E pluribus unum là gì

In a letter announcing the initiative, Cor Unum suggests that each individual charitable group should

celebrate its own day of reflection, citing the Holy Father's desire that the Jubilee be celebrated in local communities.

E pluribus unum dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Anh như sau: "e" có nghĩa là "từ" hoặc "ngoài"; "Pluribus" là số nhiều ablative của tiếng Latinh cho "nhiều hơn"; và "unum" có nghĩa là "một". Vì vậy, "E pluribus unum" đơn giản có nghĩa là "từ nhiều, một" hoặc "trong số nhiều, một".

Cụm từ Latinh này từng là phương châm của Hoa Kỳ và có thể được tìm thấy trên con dấu chính thức của Hoa Kỳ, trong số những nơi khác. Nó được cho là đã được mượn từ trang bìa của một tạp chí tiếng Anh phổ biến, Tạp chí của quý ông. Tạp chí đặc biệt này là một tạp chí cực kỳ phổ biến và có ảnh hưởng của đàn ông trong giới thượng lưu và có học thức cao. Trong khi một số nội dung của tạp chí là bản gốc, phần lớn trong số đó được thu thập từ các nguồn khác (do đó từ “tạp chí”, có nghĩa là “kho”, lần đầu tiên được sử dụng để mô tả định kỳ). Trên trang bìa của tạp chí định kỳ này, họ thường bao gồm cụm từ "E Pluribus Unum" có nghĩa là họ thu thập nội dung từ nhiều nguồn khác nhau.

Pierre-Eugène Ducimetière, chuyên gia tư vấn nghệ thuật cho việc thiết kế con dấu chính thức của Hoa Kỳ, The Great Seal, đề nghị rằng điều này được đặt trên con dấu, mà cuối cùng nó đã được vào năm 1782 sau ba phiên bản chính để thiết kế con dấu. Trong bối cảnh này, điều này có nghĩa là để biểu thị 13 thuộc địa hình thành một chính phủ thống nhất.

Không lâu sau đó, vào năm 1795, E pluribus unum xuất hiện trên một đồng tiền vàng 5 đô la, bắt chước con dấu của Mỹ trong thiết kế trang bìa. Năm 1798, cụm từ được thêm vào các đồng tiền bạc khác nhau và ngay sau đó đến gần như tất cả các đồng tiền vàng và bạc, mặc dù thực hành này đã biến mất hoàn toàn trong một thời gian. Cuối cùng vào ngày 12 tháng 2 năm 1873, đại hội đã thông qua một hành động quy định rằng cụm từ đó phải xuất hiện trên tất cả các đồng tiền của Mỹ, mà đã tiếp tục cho đến ngày nay, ngoại trừ một sai lầm trong năm 2007. Năm đó, Philadelphia Mint vô tình phát hành một đồng tiền đô la không có "E Pluribus Unum" trên chúng. Rõ ràng những đồng tiền này bây giờ là các vật phẩm của nhà sưu tập.

Mọi người có thể cảm thấy giận dữ hay chán ghét ý hướng mở rộng lãnh thổ của người Mỹ, nhưng cũng xin nhớ cho: ngay cả nước Việt Nam của chúng ta, ban đầu cũng không có hình chữ S như bây giờ. Trong suốt 1000 năm đầu của lịch sử phong kiến, người Việt chỉ có hai vùng đất thuộc lâu đời là đồng bằng Bắc Bộ và vùng rừng núi ba tỉnh Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh là đất gốc. Sau nhiều lần chiếm đất của Vương quốc Chiêm Thành của người Chàm, thì việc Việt Nam bị chia cắt thành Đàng Ngoài và Đàng Trong đã tạo ra động lực lớn để mở rộng lãnh thổ về phía Nam – để chúa Nguyễn tạo thế đứng cân bằng với chúa Trịnh đã nắm trọn đồng bằng Bắc Bộ, trong khi mình chỉ có vùng biên vực Thuận – Quảng vốn là đất cũ của người Chàm do các triều vua trước lấy được. Trải qua một quá trình rất dài, vừa dùng vũ lực đàn áp, vừa dùng thủ đoạn lấn chiếm, vừa dùng chính sách kinh tế vỗ về, vừa dùng văn hoá để hoà giải, người Việt mà lãnh đạo là các chúa Nguyễn đã thu phục các dân tộc Chàm, Miên lẫn nạn dân gốc Hoa, vừa thiết lập quyền lãnh đạo trên toàn cõi miền Nam, vừa hấp thụ luôn các dân tộc ấy vào nền văn hoá của mình.

Vừa khéo thay, người Mỹ khi lập quốc và mở rộng lãnh thổ cũng gần như thế, nhưng phức tạp hơn nhiều (và đây là điều khiến Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới). Vì những gì người Việt đối mặt chỉ là sự khác biệt về sắc dân và văn hoá, trong khi người Mỹ phải đối diện với nhiều khác biệt sâu thẳm hơn như tôn giáo và chủng tộc. Làm sao để các dân tộc khác nhau có thể cùng chung sống trong trật tự? Làm sao để không dân tộc nào thực sự chiếm ưu thế chính trị dẫn đến bất đồng không đáng có? Làm sao để các dân tộc khác nhau có thể cùng chung tay phát triển đất nước trong thời bình, không chỉ đơn thuần đoàn kết trước ngoại bang trong thời chiến? Trả lời cho câu hỏi đó, người Mỹ, mà lãnh đạo buổi sơ khai là 44 chính trị gia cùng ký tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập, đã làm một cuộc thử nghiệm vĩ đại nhất trong lịch sử lập pháp của loài người với mục tiêu tạo ra một xã hội tự do, cởi mở, trù phú, trật tự mà không dựa vào nền tảng văn hoá sắc tộc hay chủng tộc nào cả.

Như vậy, nếu không dựa vào những thứ rất “tự nhiên” như văn hoá và chủng tộc, họ dựa vào đâu? Trích nhận xét của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher: “Châu Âu được tạo nên bởi LỊCH SỬ. Hoa Kỳ được tạo nên bởi TRIẾT HỌC.” Thứ triết học làm nên nước Mỹ chỉ gồm ba giá trị cơ bản sau đây (lưu ý, phần này rất quan trọng để chúng ta có thể hiểu cặn kẽ về văn hoá Mỹ cũng như chính trị Mỹ cho nên sẽ rất dài và rối rắm, mọi người cố gắng đọc nghe).

Đầu tiên, đó là “E pluribus unum”, một câu tiếng Latin, dịch ra nghĩa là “Từ rất nhiều, [chúng ta là] một”.

E pluribus unum là gì
Đại ấn của Hoa Kỳ (the Great Seal of the United States), với con đại bàng đầu trắng ngậm dải ruy băng có viết “E pluribus unum”. Trước ngực là tấm khiên đại diện Mười ba thuộc địa, cành olive bên trái đại diện cho sự yêu chuộng hoà bình của nhân dân Mỹ, bó mũi tên bên phải đại diện cho ý chí bảo vệ quốc gia bằng sức mạnh. Đại bàng đầu trắng là động vật đặc hữu của Tân thế giới, có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của thổ dân da đỏ. Tư thế dang rộng cánh và hai chân cũng là tư thế thường thấy trên các bức phù điêu vật tổ của thổ dân da đỏ về loài “chim sấm sét” là thần linh của họ.

Thứ nhất, tại sao lại là tiếng Latin? Thứ hai, “rất nhiều” ở đây là gì?

Nếu bạn theo Công giáo hay Kháng Cách (Tin Lành) hay có sự hiểu biết nhất định về văn hoá phương Tây, bạn sẽ biết tiếng Latin là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã – là tiền thân của hầu hết các nước châu Âu sau này cũng như của Cơ Đốc giáo – tôn giáo đã trở thành cốt lõi không thể thay thế của văn hoá phương Tây. Không biết vô tình hay hữu ý, mà nền tảng đạo đức và văn hoá của nước Mỹ về sau là sự tổng hoà giữa nhiều nền văn hoá khác nhau trên cái khung chung là các giá trị đạo đức Do Thái – Cơ Đốc, cũng như thể chế cộng hoà mà nước Mỹ tiên phong xây dựng cũng là một hình thái đã gọt giũa và chỉnh sửa của nền cộng hoà đã từng tồn tại trên Đế quốc La Mã. Ba thứ tiếng của ba đế quốc châu Âu rộng lớn nhất địa cầu là Anh, Pháp và Tây Ban Nha đều được xây dựng dựa trên tiếng Latin, tiếng Đức và tiếng Hà Lan cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tiếng Latin. Ngày nay, ngoài việc là ngôn ngữ chính thức của Giáo triều Rome tại Toà Thánh Vatican, tiếng Latin còn là ngôn ngữ chính thức của danh pháp khoa học phương Tây. Ý nghĩa của tiếng Latin là vậy.

Câu tiêu ngữ tiếng Latin “E pluribus unum”, “Từ rất nhiều, chúng ta là một” phản ánh rõ nét nhất đặc tính cơ bản của nước Mỹ: một quốc gia không được tạo nên bởi lịch sử của bất kỳ một sắc tộc, chủng tộc nào mà là bởi nhiều thế hệ dân nhập cư từ khắp mọi nơi trên thế giới. Nếu Cộng hoà Liên bang Malaysia là tập hợp các sắc dân Mã Lai sống trên các bang, Cộng hoà Liên bang Đức là tập hợp các sắc dân German sống trên các bang, thì “Cộng hoà liên bang” Mỹ không có sắc dân cụ thể nào hết, mà chỉ có nhiều đời di dân tới một vùng đất mới, phân ra khai hoang lập ấp rồi thành từng “xứ” riêng gọi là “tiểu bang”, và các “xứ” ấy hợp lại thì cùng chia sẻ nhau cái không gian sinh tồn mà họ gọi là “America” hay là Á Mỹ Lợi Gia theo phát âm của người Hoa. Chữ “America” hoàn toàn mang ý nghĩa địa lý chứ không có dính dáng gì đến dân tộc ở đây. Và cũng là người Hoa, đã dịch một cách hết sức chính xác và gọn gàng quốc hiệu “the United States of America” thành “Hiệp chúng quốc Á Mỹ Lợi Gia”. “Hiệp” (hay “hợp”, kỵ huý cả thôi) nghĩa là “liên kết lại”, dịch từ “united”; “chúng” nghĩa là nhiều, “chúng quốc” nghĩa là “nhiều quốc gia nhỏ” là dịch từ chữ “states”. Dịch ra cho đầy đủ là “một nước lớn tên là Á Mỹ Lợi Gia tạo thành từ nhiều nước nhỏ bên trong”. Nhiều nước nhỏ ấy gọi là “tiểu bang”, mà trên thực tế các bang của Mỹ (hay chính xác, các tiểu quốc tạo nên Mỹ) không phải bang nào cũng có tên là “bang” (“state”). Bốn “bang” trong 50 bang của Mỹ có tên là “thịnh vượng chung” (“commonwealth”) chứ không phải “state”, đó là: Massachusett, Pennsylvania, Virginia, Kentucky. Thật vừa khéo khi Massachusett, Pennsylvania và Virginia là ba xứ đầu tiên được hình thành nên từ những đợt di dân từ châu Âu! Họ gọi vùng đất mới lập là “thịnh vượng chung”, mang hàm ý là vùng đất này nhờ chung tay xây dựng mà được thịnh vượng. Cái “chung” đó chính là vùng đất mới, mà sau này gọi tên là “Mỹ”, và dân chúng dù là gốc Anh hay gốc Đức thì khi đã định cư ở vùng đất mới đều coi nhau là “người Mỹ” cả. Cũng vì vậy mà trải gần 300 năm lịch sử với nhiều thế hệ di dân từ cả ba cựu châu lục Á – Âu – Phi, thuộc đủ mọi chủng tộc, sắc dân, văn hoá, tôn giáo, lắm lúc thế hệ sau mâu thuẫn với thế hệ trước, cộng đồng mới mâu thuẫn với cộng đồng cũ, nhưng vì đã coi nhau là người Mỹ, sẽ cùng chấp nhận chung một lý tưởng sống chung mà từ lý tưởng đó, nước Mỹ đã ra đời: “Thay vì sống co cụm thành từng cộng đồng kiều dân nhỏ lẻ, hễ mâu thuẫn nhau là giải quyết ngay bằng chiến tranh, bạo lực, tại sao chúng ta không cùng hợp lại làm một quốc gia mới có luật pháp, quân đội đàng hoàng, mà trong quốc gia đó chúng ta sẽ cùng thuộc về một màu cờ mới, một dân tộc mới, cùng làm ăn buôn bán trong hoà bình, có mâu thuẫn thì đem ra trước toà giải quyết?”

Đây là một đặc trưng rất Mỹ mà hầu như không có đất nước nào trên thế giới như vậy cả. Một cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc rồi sinh con, mãi mãi người Hàn sẽ coi mẹ con cô là người nước ngoài; nếu về sau có “châm chước” thì coi người Việt như một dân tộc thiểu số sống chung chứ không thể coi là người Hàn được. Một người Ấn Độ di cư đến Anh làm việc, dù cho có lập gia đình rồi sinh con, người Anh vẫn chỉ đối xử với họ như một dân tộc thiểu số chứ không thể coi họ là người Anh được. Nhưng dù là người Hàn, người Anh, người Ấn hay người Việt Nam, nếu đã chấp nhận “chúng ta cùng chung một lý tưởng sống chung” thì tất cả đều trở thành người Mỹ hết. Tới đây thế nào cũng sẽ có người phản biện như sau:

I. Nếu như vậy thì địa vị của người Mỹ bản địa (Native American) nằm ở đâu? Chẳng phải người da đỏ đang sống bình yên trên đất của họ thì thực dân phương Tây đã đến xâm chiếm hay sao?

Thực ra thì, có một sự thật khá đau lòng là: phải tới khi thực dân da trắng đến, thổ dân da đỏ mới bắt đầu nhận ra rằng suốt hơn ngàn năm họ chỉ quanh quẩn trong một không gian văn hoá hết sức lạc hậu cùng với những trận chiến thanh toán giữa những bộ lạc cực kỳ đẫm máu. Có gần 250 bộ lạc lớn nhỏ trên đất Bắc Mỹ khi đó, nhưng tất cả đều duy trì hình thái bộ lạc du mục như thời nguyên thuỷ chứ chưa hề hình thành được một nhà nước mạnh như các Đế quốc Maya hay Aztec ở Trung và Nam Mỹ. Dĩ nhiên, trong văn hoá Mỹ những ảnh hưởng của văn hoá bộ lạc bản địa vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nghệ thuật, nhưng bởi bản thân nội lực văn hoá của họ quá yếu so với văn hoá châu Âu nên dù văn hoá Mỹ có cởi mở thế nào thì những đóng góp của họ tới đó là hết. Trong khi cũng cùng là da đỏ, nhưng văn hoá Nam Mỹ tới hôm nay vẫn lưu dấu ấn của thời Aztec cực kỳ đậm nét, dù người Tây Ban Nha cũng đã cố gắng cải đạo dân bản địa và áp đặt văn hoá của họ lên miền đất mới, cũng vì hình thái tổ chức của Aztec đã ít nhất bắt kịp với châu Á là hình thái nhà nước phong kiến. Đó là quy luật nghiệt ngã của lịch sử: chỉ có những nền văn hoá mạnh nhất mới có thể tồn tại lâu dài. Nhưng dù vậy, thật khó có thể phủ nhận những đóng góp của thổ dân da đỏ Mỹ cho nền nông nghiệp châu Âu khi đó: chính dân da đỏ đã dạy người da trắng cách trồng bắp, khoai tây, ớt và thuốc lá – những giống thực vật chỉ có ở Tân thế giới khi đó, không hề có ở Cựu lục địa. Việc phát hiện ra một loại gia vị cay nồng và đủ nóng để bảo quản thực phẩm, hay những nguồn tinh bột hoàn toàn mới thực sự đã nâng cao một cách rõ rệt sức khoẻ của người châu Âu khi đó – vốn lúc trước quằn quại bởi những cơn dịch chết người.

Đó là trên “mặt trận” văn hoá, còn về mặt chính trị và pháp lý thì sự thể còn phức tạp hơn rất nhiều. Về việc này thì mình xin hẹn lại kỳ sau, nhưng mình cũng chỉ xin mào đầu một đoạn ngắn thế này: không chỉ chính phủ của người da trắng hám quyền lực và hám lợi, mà cả những thủ lãnh bộ lạc cũng luôn tìm cách duy trì quyền lực của họ trong bộ lạc với mỹ danh “chủ quyền bộ lạc”, mặc cho điều kiện sống của đồng bào họ trở nên tồi tệ đến thế nào. Kết quả là hai thế lực đó ngấm ngầm chia chác quyền lực với nhau thông qua một cơ chế hết sức đáng hổ thẹn là các “khu bảo tồn người da đỏ” mà ở đó, sự nghèo đói đã trở thành một đặc tính thường trực.

II. Vậy thì người Mỹ giải thích ra sao với chế độ nô lệ đã từng tồn tại trên đất này? Những người nô lệ da đen ấy họ đâu có được coi là người Mỹ?

Đây là một chương đen tối trong lịch sử của nước Mỹ và người Mỹ vẫn còn phải vật lộn với nó tới ngày nay, mình không phủ nhận. Nhưng nói đi cũng phải nói lại: chế độ nô lệ, vào thời nước Mỹ ra đời, vẫn còn là một thành phần phổ biến. Gần như mọi quốc gia trên thế giới khi đó, từ các triều đình Công giáo châu Âu, các đế quốc bộ lạc châu Phi, châu Mỹ hay thậm chí là các vương quốc châu Á đều thực hiện nó cả. Thời ấy, thậm chí ý tưởng chính công dân bình thường là người bỏ phiếu bầu chọn ra chính phủ của mình chứ không có hoàng đế hay “thiên mệnh” gì còn là một điều vô cùng xa lạ nữa mà. Chế độ nô lệ tồn tại được trong thời gian đầu chủ yếu là vì lý do kinh tế: thời đó chưa có máy móc mà đất đai ở Mỹ đã màu mỡ lại quá rộng, nếu không dùng một lượng lớn nhân công thì sẽ không thể khai thác xuể. Mà các chủ đồn điền khi đó với đầu óc thực dụng đúng theo motif chủ nghĩa tư bản đã cân đo đong đếm như sau: nông dân da trắng mướn không được bao nhiêu người vì nguồn vốn có hạn, lại còn hay đổ bệnh vì khí hậu á nhiệt đới miền Nam nước Mỹ rõ ràng không phù hợp với giống dân da trắng tóc vàng vốn đã quen khí hậu ôn đới; dân da đỏ bản địa thì còn tồi tệ hơn khi bệnh sốt rét, sốt vàng da, đậu mùa từ châu Âu truyền sang đã khiến họ chết như ngả rạ; châu Á ở quá xa và khi đó kinh tế châu Á còn đang thịnh, không dễ kiếm được người chịu đi xa làm đồng, vả khi ấy châu Á vẫn còn là nơi khá là xa lạ đối với phương Tây. Quanh đi quẩn lại, “xài” dân da đen vẫn là “sáng suốt” nhất: dân da đen nổi tiếng khoẻ mạnh, dai sức, đã thế giá mua người lại quá rẻ mạt, dù mua số lượng lớn thì vẫn là đầu tư một mà lãi được mười. Thế là từ đó, hễ nói đến nô lệ là nghĩ ngay đến người da đen vì một lý do kinh tế đơn giản vậy thôi. Và đặc biệt, điều kiện thúc đẩy để dẫn đến Nội chiến Mỹ nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ cũng là điều kiện kinh tế: sự xuất hiện của máy móc cơ giới hiện đại thông qua Cách mạng Công nghiệp.

Bản thân người Mỹ cũng đã phải vật lộn liên tục giữa hai khuynh hướng độc tài chủng tộc và hoà nhập chủng tộc, giống hệt như cái cách họ vật lộn giữa phe tả và phe hữu vậy. Và đó là lý do vì sao mà lịch sử Mỹ vĩnh viễn vinh danh Tổng thống Abraham Lincoln – vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử của Đảng Cộng hoà và được cả hai phe tả hữu tôn xưng như anh hùng dân tộc. Là vị Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hoà, ông vừa lãnh đạo khối ôn hoà trong đảng, nhất mực thi hành chính sách giải phóng nô lệ, chèo lái phe Liên bang miền Bắc tới chiến thắng trong Nội chiến Mỹ. Nhưng cái đáng quý nhất của ông mà người đời thường bỏ qua, đó là ông không hề muốn đàn áp, giam cầm hay hành hạ phe thua cuộc mà muốn để họ “thoải mái”, thậm chí là dùng lại lá cờ Liên minh miền Nam hay dựng tượng kỷ niệm các vị tướng miền Nam, bởi đơn giản cái quan trọng nhất ông muốn thực thi là xoá bỏ chế độ nô lệ, còn về cơ bản đều là người Mỹ với nhau, mà đã là người Mỹ thì có quyền tự do, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tôn giáo. Nhưng ở đời không như là mơ, Tổng thống Lincoln phải đổi cả sinh mạng cho việc giải phóng nô lệ, sau đó bè đảng Dân chủ ra sức phá hoại di sản đoàn kết đại đồng của ông bằng cách dựng lên nhiều luật lệ phân biệt với người da đen gọi là “các luật Jim Crow” ở các bang miền Nam, tạo ra hội kín “Ku Klux Klan” tôn thờ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng mà đã giết hại nhiều người da đen bằng những phương pháp dã man như treo cổ hay thiêu sống. Đổi lại, Đảng Cộng hoà phải vận động diễn giải Tu chính án thứ hai cho phép người da đen – nay đã được coi là công dân – được quyền mang vũ khí để tự vệ. Đó là lý do đảng Cộng hoà vẫn dán chặt với việc bảo vệ quyền được sử dụng súng tới tận bây giờ (mặc cho họ bị sỉ vả không biết là bao với chuyện này), mà gốc gác ngày xưa vốn từ một quan điểm rất nhân bản “kiểu Mỹ”: một người da đen, trắng hay bất cứ da nào khác cũng là một người Mỹ có quyền tự do quyết định và bảo vệ vận mệnh của mình, việc sử dụng súng là hành động bình thường và họ nên học cách tự bảo vệ chính mình như bao công dân khác. Đó là khi bạn thực sự được coi là người Mỹ với đầy đủ tư cách – một cá nhân độc lập bình đẳng với tất cả mọi người về quyền lợi, cơ hội cũng như ý thức trách nhiệm. Nếu nói sự bình đẳng cơ hội của người da đen bị xâm phạm bây giờ, thì sự thật khó ngửi ở đây chính là từ những hành vi của đảng Dân chủ – dù vô tình hay cố ý. Và quan trọng hơn hết là, thay vì suốt ngày ôm mặc cảm nạn nhân và lúc nào cũng khản cổ ăn vạ, tại sao không chứng minh rằng mình là một cá thể biết suy nghĩ và biết tự lo liệu cho bản thân? Nếu thù ghét nước Mỹ đến vậy, tại sao không tìm đường trở về đất tổ châu Phi cho rồi? Câu trả lời, mọi người tự điền vô nhé.

III. Ngoài Mỹ ra vẫn có nhiều nước tiếp nhận dân nhập cư khác mà, như nước Úc, Canada hay các nước Mỹ Latin chẳng hạn? Tại sao lý tưởng “chúng ta là một” lại là đặc trưng của riêng nước Mỹ?

Đây là điều mà thậm chí người ta sống ở Mỹ cả đời có khi vẫn không dễ để hiểu. Mình cũng lộn đi lộn lại liên tục mới có thể thấu hiểu sơ sơ một đặc trưng rất lạ lùng của xứ này. Nguyên do cơ bản ở đây là: lý tưởng đó mang màu sắc triết học phổ quát, không có tính chất sắc dân hay chủng tộc. Và cũng vì không có tính chất sắc dân hay chủng tộc, mà người Mỹ có một tâm lý phòng ngự rất lạ thường đối với người nước ngoài muốn trở thành người Mỹ: “nếu anh hay chị muốn trở thành người Mỹ giống như chúng tôi, chúng tôi rất vui nhưng quan trọng là anh chị phải chịu hoà đồng và chia sẻ nền văn hoá của anh chị cho chúng tôi, cũng như chúng tôi sẽ chia sẻ văn hoá của chúng tôi cho anh chị.” Ai không hiểu tâm lý phòng ngự này sẽ dễ nói rằng nước Mỹ kỳ thị, trong khi trên Trái Đất này thực sự rất khó tìm một nước nào ít kỳ thị ngoại tộc hơn nước Mỹ. Vì sao lại có thứ tâm lý phòng ngự quái lạ này? Bởi người Mỹ từ sâu thẳm trong lòng hiểu rằng đất nước của họ là một đất nước “nhân tạo” hoàn toàn, không hề có cơ sở lịch sử hay văn hoá như những nước khác, nên để giữ yên xã hội không phải là chuyện dễ dàng. Một mặt, họ cũng muốn dung nạp và duy trì tất cả những đặc sắc văn hoá từ khắp nơi trên thế giới, nhưng mặt khác, họ lại không muốn để những sai biệt văn hoá đó tồn tại quá lâu và quá sâu, đủ để gây nên sự chia rẽ nguy hiểm trong lòng xã hội. Cái mâu thuẫn căn bản giữa hai nhu cầu đó chính là nguyên do của mọi tranh cãi về thứ gọi là “bản sắc Mỹ”. Chính vì vậy, người Mỹ rất e ngại lối sống co cụm thành những cộng đồng biệt lập của những thế hệ di dân mới đến, đặc biệt là từ những nơi quá đỗi xa xôi và kỳ bí với họ như Đông Á hay Trung Đông. Họ sợ vì họ không hiểu văn hoá của những người mới đến là một, họ còn sợ nguy cơ di dân chiếm đất – đất đai mà các đời di dân trước đã mở được – rồi đòi ly khai tạo ra nhà nước riêng là hai. Họ muốn những người mới đến phải tản ra và hoà nhập chung vào cộng đồng của họ, chia sẻ văn hoá mới cho họ cũng như chấp nhận một phần nếp sống của họ, để thực sự trở nên “chúng ta là một”. Cái “nỗi niềm” của người Mỹ đằng sau câu tiêu ngữ đó là như vậy, mà rõ ràng ưu tư của họ là hoàn toàn hợp lý nếu xét họ là công dân của một quốc gia có chủ quyền và thực sự muốn bảo vệ quốc gia của mình.

Còn về các nước cũng “từ di dân mà ra” như Úc, Canada hay các nước Mỹ Latin, rõ những nước ấy có một văn hoá dựa trên sắc dân và lịch sử đàng hoàng, nắm giữ địa vị chủ chốt mà mọi người không biết đó thôi. Như mình đã nói về các nước Mỹ Latin – họ là hậu thân của các đế quốc da đỏ như Aztec và Inca, hoà trộn cùng văn hoá Công giáo mang màu sắc Tây Ban Nha, từ đó mà thứ văn hoá ấy nắm vai trò chủ đạo và dẫn dắt xã hội. Nếu tìm hiểu về Nhật kiều trên đất Nam Mỹ, mọi người sẽ thấy là cả một cộng đồng lớn như vậy mà lại sống rất co cụm chứ không hoà đồng chút nào hết. Còn Canada hay Úc, đó là những thuộc địa cũ của Đế quốc Anh. Mà khác với Mỹ nổi loạn để độc lập, Canada và Úc lại rất trung thành với triều đình Anh (Canada còn là nơi dung thân của phe bảo hoàng ở Mỹ chạy nạn sang thời Chiến tranh Cách mạng). Tới tận nửa sau thế kỷ XX tức là gần hai trăm năm sau khi thành hình, các nước này mới thực sự là các quốc gia độc lập về chủ quyền và luật lệ, nhưng trong hiến pháp họ vẫn tiếp nhận Nữ hoàng Anh như vị quân chủ của họ, Nữ hoàng trên đất họ, và mô phỏng hoàn toàn đại nghị chế theo khuôn mẫu Westminster của Anh. Vậy tại sao những nước Canada và Úc vẫn tạo cảm giác giống như Mỹ là một “quốc gia nhập cư”? Bởi đơn giản đó là di sản của Đế quốc Anh – một đế quốc đã chinh phục rất nhiều dân tộc khắp địa cầu và thiết lập hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, do đó văn hoá cũng đã có sự cởi mở nhất định với ngoại lai. Tuy nhiên, về bản chất thì người Anh rất tự tôn về văn hoá của mình, do đó đi kèm với sự đầu tư vào thuộc địa (so sánh với Pháp thì người Anh đầu tư vào thuộc địa rất nhiều và rất bài bản, tạo tiền đề cho những quốc gia độc lập sau này) họ cũng cố gắng đồng hoá người bản địa, hoặc ít nhất, giữ họ ở xa chính quốc một chút. Chính vì vậy mà ở Canada hay Úc ngày nay, chính quyền cũng như người dân dung dưỡng cho việc di dân sinh sống co cụm, bởi lẽ đối với họ đó là cách để bảo vệ văn hoá của mình cũng như bồi đắp nhân lực cho một xã hội bị lão hoá. Đó là chưa kể, có một nét đặc trưng cực kỳ quan trọng của nước Mỹ, người Mỹ và văn hoá Mỹ đã khiến cho việc nhập cư vào Mỹ mang tính chất rất khác biệt so với việc nhập cư vào Úc hay Canada, nhưng mình xin hẹn mục cuối, vì nó nằm trong giá trị cốt lõi thứ ba của nước Mỹ cơ.

Nếu phải tóm gọn tất cả những gì mình nói ở trên, thì chắc là mình sẽ nói văn hoá Mỹ có tính hoà đồng và cởi mở rất cao cùng quan niệm về quốc gia – dân tộc rất khác lạ, thậm chí kỳ quặc. Chính sự kỳ quặc này mà nước Mỹ dù đã làm nên rất nhiều thành tựu tiến bộ cho nhân loại, điều tiếng xấu của nó vẫn nhiều không kể xiết. Bởi lẽ, một quốc gia được tạo nên bởi một cách khác thường cần phải hiểu theo một giá trị quan khác thường không kém, không thể áp dụng chủ nghĩa dân tộc theo cách hiểu ở các nước khác được. Hy vọng, sau khi mọi người đã hiểu hết tất cả những gì mình nói, mọi người sẽ bớt ghét nước Mỹ hơn.