Gần Mặt Cách Lòng truyện tranh

1] Sự chiếm lĩnh thị trường truyện xuất bản của truyện tranh ngoại

Năm 2019, theo Cục xuất bản, In và Phát hành, Việt Nam có hơn 60 nhà xuất bản với cụ thể số ấn phẩm truyện tranh in ra đạt gần 30 triệu bản nhưng hầu hết là truyện tranh dịch từ nước ngoài. Truyện tranh có nguồn gốc nước ngoài chiếm hơn 90% thị phần truyện tranh Việt Nam. Trong đó truyện tranh Nhật Bản [manga] chiếm ưu thế hơn cả. Tiếp đó là truyện tranh từ Hàn Quốc [Manhwa], truyện tranh Trung Quốc [Manhua] và Truyện tranh từ phương Tây [comic]…

 

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Truyện tranh Nhật Bản 

Manga – thể loại truyện tranh Nhật Bản du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XX, đã nhanh chóng cho thấy thế mạnh của mình, chiếm 4x% tổng doanh thu truyện tranh tại Việt Nam. Từ đó đến nay, manga luôn giữ vững vị trí đầu bảng cho thể loại truyện được đón đọc nhiều nhất tại Việt Nam.

Nguồn: VIRAC

Theo khảo sát mức độ quan tâm đến truyện manga,  nhóm đối tượng chiếm phần lớn độc giả tiếp xúc và đọc truyện manga là từ mẫu giáo cho đến cấp 2; trong đó hơn 90% đã từng mua manga. Với 4x% đọc truyện qua kênh trực tuyến, 7x% độc giả dành từ 30 phút đến hơn 1 tiếng đọc truyện manga mỗi ngày cho thấy sức hút của manga đối với độc giả Việt Nam. 

Không phải tự nhiên mà manga là thể loại được ưa thích nhất trong các dòng truyện tranh ở Việt Nam, ngoài lợi thế là du nhập vào Việt Nam sớm hơn truyện tranh từ các quốc gia khác thì manga còn được lòng người đọc cả về hình thức bắt mắt, mang đậm phong cách riêng của từng tác giả và nội dung sáng tạo, lồng ghép nhiều thông điệp và bài học cũng như cả yếu tố văn hóa Nhật Bản.

Một số bộ truyện manga gây tiếng vang lớn: One piece, Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, …

Truyện tranh Hàn Quốc

Manhwa xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1990s, sau manga 1 thập kỷ nhưng vẫn có đóng góp lớn trong việc phổ biến văn hóa Hàn Quốc đến độc giả Việt Nam. Manhwa chịu nhiều ảnh hưởng từ phong cách manga Nhật Bản, lại học hỏi thêm nhiều yếu tố văn hóa phương Tây và Trung Quốc nên dễ dàng được đón nhận rộng rãi bởi nội dung đa dạng. 

Tuy nhiên, độc giả ngày một khó tính hơn cả về nội dung và hình thức của từng tác phẩm truyện tranh. Theo khảo sát, sự đơn giản, chưa chau chuốt trong cách vẽ cũng như sự đơn giản, trùng lặp trong nội dung quá nhiều là lý do khiến manhwa ít được yêu thích hơn manga. Giai đoạn 2000-2010 là thời kỳ hoàng kim của truyện tranh Hàn Quốc ở Việt Nam nhưng kể từ sau 2010 đến nay, chưa có bộ manhwa nào đáng chú ý. 

Một số bộ manhwa phổ biến: Full House, Đội quân nhí nhố, Goong [Hoàng cung],…

2] Rào cản phát triển ngành truyện tranh ở Việt Nam

In lậu, không bản quyền: Truyện lậu trôi nổi trên thị trường có giá thành rẻ do scan sách gốc và in bằng giấy kém chất lượng, không có tên tác giả hoặc thông tin nhà xuất bản. Thậm chí, một số nhà sách còn liên kết với nguồn in lậu truyện để ăn chênh lệch giá cao hơn so với truyện tranh gốc.

Phát hành lậu trên website: Truyện tranh bị scan, chụp ảnh rồi đăng lên website có tốc độ lan truyền rất nhanh do tâm lý ưa thích đọc truyện miễn phí của người đọc, chi phí gần như không có so với số tiền để mua truyện tranh bản quyền. Việc phát hành truyện lậu gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu của các nhà xuất bản chính thống.

Sở hữu trí tuệ, bản quyền: Nhiều công ty lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật pháp của các họa sĩ mà lách luật, cố tình lấy cắp “chất xám” rồi từ đó kinh doanh các tác phẩm mà không có sự đồng ý từ tác giả. 

Bản dịch không sát, cắt xén, một bộ nhiều phiên bản: Tên nhân vật không thống nhất, lời văn trong truyện không có sự liền mạch, dịch ẩu, dịch không thoát ý,… là một vài trong số vô vàn vấn đề trong nhiều bản dịch truyện tranh.

Xung đột văn hóa: Không phải mọi truyện tranh từ nước ngoài đều được xuất bản luôn. Các nhà xuất bản cần chú ý tới khác biệt về phong tục, quan niệm, cách tiếp nhận hình ảnh,… Ví dụ như thứ tự đọc truyện tranh Nhật Bản là từ phải sang trái hay bộ truyện Shin – Cậu bé bút chì từng bị ngừng xuất bản một thời gian do trong truyện có một số hành động được cho là thiếu giáo dục ở Việt Nam [nhưng bình thường ở Nhật Bản]. Rất may là nhà xuất bản Kim Đồng [đơn vị xuất bản bộ truyện ở Việt Nam] đã đàm phán với nhà xuất bản Nhật Futabasha [đơn vị nắm bản quyền tác phẩm] để chỉnh sửa cho phù hợp với bạn đọc.’

3] Cơ hội của ngành truyện tranh Việt Nam

Phát triển mảng thị trường truyện tranh trực tuyến

Xu hướng chuyển từ truyện tranh xuất bản giấy truyền thống sang webtoon đã rõ ràng hơn ở một số nước trong khu vực như Thái Lan. Nếu như trước năm 2014, webtoon chỉ chiếm tỷ trọng 5% thì đến năm 2019, thể loại này đã chiếm 60% thị phần.

Theo báo cáo của Waka – một nền tảng đọc truyện trực tuyến, mỗi tháng tại Việt Nam có khoảng 2.5 triệu người thường xuyên đọc truyện tranh trực tuyến. Con số này tương ứng với quy mô khoảng 4,000,000 USD/năm.

Độc giả Việt Nam chủ yếu sử dụng điện thoại di động để đọc truyện tranh trực tuyến bởi kích thước nhỏ gọn, tiện dụng, phù hợp để đọc truyện vào bất cứ lúc nào họ có thời gian trống. Trong đó, khoảng thời gian sau 8h tối là khung giờ độc giả thường đọc truyện tranh online nhiều nhất.

Nguồn: VIRAC, Waka

Lượng độc giả tiềm năng

Trong khi đó, năm học 2019-2020, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn 5 triệu trẻ mầm non, 8 triệu học sinh tiểu học, 5 triệu học sinh THCS và gần 3 triệu học sinh ở bậc THPT và hơn 1 triệu sinh viên đại học. Điều này cho thấy lượng độc giả tiềm năng của thị trường truyện tranh Việt Nam.

Theo khảo sát của Waka, độ tuổi trung bình của những người đọc truyện tranh trực tuyến là dưới 24 tuổi, chiếm 4x.8%. Tiếp đó, độc giả trong độ tuổi 24-25 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai [3x.4%].

Nguồn: VIRAC, Waka

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ biết đọc gần như cao nhất thế giới với 95%. Cùng với đó, tỷ lệ dân số sử dụng internet cũng như các thiết bị điện tử rất cao, người dân Việt Nam trung bình dành hơn 200 phút mỗi ngày để lên mạng. Đây là tiềm năng phát triển không thể bỏ lỡ của truyện tranh online.

Phát huy thế mạnh của truyện tranh Việt tự sáng tác 

Sau loạt thành công của truyện tranh Việt như “Long thần tướng”, “Địa ngục môn”,… truyện tranh tự sáng tác của các tác giả Việt Nam nở rộ. Không khó để bắt gặp những bài đăng các tác phẩm tự sáng tác trong các cộng đồng yêu truyện tranh trên mạng hay đơn giản và phổ biến hơn là các mẩu truyện tranh ngắn được đăng tải trên mạng xã hội như “Thỏ bảy màu”, “Vàng xám comic”, “Thăng Fly Comic”,… Hiện tại, đã có một số bộ truyện tranh trực tuyến như vậy được in ra sách giấy như bộ truyện “Xấu hổ hay dễ thương”, “Chuyện vặt của Múc”, “Mèo mốc”…

Nguồn: VIRAC, Datareportal

Theo khảo sát của Waka về tình hình đọc truyện tranh online, hơn 90% người trả lời cho biết nội dung hấp dẫn là lý do quan trọng nhất quyết định việc độc giả có tiếp tục theo dõi một bộ truyện nữa hay không. Nét vẽ đẹp, hợp lý là yếu tố khiến hơn 80% người đọc muốn tiếp tục theo dõi bộ truyện. Trong khi đó, số ít quan tâm đến mức độ nổi tiếng của tác giả và các yếu tố truyền thông, quảng cáo.

Nguồn: VIRAC, Waka

Các tác giả trẻ Việt Nam hiện nay không chỉ đầu tư vào hình thức, nét vẽ mà còn rất chú trọng đến kết hợp nét đẹp văn hóa truyền thống, sự kiện lịch sử, xã hội vào làm tư liệu sáng tác, nội dung cho truyện tranh. Điều này cho thấy ý thức của giới trẻ hiện nay trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa và ý thức về lịch sử nước nhà cũng như mang đến những thông tin hữu ích cho độc giả trong nước và quảng bá văn hóa đến bạn bè quốc tế. Các tác giả trẻ Việt Nam đã tận dụng truyện tranh như một kênh giáo dục rất tự nhiên về lịch sử và văn hóa Việt Nam, khi sử dụng những nội dung gần gũi, chân thực, hướng đến lòng tự hào và tự tôn dân tộc của độc giả trong nước. 

Phát huy những yếu tố đó, ngành truyện tranh Việt kỳ vọng sẽ có những tác phẩm ấn tượng, mang nhiều nét đặc trưng Việt Nam phổ biến đến bạn đọc hơn.

Chủ Đề