huyện định hướng lên quận, Đông Anh có quy mô lớn nhất, tiếp đến là Gia Lâm. Vì thế, thành phố sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận vào năm 2023.

Đông Anh có diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000, gồm 23 xã, một thị trấn. Gia Lâm gần 115 km2, dân số 280.000, 20 xã và 2 thị trấn.

Hoài Đức có diện tích 82 km2, dân số trên 230.000, gồm 19 xã và một thị trấn. Đan Phượng rộng hơn 77 km2, dân số trên 174.000, gồm 15 xã và một thị trấn. Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện, thị xã của Hà Nội, với hơn 63 km2, dân số trên 200.000, gồm 15 xã và một thị trấn.

Qua quá trình xây dựng và phát triển, Hà Nội từ chỗ chỉ có 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã tăng lên 12 quận như ngày nay [thêm 8 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân].

Cũng theo chương trình dự kiến của thành phố, trong giai đoạn 2026 - 2030, 3 huyện sẽ lên quận tiếp theo gồm: Thanh Oai, Thường Tín và Mê Linh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

[HNM] - Đại hội đại biểu lần thứ XVII [nhiệm kỳ 2020-2025] Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định đến năm 2025, thành phố phấn đấu đưa 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì phát triển thành quận. Thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, huyện Đông Anh đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để “lên” quận trong năm 2023, chậm nhất là năm 2024.

Huyện Đông Anh đang thực hiện lộ trình xây dựng huyện thành quận theo bộ tiêu chí chung của thành phố Hà Nội. Ảnh: Quang Thái

Đạt 26/27 tiêu chí huyện thành quận

Đông Anh là một trong những địa phương đi đầu thực hiện lộ trình xây dựng huyện thành quận. Đến nay, huyện đã đạt 26/27 tiêu chí huyện thành quận, 13/15 tiêu chí xã thành phường theo bộ tiêu chí chung của thành phố.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, huyện có 21/32 tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt, như: Xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn; tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng; các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn được bảo tồn và phát huy hiệu quả; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung... Còn 11 tiêu chí chưa đạt, như: Mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; mật độ đường giao thông; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế...

Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng chia sẻ, hiện nay công tác quy hoạch được huyện tập trung đồng bộ, quyết liệt. Cụ thể, huyện đã và đang tập trung hoàn thành tất cả 81 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 nhằm khớp nối đồng bộ hạ tầng giữa các khu đô thị mới và khu dân cư hiện có. Huyện Đông Anh cũng tiên phong làm thí điểm mô hình “thành phố thông minh”. Bên cạnh đó, huyện đã sớm chủ động, có nhiều giải pháp tổng thể, quyết tâm và tập trung cao độ trong việc thực hiện và cơ bản hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt; duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt thuộc Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận và các đề án thành phần.

Đặc biệt, Huyện ủy Đông Anh đã ban hành nghị quyết chuyên đề thể hiện quyết tâm, phấn đấu hoàn thành "5 có, 3 không" tại các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện năm 2022. Cụ thể, “5 có” gồm: Có quy hoạch; có nhà văn hóa; có sân bóng đá; có công viên mini, các điểm sinh hoạt cộng đồng; có điểm đỗ xe kết hợp trồng cây xanh; “3 không” là: Không vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, về trật tự xây dựng và trật tự văn minh đô thị; không ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, rác thải; không có hộ nghèo. Nghị quyết đã được cụ thể hóa, triển khai thực hiện và đạt kết quả rõ nét, được cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, nhân dân trên địa bàn ủng hộ, chung tay thực hiện góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Không “đốt cháy” giai đoạn

Với mục tiêu trở thành quận, huyện Đông Anh đang triển khai khối lượng công việc rất lớn từ công tác quy hoạch, nhân sự đến nguồn lực phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của địa phương, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các sở, ngành của thành phố để cụ thể hóa được mục tiêu này.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh, 6 tháng đầu năm 2022, UBND huyện đã tham mưu Huyện ủy, HĐND huyện giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho các đơn vị nhằm từng bước hoàn thiện 8/11 chỉ tiêu, giao 3/11 chỉ tiêu còn lại vào năm 2023. Để hoàn thành các tiêu chí còn chưa đạt, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành các tiêu chí cấp huyện, cấp xã đã được phê duyệt, linh hoạt trong các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách... Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung hoàn thiện các thủ tục, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai những dự án ngoài ngân sách, nâng cao các tiêu chí trên địa bàn...

Đặc biệt, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân triển khai hiệu quả Đề án phát triển huyện thành quận; cân đối nguồn lực để xây dựng bộ máy chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Kim Nỗ [huyện Đông Anh] Lê Khả Bắc cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã phấn đấu xây dựng xã thành phường giàu mạnh về kinh tế, đẹp về văn hóa, góp phần xứng đáng vào tiến trình đưa huyện Đông Anh trở thành quận.

Phát biểu tại cuộc làm việc với huyện Đông Anh gần đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, hiện nay quỹ đất của các quận như "chiếc áo chật hẹp" khiến việc bố trí dự án, phát triển kinh tế, thiết chế văn hóa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Đông Anh cần quy hoạch và triển khai thực hiện một cách bài bản ngay từ đầu để các lĩnh vực đồng bộ, không chồng chéo khi đang có điều kiện. Việc đưa Đông Anh lên quận phải làm thật bài bản, từng bước vững chắc, không vì tiến độ mà “đốt cháy” giai đoạn.

Chủ Đề