Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội : Luật việc làm

Em nghỉ việc được 1 tháng rồi. giờ e đã đi làm việc lại mà chưa ký hợp đồng lao động vậy e tiếp tuc đóng tiếp bảo hiểm thất nghiệp được không? Có bi bảo lưu lại nhưng năm mình chưa hưởng BHTN không?

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013:

"Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này."

Và khoản 4 Điều 53 Luật này quy định:

"Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp."

Như vậy, nếu bạn đã đi làm trở lại và chưa làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian bạn đã tham gia đóng BHTN trước đó được bảo lưu.

E chào luật sư. E đóng BHTN được hơn 12 tháng.Từ thời gian e chấm dứt hợp đồng lao động với công ty đến nay đã được 5 tháng.E cũng chưa nộp hồ sơ thụ hưởng BHTN đến Trung tâm việc làm.E xin hỏi vậy e có còn được hưởng BHTN nữa k ạ.Nếu e còn được hưởng thì thủ tục sẽ ntn ạ? Và e sẽ phải đến cơ quan nào để nhận ạ? E xin cảm ơn
Tôi muốn hỏi chồng tôi đã đóng bảo hiểm từ năm 2008 đến tháng 7 năm 2015 thì chồng tôi xin nghỉ do công ty bị phá sản.nhưng đến tháng 5 năm 2016 chồng tôi vẫn chưa làm thủ tục hưởng BHTN vậy xin hỏi luật sư bây giờ làm thủ tục có được hưởng không ạ.xin cảm ơn luật sư ạ

Theo quy định của khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, thời gian để được giải quyết hưởng BHTN là trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, nếu hết thời hạn này bạn sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian bạn tham gia BHTN trước đây sẽ được bảo lưu cho những lần hưởng về sau.

Kính thưa luật sư! Tôi có việc thắc mắc mà không biết hỏi ai, nên tôi nhờ luật sư giải đáp dùm, tôi xin chân thành biết ơn! Tôi tên là Huỳnh Văn Hậu đang làm công nhân cho một công ty gỗ tại Đồng Nai có tham gia BHXH, BHYT và BHTN đến nay đã gần 3 năm. Vào ngày 23/4/2016 tôi được lãnh đạo phân công trèo lên cao (4m) để vệ sinh mái nhà , do cây thang bị gãy nên tôi bị té xuống đất. Tôi được đưa vào bệnh viện Đồng Nai điều trị với chẩn đoán của Bác sĩ là gãy xương gót chân, phải phẩu thuật, sau khi phẩu thuật xong , bó bột và vào ngày 28/4/2016 Bác sĩ cho xuất viện kèm theo giấy nghỉ hưởng BHXH là 7 ngày và giấy hẹn ngày tái khám. Vậy xin hỏi Luật sư: - Khi xuất viện về điều trị tại nhà đến lúc xương gót chân của tôi liền lại và tháo bột là 06 tuần, trong khoản thời gian này tôi có được Cty trả 100% lương hay không? BHXH có trợ cấp gì không? - Có giấy chứng nhận phẩu thuật của bệnh viện cấp thì có được trợ cấp gì không? Xin Luật sư vui lòng giúp đở. Xin chân thành biết ơn! Đã gửi từ iPhone của tôi

Thứ nhất: Về trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trong trường hợp của bạn, việc bạn bị ngã ở đây được xác định là tai nạn lao động.

XIN CHÀO ANH CHỊ! Cho e duoc tu van: em làm việc cho 1 cty từ tháng 12/2009 đến hết tháng 06/2016 thì cty chấm dứt HĐLĐ với em do chuyen doi cty ( hiện tại HDLD là vô thời hạn). cyt co dong BHXH Va BHTN day du. Vậy cho em hỏi cach tinh tro cap thoi viec, tro cap mat viec ntn? ThankS!

Theo đó, phía công ty của bạn phải có một số trách nhiệm với bạn được quy định tại Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

"Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết. 

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm: 

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; 

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. 

3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. 

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật."

Thứ hai: Về mức hưởng từ Bảo hiểm xã hội:

Bạn được giải quyết hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng dựa trên các cơ sở được quy định tại Điều 46, Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

"Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị."

XIN CHÀO ANH CHỊ! Cho e duoc tu van: em làm việc cho 1 cty từ tháng 12/2009 đến hết tháng 06/2016 thì cty chấm dứt HĐLĐ với em do chuyen doi cty ( hiện tại HDLD là vô thời hạn). cyt co dong BHXH Va BHTN day du. Vậy cho em hỏi cach tinh tro cap thoi viec, tro cap mat viec ntn? ThankS!

Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về cách tính trợ cấp thất nghiệp như sau:

"Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm 
... 
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động. 

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: 

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; 

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; 

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. 

4. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau: 

a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương; 

b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. "

Vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn được tham gia Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ, liên tục trong thời gian từ tháng 12/2009 đến hết tháng 06/2016 thì bạn được hưởng trợ cấp mất việc bằng 02 tháng tiền lương, và chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức hưởng Bảo hiểm thất nghiệp như sau:

a/ Mức trợ cấp thất nghiệp:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

 b/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Vì vậy, Nếu bạn đóng Bảo hiểm thất nghiệp được 7 năm 7 tháng thì bạn sẽ được 8 tháng BHTN, mức hưởng mỗi tháng bằng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

3. Hiệu lực của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.