Gan lợn ăn có tốt không

Gan lợn là món ăn chứa rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người thường có thói quen kết hợp gan lợn với các món ăn sai cách khiến nó trở thành nên có hại cho sức khỏe.

1- Giá trị dinh dưỡng của gan lợn

Gan lợn chứa lượng vitamin dồi dào , trong 100g gan lợn có chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8.700mcg vitamin A ngoài ra còn có vitamin B, D, axid folic, nicotilic và lượng đạm vô cùng lớn. Do đó, gan lợn là món ăn rất bổ dưỡng.

Theo đánh giá của các nhà khoa học gan lợn có hàm lượng vitamin A cao hơn hẳn các thực phẩm mà chúng ta thường cho rằng rất giàu vitamin A như trứng, cá, thịt, sữa,…

2- Lợi ích của gan lợn với sức khỏe

2.1 – Giúp sáng mắt

  • Hàm lượng vitamin A trong gan lợn khá lớn giúp làm sáng mắt, chống khô mắt, mỏi mắt. Do đó thường xuyên ăn gan lợn sẽ giúp bạn có đôi mắt luôn khỏe. Những người mắc chứng mờ mắt, mỏi mắt, cận thị cũng nên thường xuyên ăn gan lợn.

 

2.2- Làm đẹp da

  • Collagen trong gan lợn dồi dào, bổ sung cho cơ thể làm chậm quá trình lão hóa da, tăng cường sự mịn màng, săn chắc cho da nếu thường xuyên ăn gan lợn.

2.3 – Gan lợn bổ máu

  • Hàm lượng sắt trong gan lớn có khả năng bổ sung sắt cho cơ thể làm tăng quá trình sản xuất máu, bổ máu. Rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, người thiếu máu,…

2.4 – Ngăn ngừa ung thư

  • Vitamin C và Selen chứa trong gan lợn chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, tăng cường sực miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

2.5 – Sai lầm khi ăn gan lợn bạn cần biết để tránh

  • Gạn lợn là món ăn rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách chế biến món ăn bổ dưỡng này sẽ trở thành vô giá trị, thậm chí gây hại cho sức khỏe của bạn.

2.6 – Gan lợn xào giá đỗ

  • Giá đỗ là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với gan lợn, lượng chất sắt, đồng dồi dào của nó sẽ khiến món ăn bị phân giải, không còn giá trị dinh dưỡng.

2.7 – Gan lợn và gỏi cá

  • Theo Đông Y gỏi cá là thực phẩm sống lạnh kết hợp với gan lợn sẽ sinh ra chứng trường ung, gây chướng bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải trường hợp này bạn có thể dùng nước cam thảo nóng để trị.

2.8 – Gan lợn kết hợp rau cần, cà rốt

  • Gan lợn chứa các ion kim loại và chúng sẽ phân giải vitamin C làm mất tác dụng của cà rốt. Rau cần chứa chất cellulose và acid oxalic nếu kết hợp nó với gan lợn sẽ hạn chế của sự hấp thụ sắt của cơ thể.

2.9 – Gan lợn và cải xoăn

  • Cũng như sự kết hợp của gan lợn với cà rốt. Nếu kết hợp cải xoăn với gan lợn sẽ khiến hàm lượng vitamin C dồi dào trong cải xoăn bị phân giải và không có tác dụng. Do đó bạn không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

Mẹo làm sạch và khử mùi gan lợn

  • Bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu vang đỏ, giấm trắng rửa gan lợn để khử sạch mùi tanh và hôi.
  • Một cách khá mới nữa là bạn có thể bóc hết lớp màng bọc bên ngoài nó và ngâm với sữa bò trước khi nấu gân lợn sẽ không còn mùi hôi tanh nữa.

    Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, cho biết gan lợn giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, sắt, vitamin... đồng thời là cơ quan thải độc của cơ thể. "Tuy nhiên chức năng thải độc này không đồng nghĩa là gan tồn dư nhiều chất độc hại", giáo sư nói. Thực tế độc tố đi qua gan sẽ được chuyển hóa, phân hủy, đào thải qua phân và nước tiểu ra khỏi cơ thể. Vì vậy ăn gan an toàn nếu chế biến đúng cách.

    Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan hoặc virus gây bệnh. Khi mua, nên quan sát màu sắc của gan phải đỏ tươi, bề mặt nhẵn, không có những nốt sần sùi, không có mùi lạ. Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt và bóp hết máu đọng. Nên nấu chín và hạn chế ăn tái để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn. 

    Ngoài ra, gan có hàm lượng cholesterol cao. Khi ăn gan, cơ thể tạo ra ít cholesterol hơn để cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, dẫn đến nguy cơ gây hại cho tim mạch. Do đó không nên ăn quá nhiều nội tạng nói chung và gan nói riêng. Người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần trong tuần [khoảng 50-70 g một lần], trẻ em ăn 2 lần một tuần [khoảng 30-50 g mỗi lần].

    Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người thiếu máu, thiếu sắt, thanh thiếu niên nên ăn các loại phủ tạng với hàm lượng phù hợp theo chỉ dẫn. Người cao tuổi, thừa cân béo phì nên hạn chế ăn nội tạng. Đặc biệt, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim không nên ăn các loại phủ tạng.

    Gan có thể chế biến thành nhiều món như xào, rán, luộc... Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên xào gan với giá đỗ bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C. Nếu xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc sẽ làm vitamin C bị oxy hóa, món ăn không còn chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn gan với gỏi cá, bởi sẽ gây trướng bụng, khó tiêu.

    Gan lợn chứa các ion kim loại làm phân giải vitamin C nên hạn chế ăn kèm cà rốt. Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn cũng làm hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.

    Gan lợn có thể chế biến thành món xào, luộc song không nên kết hợp với giá đỗ hay gỏi cá. Ảnh: Boontong

    Ăn gan lợn chế biến không hợp vệ sinh cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người ăn phải gan, nội tạng động vật kém chất lượng, bị ôi thiu, biến đổi màu rất dễ bị nhiễm giun sán. Một số nội tạng như ruột, dạ dày, tá tràng... của động vật được nuôi bằng nguồn nước bẩn còn chứa vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, tiêu chảy, thương hàn.

    "Tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa lòng heo trắng sáng và không còn mùi hôi thối, làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn gây bệnh", bác sĩ Hải nhấn mạnh. Do đó, nên mua gan ở cơ sở uy tín và làm sạch trước khi ăn. 

    Ai không nên ăn gan lợn?

    Người mắc bệnh về gan Những người mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan... không nên ăn gan. Bởi vì tế bào gan không tốt sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt hầm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động.

    Trong gan lợn có gì?

    Trong gan heo chứa các loại vitamin B12, vitamin A, riboflavin [B2] và folate [B9] giúp não khoẻ mạnh, duy trì khả năng hoạt động bình thường của thị lực, tim và thận. Bên cạnh đó, gan còn chứa các chất dinh dưỡng khác như sắt, đồng, choline rất tốt cho máu và gan của chúng ta.

    Tại sao không nên ăn gan?

    Gan có nhiều purin tạo thành axit uric trong cơ thể. Do đó, cần hạn chế ăn gan nếu bạn bị bệnh gút. Tuy nhiên, nếu bạn không mắc bệnh, ăn gan sẽ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Trong tất cả các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút thì chế độ ăn uống chỉ chiếm khoảng 12%.

    Gan heo không nên ăn với gì?

    Ớt. ... .
    Súp lơ với gan lợn làm giảm hấp thu của cơ thể ... .
    Giá đỗ với gan lợn sẽ biến giá đỗ thành chất bã vô bổ ... .
    Chim cút với gan sẽ sinh ra tàn nhang. ... .
    Cà chua làm ô xy hóa vitamin C. ... .
    Thịt gà với gan gây phản ứng sinh lý ... .
    Gỏi cá với gán lợn gây khó tiêu..

Chủ Đề