Gan có phản ứng cửa là gì năm 2024

Huyết khối tĩnh mạch cửa gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hậu quả là xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch, thường ở đoạn thấp thực quản hay dạ dày. Chẩn đoán dựa trên siêu âm. Điều trị liên quan đến việc kiểm soát chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch [thường dùng thắt nội soi, truyền tĩnh mạch octreotide, hoặc cả hai], dự phòng tái phát bằng sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm và đôi khi cần phẫu thuật tạo shunt và ly giải huyết khối với huyết khối cấp tính.

Các triệu chứng và dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch cửa

  • Siêu âm Doppler

Huyết khối tĩnh mạch cửa được nghi ngờ ở bệnh nhân với những biểu hiện sau:

  • Các bất thường nhẹ ở chức năng gan hoặc các enzyme cùng với các yếu tố nguy cơ như nhiễm trùng rốn sơ sinh, viêm ruột thừa trẻ em, hoặc rối loạn tăng đông máu
  • Đối với một số trường hợp cấp tính, cần ly giải huyết khối
  • Dùng thuốc chống đông kéo dài
  • Quản lý tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và các biến chứng của nó

Trong trường hợp cấp tính, ly giải huyết khối đôi khi thành công, tốt nhất khi mới xuất hiện tình trạng tắc mạch, đặc biệt là khi có tình trạng tăng đông máu. Dùng thuốc chống đông máu không làm ly giải huyết khối nhưng có nhiều giá trị trong ngăn ngừa lâu dài tình trạng thái tăng đông máu mặc dù có nguy cơ gây xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch là giãn các tĩnh mạch ở thực quản đầu xa hoặc dạ dày đầu gần do áp lực tăng cao trong hệ thống tĩnh mạch cửa, điển hình là do xơ gan, gây ra. Giãn tĩnh mạch có thể gây chảy máu... đọc thêm

. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần điều trị trực tiếp nguyên nhân [ví dụ viêm rốn, viêm ruột thừa]. Nếu không, cần tập trung điều trị tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa Tăng áp cửa là áp lực cao trong tĩnh mạch cửa. Tình trạng này thường do bệnh xơ gan [ở Bắc Mỹ], bệnh sán máng [ở vùng dịch tễ], hoặc bất thường mạch máu gan gây ra. Hậu quả bao gồm giãn tĩnh... đọc thêm và các biến chứng của nó; điều trị có thể bao gồm tiêm tĩnh mạch octreotide [một chất đồng đẳng tổng hợp có tác dụng tương tự somatostatin] và thắt mạch nội soi để kiểm soát xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch và các thuốc chẹn beta giao cảm không chọn lọc để ngăn ngừa tái phát. Những liệu pháp này đã làm giảm việc phải phẫu thuật tạo shunt [ví dụ shunt tĩnh mạch mạc treo tràng trên - tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lách -tĩnh mạch thận] có thể bị tắc nghẽn và có tỷ lệ tử vong do phẫu thuật từ 5 đến 50%. Các shunt tĩnh mạch cửa chủ trong gan [TIPS] có một vai trò hạn chế trong việc điều trị [xem [ ]].

  • 1. Valentin N, Korrapati P, Constantino J, et al: The role of transjugular intrahepatic portosystemic shunt in the management of portal vein thrombosis: A systematic review and meta-analysis. Eur J Gastroenterol Hepatol 30[10]:1187-1193, 2018. doi: 10.1097/MEG.0000000000001219
  • Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch cửa bao gồm nhiễm trùng rốn [ở trẻ sơ sinh], viêm ruột thừa [ở trẻ em] và tình trạng tăng đông máu [ở người lớn].
  • Nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch cửa nếu bệnh nhân có các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa khi không có xơ gan hoặc nếu họ có bất thường gan nhẹ, không đặc hiệu, cùng với các yếu tố nguy cơ.
  • Chẩn đoán xác định bằng siêu âm Doppler hoặc nếu kết quả không rõ ràng có thể chụp MRI hoặc CT tương phản.
  • Điều trị nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cửa và các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch thường gặp ở nhiều bệnh lý. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, trong đó có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trong cơ thể người, động mạch thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan về lại tim. Trong đó, không giống như những tĩnh mạch bình thường, tĩnh mạch cửa lại thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy, lách đến gan. Sau khi nhận máu từ tĩnh mạch cửa vận chuyển tới, gan thực hiện chức năng lọc và đào thải những chất độc khác có trong máu ra khỏi cơ thể.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa tăng cao, >10mmHg, trong khi thông thường chỉ số này là từ 3 - 6 mmHg.

2. Nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Có nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tĩnh mạch cửa so với gan, các nguyên nhân được phân thành như sau:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trước gan: hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh [thường gặp ở trẻ nhỏ], viêm tắc tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách [thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người già, bệnh nhân mắc bệnh nặng phải nằm một chỗ trong thời gian dài, ...], khối u ở bụng gây chèn ép do ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan: ung thư di căn đến gan, xơ gan, xơ gan ứ mật nguyên phát, viêm gan do bia rượu, gan nhiễm mỡ. Trong đó, xơ gan được cho là nguyên nhân chủ yếu.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau gan: viêm màng ngoài tim co thắt, các bệnh lý gây tăng áp lực tim phải như suy tim phải, hở van tim 3 lá, cơ tim.

Suy tim là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau gan

3. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Thông thường bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa không có triệu chứng bất thường nào cho đến khi xuất hiện các biến chứng. Tuy nhiên một số biểu hiện sau là thường gặp trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa:

  • Bụng căng, báng bụng
  • Lách to
  • Giãn tĩnh mạch thành bụng

4. Biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan. Các biến chứng đó là:

  • Giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản
  • Xuất huyết tiêu hóa do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản gây ra
  • Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa
  • Rối loạn đông máu do gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu
  • Cường aldosteron
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Bệnh lý não

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây xuất huyết tiêu hóa

5. Chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Hầu hết bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa được phát hiện khi nhập viện với các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, đau bụng cấp, tiểu ít, giảm sút tri giác.

Để chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gồm có các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: nồng độ albumin trong máu giảm, nồng độ globulin tăng, AST, ALT tăng nhẹ, nồng độ bilirubin, phosphatase kiềm bình thường hoặc tăng, thiếu máu, bạch cầu và tiểu cầu giảm.
  • Siêu âm: Siêu âm để tầm soát xơ gan và siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa với hình ảnh sóng dòng chảy dẹp.
  • Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này được chỉ định khi siêu âm không cho kết quả rõ ràng.
  • Nội soi thực quản - dạ dày: Phương pháp này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa với hình ảnh giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Chụp X-quang động mạch thân tạng: Phương pháp này được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật tạo shunt tĩnh mạch cửa - tĩnh mạch chủ vì cho pháp đánh giá được cấu trúc giải phẫu của tĩnh mạch cửa.

Ngoài ra, việc chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn có thể bằng cách đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp và tĩnh mạch cửa trên gan, xạ hình gan, sinh thiết gan.

Nội soi thực quản - dạ dày trong chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa

6. Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm các điều trị sau: điều trị giảm áp lực tĩnh mạch cửa, điều trị biến chứng [xuất huyết tiêu hóa, cổ trướng], cấy ghép gan.

  • Điều trị làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Có các phương pháp điều trị như phẫu thuật dẫn lưu máu hệ cửa - chủ [được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa rõ rệt, tiền sử xuất huyết tiêu hóa và hay tái phát, tĩnh mạch thực quản bị co giãn nhưng chức năng gan bình thường], phẫu thuật tạo dính cơ quan hệ cửa - chủ [được chỉ định khi không có khả năng hoặc không có chỉ định nối mạch máu], phẫu thuật làm giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch cửa như cắt lách, thắt động mạch lách, gan, phẫu thuật triệt mạch.
  • Điều trị biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp của tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản bao gồm điều trị nội - ngoại khoa. Khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thì tiến hành điều trị ngoại khoa với các phẫu thuật giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, can thiệp trực tiếp tĩnh mạch thực quản bị giãn, phẫu thuật ngăn chặn luồng máu được vận chuyển nối tiếp giữa tĩnh mạch cửa - chủ đi qua thực quản. Một biến chứng khác của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là cổ trướng, thường được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa.
  • Ghép gan: Ghép gan được chỉ định trong một số trường hợp nhằm điều trị triệt để chứng tăng áp tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gan được ghép, phản ứng thải trừ, miễn dịch, sinh hoá, ...

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng có thể thấy ở nhiều bệnh lý, trong đó chủ yếu là xơ gan. Bệnh nhân cần được điều trị dự phòng tăng áp tĩnh mạch cửa để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra và gây tử vong.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có khám chuyên khoa tiêu hóa. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo sẽ đem lại sự hài lòng cho toàn thể Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chủ Đề