Giá gỗ keo lai 2023

Năm 2021, toàn huyện trồng mới 1.268,5 ha rừng, đạt gần 115,3% kế hoạch; thu hoạch trên 29.000 m3 gỗ rừng trồng. Đây cũng là nguồn nguyên liệu cho 3 nhà máy hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ là Công ty TNHH Tam Phát, Chi nhánh Nhà máy dăm mảnh – Hợp tác xã Tiến Nam, Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành với tổng vốn đăng ký gần 189 tỷ đồng.

Theo bảng giá công bố của Hợp tác xã Tiến Nam – Chi nhánh Nhà máy dăm mảnh đóng tại thôn 1 [xã Cư Króa], từ tháng 10/2021 đến nay, nhà máy đã có 10 đợt điều chỉnh giá thu mua keo giấy [tăng từ 980.000 đồng/tấn lên 1.350.000 đồng/tấn]. Giá gỗ keo nguyên liệu tăng, sức mua mạnh, thị trường tiêu thụ ổn định khiến người trồng keo phấn khởi.

Hoạt động thu mua keo ở HTX Tiến Nam – Chi nhánh Nhà máy dăm mảnh tại xã Cư Króa

Gia đình ông Trần Tiến Anh [ở thôn 1, xã Cư Króa] có gần 8 ha keo trồng từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Đầu năm 2021, ông Anh khai thác 1 ha, thu được 130 tấn gỗ keo, bán với giá 1,1 triệu đồng/tấn, tăng gần 200.000 đồng/tấn so với năm trước, mang lại cho gia đình ông 90 triệu đồng sau khi trừ chi phí, tăng hơn 20 triệu đồng so với chu kỳ thu hoạch trước.

Anh Nguyễn Danh Nguyên, một đại lý chuyên thu mua keo nguyên liệu ở xã Cư Króa cho biết: Cây gỗ keo trồng trên đất xã Cư Króa sinh trưởng, phát triển nhanh hơn ở các vùng đất khác, thân to chắc nên trọng lượng luôn đạt trên 1 tấn/ster.

Trong khi đó, chu kỳ khai thác keo tại xã Cư Króa chỉ cần 3 - 4 năm là có thể cho thu hoạch đạt năng suất. Thời gian qua, giá thu mua keo liên tục tăng, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên cây keo được nhiều thương lái hỏi mua. Từ cuối 2021 đến nay, giá keo đã hơn 3 lần điều chỉnh tăng dần. Hiện nay, mỗi héc ta keo cho thu hoạch từ 130 – 150 tấn, với giá bán từ 1.050.000 đồng đến 1.320.000 đồng, giá bán bao khoán từ 100 – 130 triệu đồng/ha.

Người dân xã Cư Króa thu hoạch gỗ rừng trồng.

Theo tính toán, trong suốt chu kỳ 5 năm, đầu tư cho 1 ha rừng keo từ tiền mua cây giống, công cuốc hố, trồng cây giống và bón phân lót… hết khoảng 20 triệu đồng. Cứ trồng 1 ha keo lai, sau 5 năm sẽ cho năng suất từ 80 đến 100 tấn/ha, nếu rừng keo nào được chăm sóc tốt sẽ đạt năng suất 120 - 150 tấn/ha. Với giá bán bình quân khoảng 1,1 - 1,3 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng rừng có lãi bình quân khoảng 80 - 130 triệu đồng/ha, cao hơn 20 - 30 triệu đồng/ha so với năm trước.

Giá tăng là tín hiệu vui cho nông dân, nhưng điều này cũng kéo theo tình trạng nông dân thu hoạch keo non, khai thác cả những cánh rừng chưa đủ tuổi. Việc bán keo non về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ rừng trồng. Thực tế cho thấy, chủ rừng là người quyết định thời gian thu hoạch, nhưng chất lượng gỗ nguyên liệu, giá trị của ngành kinh tế rừng lại là vấn đề cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương.

Thu Nguyệt

Bài viết gốc:  //baodaklak.vn/kinh-te/202205/go-keo-tang-gia-khong-vi-loi-truoc-mat-ma-an-non-2232160/

[BGĐT] - Hơn một tháng qua, giá gỗ keo nguyên liệu, băm dăm tăng kỷ lục. Người trồng rừng thu lãi cao.

Chế biến dăm gỗ tại Công ty TNHH Hiệp Lợi, xã Dương Hưu [Sơn Động].

Theo đó, giá gỗ keo nguyên liệu dùng để băm dăm gỗ dao động từ 1,15 - 1,17 triệu đồng/tấn, cao hơn 250 nghìn đồng/tấn so với đầu năm nay. Cùng đó, giá gỗ băm dăm khô dao động từ 3,25-3,3 triệu đồng/tấn [bán tại cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh], tăng 600 nghìn đồng/tấn so với cùng thời điểm năm 2021. Đây cũng là mức giá cao nhất từ trước tới nay.

Ông Hoàng Văn Mười, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Mười, xã Nam Dương [Lục Ngạn] cho biết, nguyên nhân giá gỗ keo nguyên liệu và gỗ băm dăm tăng cao là do nhu cầu nhập khẩu gỗ dùng cho sản xuất giấy của Trung Quốc và Nhật Bản [2 thị trường xuất gỗ nguyên liệu giấy lớn nhất của Việt Nam] tăng mạnh. 

Trong khi đó, việc khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận bắt đầu giảm vì sắp vào mùa mưa, các chủ rừng hạn chế khai thác. 

Ông Hoàng Văn Đức, đại diện Công ty TNHH Hiệp Lợi, xã Dương Hưu [Sơn Động] thông tin, do thiếu nguyên liệu nên nhiều xưởng chế biến gỗ băm dăm trên địa bàn hoạt động cầm chừng. Hiện mỗi ngày xưởng chế biến gỗ của Công ty chỉ sản xuất được khoảng 100 tấn dăm gỗ, giảm 50% sản lượng so với quý II năm nay.

Giá gỗ nguyên liệu tăng cao khiến người trồng rừng phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Toản, tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Tây Yên Tử [Sơn Động] chia sẻ, hiện mỗi ha keo đạt khoảng 120 tấn gỗ/1 chu kỳ khai thác 4 năm. Với mức giá như hiện nay, mỗi ha rừng keo người dân thu lãi thêm 30 triệu đồng so với trước.

Tin, ảnh: Bảo Lâm

Triển vọng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn

[BGĐT] - Đầu năm 2022, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang triển khai mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô AH1”, với quy mô 24 ha tại huyện Sơn Động. Mô hình hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường.


Chủ Đề