Fe trong chứng khoán là gì

Các chỉ số phân tích cơ bản quan trọng mà nhà đầu tư chứng khoán cần biết (Phần 1)

Fe trong chứng khoán là gì
Team Anfin

Khi phân tích cơ bản, nhà đầu tư sẽ cần xem xét nhiều công cụ, chỉ số để đánh giá giá trị và tình hình hoạt động của một công ty.

Fe trong chứng khoán là gì

Phân tích cơ bản là phương pháp giúp xác định giá trị giao dịch cổ phiếu của một công ty so với các công ty tương tự. Việc phân tích sẽ cần xem xét trên nhiều yếu tố, bao gồm cả doanh thu, quản lý tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như lãi suất. Dưới đây là các công cụ và chỉ số quan trọng mà bạn cần xem xét khi đánh giá cổ phiếu bằng phương pháp này.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về phương pháp phân tích cơ bản? Hãy xem ngay bài viết sau.

Bắt đầu từ việc xem xét thu nhập (Earnings)

Khi phân tích cổ phiếu, bạn sẽ cần xem xét nhiều loại dữ liệu. Nhưng dữ liệu đầu tiên bạn nên tìm kiếm là thu nhập của công ty. Đây là cách đơn giản nhất để trả lời cho câu hỏi: Công ty kiếm được bao nhiêu tiền? Và nó có khả năng kiếm được bao nhiêu trong tương lai? Nói cách khác, thu nhập là lợi nhuận của công ty. Thông thường, các công ty sẽ báo cáo thu nhập của họ mỗi quý. Các nhà phân tích sẽ theo dõi thường xuyên các báo cáo này, đặc biệt là đối với các công ty lớn.

Khi một công ty báo cáo thu nhập của họ đang tăng lên, điều đó thường dẫn đến giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn. Trong một số trường hợp, nó cũng kéo theo việc cổ tức tăng lên; hoặc bắt đầu có chính sách chia cổ tức, nếu trước đây công ty đó chưa từng chia cổ tức. Khi thu nhập không đạt như kỳ vọng, giá cổ phiếu có thể giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà giao dịch sẽ nhanh chóng bán bớt cổ phiếu của họ vì chúng có thể đang được định giá quá cao, gây ra sự sụt giảm giá.

Các chỉ số phân tích cơ bản quan trọng khác

Mặc dù thu nhập là một chỉ số rất quan trọng, nhưng chỉ xem xét thu nhập là chưa đủ. Chỉ số này không cho thấy thị trường chứng khoán định giá cổ phiếu như thế nào. Bạn sẽ cần xem xét thêm các công cụ phân tích cơ bản khác để có bức tranh tổng thể về cách cổ phiếu được định giá. Các chỉ số khác bạn cần theo dõi, bao gồm:

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per share - EPS)

EPS là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng lợi nhuận của công ty chia cho số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty đó. Công thức tính:

Fe trong chứng khoán là gì

Chỉ số này là một trong những số liệu quan trọng nhất được sử dụng để xác định lợi nhuận của một công ty. Chỉ số này càng cao thì mức lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được càng lớn. Nó được dùng để so sánh chỉ số thu nhập qua các kỳ báo cáo của cùng một công ty. Không nên so sánh EPS giữa các công ty với nhau vì một công ty có thể lựa chọn số cổ phiếu lưu hành khác nhau, quy mô công ty khác nhau nên sự so sánh này không có ý nghĩa.

EPS có thể chia thành là EPS cơ bản và pha loãng.

  • EPS cơ bản tính trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
  • EPS pha loãng bao gồm cổ phiếu công ty nắm giữ và những cổ phiếu có thể phát hành cho các nhà đầu tư trong tương lai.
P/E (Price to Earnings)

Chỉ số P/E (Price to Earnings) là một trong những công cụ thiết yếu của phân tích cơ bản. Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu so với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Công thức tính:

Fe trong chứng khoán là gì

Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng P/E càng thấp thì giá cổ phiếu càng rẻ nên mua vào. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu lý do đằng sau chỉ số P/E.

  • P/E thấp do giá cổ phiếu rẻ hay vì mô hình kinh doanh của công ty chưa hợp lý và đang xuống dốc.
  • Ngược lại P/E cao do cổ phiếu định giá quá đắt hay vì công ty có triển vọng kinh doanh tốt, và được các nhà đầu tư đánh giá cao.

Chỉ số P/E nên được so sánh giữa các công ty cùng ngành và có mô hình kinh doanh tương tự.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)

Vì vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng tài sản của công ty trừ đi nợ, ROE được coi là tỷ suất sinh lợi trên tài sản ròng. ROE được coi là thước đo khả năng sinh lời của một công ty và mức độ hiệu quả của nó trong việc tạo ra lợi nhuận. Công thức tính:

Fe trong chứng khoán là gì

Chỉ số ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

P/B (Price to Book)

P/B là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của nó. Giá trị ghi sổ sẽ bằng tổng giá trị của tài sản trừ đi các khoản nợ và khấu hao. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính:

Fe trong chứng khoán là gì

Đối với các nhà phân tích cơ bản, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

  • Nếu tỷ lệ P/B < 1, thì cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị ghi sổ.

Trường hợp này có thể xảy ra vì những người tham gia thị trường cho rằng giá trị tài sản của công ty bị thổi phồng quá mức. Nếu công ty có tài sản được định giá quá cao, các nhà đầu tư có thể sẽ tránh mua cổ phiếu vì giá thị trường của cổ phiếu sẽ nhanh chóng bị điều chỉnh về mức giá thật.

Ngoài ra, P/B thấp cũng có thể vì công ty đáng có mức thu nhập trên tài sản quá thấp.

  • Nếu tỷ lệ này > 1, thì cổ phiếu đang được định giá cao.

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

P/S (Price to Sales)

Chỉ số P/S (Price to Sales) là chỉ số cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đồng doanh thu trên một cổ phiếu. Công thức tính:

Fe trong chứng khoán là gì

P/S dựa trên doanh thu và nhằm xác định xem doanh thu được đánh giá cao như thế nào. Hệ số này càng cao thì giá trị được đánh giá từ doanh thu càng lớn. Hệ số này phát huy hiệu quả trong việc định giá các cổ phiếu tăng trưởng chưa mang lại lợi nhuận hoặc phải chịu thua lỗ tạm thời.

Tóm lại...

Các nhà đầu tư sử dụng các công cụ phân tích cơ bản để xác định giá trị ước tính trong tương lai của một cổ phiếu. Có rất nhiều công cụ và chỉ số mà nhà đầu tư theo phương pháp này cần xem xét. Trong đó, các chỉ số kể trên là những chỉ số cơ bản và quan trọng nhất mà nhà phân tích cơ bản cần theo dõi.

Xem ngayphần 2 tại đây.

Để đầu tư chứng khoán dễ dàng và thuận tiện, hãy tải ngay App Anfin - Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.

Kiến thức