Dung lượng miê n phi gmail là bao nhiêu năm 2024

Tài khoản miễn phí Google cho phép người dùng lưu trữ tới 15GB dữ liệu cho mọi không gian [nhắn tin Gmail, Google Photos, thậm chí cả dung lượng Drive].

Nhưng khi người dùng lưu giữ nhiều video độ nét rất cao hoặc các tệp lớn, dung lượng 15GB sẽ nhanh chóng bị lấp đầy. Nếu gặp phải tình huống này, người dùng có thể sử dụng một số giải pháp để dọn dẹp nhanh chóng và lưu trữ hiệu quả.

Xóa các tin nhắn theo danh mục

Khi cài đặt hộp thư Gmail, người dùng có thể chọn hiển thị một số danh mục khác nhau, như đánh dấu vào “Quảng cáo” và “Mạng xã hội” để sắp xếp các tin nhắn phù hợp vào các danh mục này để dễ quản lý. Khi đã bật hiển thị các danh mục, người dùng có thể dễ dàng xem các bài trong một danh mục cụ thể [ví dụ: “Mạng xã hội”], sau đó có thể xóa hoặc giữ.

//mail.google.com/mail/ thay vì .

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Gmail xếp hạng nhì trong "100 Sản phẩm Tốt nhất năm 2005" của tạp chí PC World, sau Mozilla Firefox. Gmail cũng đoạt 'Honorable Mention' của Bottom Line Design Awards 2005. Gmail đã có được nhiều lời khen từ người dùng nhờ không gian lưu trữ và cách tổ chức độc đáo của nó.

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo mật[sửa | sửa mã nguồn]

Google tự động quét e-mail để thêm các đoạn quảng cáo theo ngữ cảnh. Những người chủ trương quyền riêng tư lo ngại việc làm trên sẽ quét những thông tin cá nhân, nội dung e-mail của họ, và đó sẽ là vấn đề về an ninh. Việc cho phép đọc nội dung email, dù bởi máy tính, cũng tăng sự lo lắng rằng tính riêng tư của email sẽ bị giảm. Hơn nữa, những email được gởi tới tài khoản Gmail từ một tài khoản khác cũng bị quét qua bởi Gmail. Những người gửi email này tất nhiên không đồng ý với quy định dịch vụ và chính sách bảo mật của Gmail. Google có thể đơn phương thay đổi chính sách bảo mật của họ, và Google về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể tham chiếu chéo các cookie thông qua các dòng sản phẩm đa dạng thông tin để tạo ra hồ sơ cho từng cá nhân. Tuy nhiên, thực tế ở đây là sự đan xen chuẩn tất cả hệ thống email—là cách duy nhất những phần mềm kiểm tra thư rác có thể hoạt động. Khi email của ai đó bị kiểm tra xem nó có phải thư rác hay không, nó cũng phải bị quét như vậy.

Những gì những người chủ trương riêng tư cho rằng cũng là một vấn đề, đó là thiếu chính sách tương quan và duy trì dữ liệu minh bạch. Google có thể phối hợp thông tin chứa trong email của một người với thông tin về tìm kiếm Internet của họ. Không ai biết thông tin đó bị giữ lại bao lâu, và nó có thể được dùng ra sao. Một trong những sự lo lắng là nó có thể là mục tiêu quan tâm của cơ quan thực thi pháp luật. Hơn 30 tổ chức về quyền riêng tư và tự do cộng đồng đã thúc giục Googe tạm ngưng dịch vụ Gmail cho đến khi những vấn đề trên được giải quyết.

Cũng có những chỉ trích liên quan đến Chính sách bảo mật của Gmail, ví dụ như đoạn "Những bản sao còn lại của những thư và tài khoản đã xóa có thể mất đến 60 ngày để xóa khỏi máy chủ đang hoạt động và có thể duy trì ở hệ thống sao lưu không trực tuyến". Google tiếp tục trả lời sự chỉ trích này bằng cách chỉ ra rằng Gmail đang sử dụng những phương pháp được dùng rộng rãi nhất trong công nghiệp. Google sau đó nói rằng họ sẽ "nỗ lực hợp lý để loại bỏ những thông tin đã bị xóa ra khỏi thông tin của họ càng nhanh càng tốt là thực tế."

Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Người dùng thỉnh thoảng nhận thấy tài khoản của họ ở trạng thái tạm thời không hoạt động.

Gmail không sử dụng dịch vụ Internet Message Access Protocol.

Khi gửi email từ tài khoản Gmail, lỗi "Thư bị từ chối bởi lý do nêu trong Mục 5" có thể xảy ra. Điều này bắt đầu xảy ra từ tháng 5 năm 2006.[cần dẫn nguồn] Cho đến tháng 4 năm 2007 vẫn không có lời giải thích về lý do gây ra báo lỗi đó.

Giới hạn gửi đến 500 người nhận hay việc sử dụng một con số không được tiết lộ nhưng thấp [dưới 25] số địa chỉ email bị gửi thất bại đã dẫn đến sự ngưng trệ trong bất cứ tài khoản nào vi phạm chính sách này. Không một email nào được phép gửi đi trong một khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ. Không có một lời cảnh báo hay thông báo nào được gửi đến.[cần dẫn nguồn]

Thỉnh thoảng tính năng ghép thư không ghép thư với thứ gì, và bỏ ghép trong cùng một luồng.

Gmail không cho phép người dùng gửi hay nhận những tập tin thực thi được, hay những tập tin nén chứa những tập tin thực thi được.

Ở chế độ HTML cơ bản, những thư chỉ có ký tự kích thước lớn không được trình bày toàn bộ.[cần dẫn nguồn]

Giao diện web[sửa | sửa mã nguồn]

Khi cuộc đàm luận nhóm những tin nhắn liên quan thành một chồng tuyến tính, chúng có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ. Không có sự lựa chọn nào để phân biệt những thư chêch ra khỏi dòng đàm luận ban đầu. Điều này có thể xảy ra khi một lá thư được gửi tới nhiều người nhận sau đó sẽ trả lời theo từng cá nhân, hay khi ai đó thay đổi dòng tiêu đề của bức thư anh/chị ta đang trả lời.

Hỗ trợ nhập ký tự hai hướng hiện chỉ có ở giao diện tiếng Ả Rập và tiếng Hebrew.

Thường có khó khăn khi đặt những địa chỉ email từ danh bạ Gmail vào dòng người nhận trong cửa sổ soạn thư mới. Tính năng "tự điền" còn mơ hồ và không làm việc trong tất cả các trình duyệt và hệ điều hành. Nếu một địa chỉ email bắt đầu với một ký tự khác với chữ đầu tiên của tên người nhận, thì người gửi phải thử từng ký tự một cho đến khi địa chỉ đúng hiện ra. Tuy nhiên, có thể mở thư đã soạn trong cửa sổ mới để mở danh bạ, hay một chương trình gmail khác có thể mở trong cửa sổ mới để vào sổ địa chỉ.

Mặc dù các mẩu quảng cáo của Gmail thường được ca ngợi bởi không vướng víu, chúng thật ra có thể làm mất nhiều không gian hơn thanh quảng cáo bằng flash khi có đến sáu "đường dẫn tài trợ" hiện ra bên cạnh email. Thêm vào đó, mở email cũng làm cho thanh Web Clips RSS-feed [nếu kích hoạt] hiển thị một đường dẫn tài trợ khác. Thường thì số quảng có hiện ra trong thanh Web Clips nhiều hơn hẳn số RSS feed người dùng yêu cầu. Tuy nhiên, không giống như các nhà cung cấp khác, khi một email được gửi từ tài khoản Gmail đến email của nhà cung cấp khác, không có quảng cáo trong nội dung thư.

Gmail khuyến khích viết lên đầu bằng cách đặt con trỏ ở phía trên ký tự trích dẫn khi trả lời. Bất kể tin nhắn đã nhận được định dạng thế nào, cuộc đàm thoại của Gmail mặc định chỉ trình bày những nội dung riêng biệt, theo trình tự thời gian, khiến cho kiểu đặt bài không phù hợp với người dùng Gmail.

Những tranh chấp thương hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Vào 4 tháng 7 năm 2005, Google thông báo rằng Gmail Deutschland sẽ được chuyển tên thànhGoogle Mail. Từ đó trở đi, những khách thăm xuất phát từ địa chỉ IP của Đức sẽ được chuyển tiếp đến googlemail.com ở đó họ có thể có được địa chỉ email chứa tên miền mới. Bất kỳ người dùng Đức nào muốn có địa chỉ gmail.com phải đăng ký thông qua một proxy. Người dùng Đức đã đăng ký được phép giữ địa chỉ cũ của mình.

Rắc rối về tên của Đức là do sự tranh chấp về thương hiệu giữa Google và Daniel Giersch. Daniel Giersch sở hữu một công ty có tên "G-mail" cung cấp dịch vụ in ấn email từ người gửi và gửi bản in thông qua thư bưu điện đến người cần nhận. Vào này 30 tháng 1 2007, Văn phòng Sự hài hòa trong thị trường nội địa quyết định nghiêng về Giersch.

Vào ngày cá tháng tư 2007, Google đã đùa cợt G-Mail bằng cách giới thiệu "Gmail Paper", nơi mà người sử dụng có thể nhấn vào đó và thực chất Gmail sẽ gửi đi một bản sao thô.

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Vào 19 tháng 10 2005, phiên bản Anh của Gmail cũng được chuyển sang Google Mail, vì thương hiệu "Gmail" đã được đăng ký bởi một công ty khác ở nước Anh. Người dùng đã đăng ký trước khi có sự chuyển đổi sang Google Mail không gặp phải rắc rối nào—họ có thể giữ địa chỉ Gmail, mặc dù biểu trưng ở góc trên bên trái của trang Gmail là dòng chữ Google Mail. Những người dùng mới sẽ đăng ký với địa chỉ googlemail.com. Một lần nữa, một proxy sẽ được dùng nếu muốn đăng ký với tài khoản gmail.com. Nếu người dùng đã đăng ký với Google Mail, e-mail được gửi đến địa chỉ tương đương với đuôi gmail.com vẫn sẽ được nhận [tương tự với hướng ngược lại].

Ba Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2007, Google đã đặt một vụ kiện với gmail.pl Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine, chủ của một nhóm nhà thơ được biết đến với tên đầy đủ là Grupa Młodych Artystów i Literatów, viết tắt là GMAiL [nghĩa là "nhóm các nghệ sĩ và nhà văn trẻ"].

Trung Quốc Lục Địa[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Trung Quốc lục địa có một công ty công nghệ thông tin có tên là gmail.cn và cung cấp địa chỉ email có dạng tênbạn@gmail.cn [Tiếng Trung: 爱思美).

Cạnh tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau buổi công bố và sự phát triển của Gmail, nhiều dịch vụ webmail nhanh chóng tăng dung lượng lưu trữ. Ví dụ, Hotmail cung cấp cho người dùng từ 2 MB lên 250 MB [2 GB cho tài khoản Hotmail Plus]. Dung lượng Yahoo! Mail cũng tăng lên đến 250 MB, và cuối tháng 4 năm 2005, đến 1 GB. Tất cả việc làm đó là những bước đi để dừng làn sóng người dùng chuyển sang Gmail, và kích thích sự quan tâm của công chúng vào dịch vụ webmail. Tham vọng bắt kịp Gmail đặc biệt dễ thấy ở MSN Hotmail, nâng cấp dung lượng một cách ngoạn mục từ 250 MB lên 2 GB trong Windows Live Hotmail mới. Vào tháng 8 năm 2005, AOL bắt đầu cung cấp cho tài khoản chat của AIM tài khoản email với dung lượng 2 GB. Một nguồn cạnh tranh khác cũng đến từ 30Gigs, cung cấp 30 gigabytes lưu trữ, ban đầu chỉ thông qua thư mời nhưng nay đã mở rộng cho mọi người. Vào tháng 3 năm 2007, Yahoo! Mail thông báo sẽ cung cấp dung lượng không giới hạn cho tất cả người dùng.

Những dịch vụ webmail khác, như Yahoo! Mail và Windows Live Hotmail, có thời gian khác nhau, thường là ngắn hơn để đánh dấu một tài khoản là không hoạt động; Yahoo! Mail đóng tài khoản ngủ đông sau bốn tháng, và Windows Live Hotmail đóng tài khoản miễn phí sau hai tháng [trước đây là một].

Ngoài việc tăng dung lượng, đã có những cải tiến về giao diện của Yahoo! Mail và Hotmail sau khi Gmail ra đời. Khả năng gửi tập tin đính kèm kích thước 10 MB đã bị bắt kịp bởi Yahoo! Mail và Hotmail vào năm 2005. Theo sau bước chân của Gmail, Yahoo! phát hành dịch vụ Yahoo! Mail Beta và Microsoft phát hành Windows Live Hotmail, cả hai đều có kết hợp giao diện Ajax. Google đã tăng kích thước đính kèm tối đa lên 20 MB vào tháng 5 năm 2007.

Với Google Apps, một gói phần mềm máy chủ gồm cả Gmail, Google đang cạnh tranh với Microsoft Outlook, Outlook Express và Exchange Server.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • So sánh các nhà cung cấp dịch vụ webmail

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Petrova [26 tháng 10 năm 2019]. “Gmail dominates consumer email with 1.5 billion users”. CNBC.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2019.
  • Siegler, MG [14 tháng 3 năm 2010]. “The Key To Gmail: Sh*t Umbrellas”. TechCrunch. AOL. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  • Bergen, Mark [23 tháng 6 năm 2017]. “Google Will Stop Reading Your Emails for Gmail Ads”. Bloomberg Technology. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  • Trang chủ Gmail, xem 14 tháng 8 2008
  • Endless Gmail Storage, xem 30 tháng 6 2006
  • How much storage space do I get?, xem 30 tháng 6 2006
  • Gmail Drive Information Page
  • “How Do I Export Contacts?”. Gmail. ngày 2 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007. Bạn có thể nhanh chóng xuất Danh bạ Gmail ra file CSV.
  • “How do I customize the 'From:' address on outgoing mail?”. Google. ngày 21 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2007. you can start sending messages using your custom 'From:' address.
  • “Am I receiving someone else's email?”. Google. ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2007. Because Gmail doesn't recognize dots as characters within usernames, adding or removing dots from a Gmail address won’t change the actual destination address.
  • “What characters can I use in usernames, passwords, and first and last names?”. Google. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2007.
  • Google Mail goes mobile. RSS too., xem 2 tháng 11 2006
  • “Can I sign up without the invitation code? Or without a mobile phone?”. Gmail Help Center. Bản gốc [website] lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006.
  • “Gmail finally open for business”. APC Magazine. Bản gốc [website] lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006.
  • “Google announces that Gmail is now available to all users in Egypt”. AME Info. Bản gốc [website] lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006.
  • Official Google Blog: Gmail Goes Public, truy cập 14 tháng 2 năm 2007
  • “From Gmail with

Chủ Đề