Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải:

Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.

G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.

H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.

K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.

L. Thờ cúng tổ tiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E, H, L

A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.

B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kể cho các bạn nghe.

C. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.

D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi?

1/ Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.

2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên làm nó xấu đi trong hoàn cảnh trên.

2/ Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của áo dài.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?

3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc.

2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy.

3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa…

Câu hỏi

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em, đó là những hủ tục, gây hao phí, tốn tiền của của xã hội nên cần được chấm dứt.

Lời giải:

Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc, tiếp thu các phản văn hóa; quen lối sống hưởng thụ, cá nhân; ích kỉ.

Các bạn cần chăm tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đọc sách, báo viết về thời oanh hùng. Bên cạnh đó, cần cảm thấy tự hào, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc…

Lời giải:

Em hãy tìm hiểu về các truyền thống: yêu nước, dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam… và kể lại cho các bạn của em nghe.

Lời giải:

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi kéo….

Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Câu chuyện trên gợi nhớ về truyền thống ngày Tết, vừa là Tết về mặt xã hội vừa là Tết để tri ân thầy cô. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.

Trả lời câu hỏi trang 38 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?

2/ Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?

Lời giải:

1/ Từ thời Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu (1070) và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông (1066 – 1127) là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta. Và rồi truyền thống đó như một sợi dây chỉ đỏ nối dài đến thế hệ ngày nay.

2/ Để phát huy truyền thống hiếu học của đất nước, em cần:

– Cố gắng học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

– Biết ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó.

– Biết chăm tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kĩ năng, thêm hiểu biết về xã hội.

Truyền thống là gì? Truyền thống tiếng Anh là gì? Một số truyền thống tốt đẹp của Việt Nam?

Mỗi một đất nước hay dân tộc đều sẽ có những truyền thống tốt đẹp và cần được gìn giữ, Việt Nam cũng vậy, qua những thời kì lịch sử và văn hóa của dân tộc đã đúc kết lại những truyền thống tốt đẹp cho dân tộc ta. Vậy thực chất truyền thống là gì? Một số truyền thống tốt đẹp của Việt Nam? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Truyền thống là gì?

Truyền thống là một khái niệm tương đối trừu tượng và để định nghĩa chính xác về truyền thống là gì cũng không dễ. Để hiểu rõ về truyền thống thì chúng ta cần cắt nghĩa dựa trên nhiều phương diện, nhiều nguồn thông tin. Theo cách hiểu trong Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay.

Tựu chung lại, có thể hiểu truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác dụng to lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau.

Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện.

2.Truyền thống tiếng Anh là gì?

Truyền thống tiếng Anh là ” Traditional”.

3. Một số truyền thống tốt đẹp của Việt Nam:

 Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc

Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia.

Trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đến Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn Viết Xuân với tinh thần “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”…

Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, xứng đáng với lời ngợi ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1.

 Lòng yêu thương, độ lượng, sống có nghĩa tình với con người

Đây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ “tình” – Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù …

Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con cháu Rồng Tiên – Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.

Trong 86 năm qua kể từ khi có Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng Việt Nam thêm một lần nữa đã thể hiện sức sống kỳ diệu và chứng minh chân lý đúng đắn về sức mạnh vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh đó chính là mạch nguồn của các thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)…  Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tinh thần đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa hơn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, do đó tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam luôn được Đảng ta nhấn mạnh “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế… phát huy cao độ nội lực, đồng thời phải tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”2.

Như vậy, biểu hiện về tinh thần đại đoàn kết cộng đồng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, có giá trị lý luận và thực tiễn cách mạng sâu sắc. Phát huy đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam – “Một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”.

 Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất

Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên.

Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lịch sử khoa bảng của dân tộc còn lưu danh những tấm gương sáng ngời về ý chí và tinh thần ham học: Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, theo học nơi cửa chùa, đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta khi mới 13 tuổi. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo không thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe thầy giảng, đêm đến phải học dưới ánh sáng của con đom đóm trong vỏ trứng, đã đỗ trạng nguyên và trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt).

Đó còn là những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài đáng kính: Nhà giáo Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,  Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà bác học Lê Quý Đôn…; là tinh thần của nghị lực phi thường vươn lên trở thành nhà giáo ưu tú – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký… Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi trọng việc học và người có học, tôn trọng thầy cô, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, dòng chảy của truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các thế hệ người Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng.