Giá gỗ trắc 2023

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 250 triệu đồng đối với Dương Thái Hậu về việc vận chuyển lâm sản trái phép.

Dương Thái Hậu [SN 1989, trú ở thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai] đã có hành vi vi phạm vận chuyển lâm sản trái pháp luật 32.600kg gỗ trắc không có hồ sơ hợp pháp. UBND tỉnh Phú Yên cũng quyết định tịch thu số gỗ vận chuyển trái phép này.

Trong một diễn biến khác, UBND Phú Yên cũng mới tịch thu 15.744kg gỗ trắc có nguồn gốc trái phép. Tang vật trên bị Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng [thuộc Chi cục Kiểm lâm Phú Yên] bắt giữ trong hai đợt cách đây hơn một tháng.

Tuy nhiên, cả hai vụ vi phạm đều không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp và người vi phạm.

Được biết, tình trạng mua bán, vận chuyển gỗ trắc đang tái diễn tại nhiều địa bàn của tỉnh Phú Yên. Các đối tượng tập trung thu mua trái phép thân, cành, nhánh, gốc, rễ các loài trắc. Việc này đã tác động đến một bộ phận người dân vào rừng khai thác trái phép các loài trắc để bán cho các đối tượng.

Mỗi cân gỗ trắc được các tư thương thu gom với giá từ 7.000 đến 15.000 đồng tùy thuộc vào đường kính lõi.

Thế Phong 


Trong khi các chợ khác chủ yếu bán gỗ lớn thì chợ Phù Khê [Từ Sơn, Bắc Ninh] lại bán gỗ vụn, gỗ tái chế, thậm chí là củi với giá từ vài chục nghìn đồng đến một triệu đồng/kg.

Xã Phù Khê [huyện Từ Sơn, Bắc Ninh] vốn là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ truyền thống. Từ năm 2012, khu chợ rộng 10.000 m2 được hình thành để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của làng nghề và các thợ mộc, thương lái ở các tỉnh lân cận.

Chợ Phù Khê thường mở từ 8h sáng đến chiều tối, chỉ bán duy nhất một mặt hàng là gỗ vụn, song vẫn đắt khách quanh năm nhờ nguồn cung phong phú. Giá cả sản phẩm được tính theo cân tùy theo nguồn gốc, chất lượng và kích cỡ của miếng gỗ, từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng/kg.

Các tiểu thương chủ yếu nhập hàng từ Nghệ An và Gia Lai. Có người buôn gỗ quý thì sang tận biên giới Lào, Campuchia tuyển lựa.

Gỗ trắc là mặt hàng có giá trị cao nhất khu chợ. Với những khúc gỗ lâu năm, nhập từ xa về thì tiểu thương sẽ rao bán khoảng 1 triệu đồng/kg. Tiếc là sau đỉnh dịch Covid-19, tài chính khó khăn nên nhiều người buôn hạn chế nhập gỗ trắc.

Ngoài gỗ ván và gỗ ép, khách hàng còn có thể tìm thấy rất nhiều gỗ, củi thô ở chợ. Đây là mặt hàng giá rẻ nhất, có giá giao động từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Tuy vậy, nếu khách đặt mua riêng tấm gỗ lớn, hoặc nửa khúc thân cây, thì giá thành có thể lên tới hàng triệu đồng.

Phần lớn khách hàng ở chợ gỗ vụn đều là thợ lành nghề, đến tìm mua nguyên liệu để chế tác nội thất, đồ dùng trong nhà, tác phẩm mỹ nghệ. Các gian hàng có sẵn cân để người mua chủ động kiểm tra khối lượng.

Để kiểm tra chất lượng gỗ, một người mua lấy dao nhỏ cạo lớp vỏ để kiểm định phần lõi. Nếu màu bên trong đậm, nổi bật lên sắc nâu đỏ là gỗ tốt. Trái lại, nếu cạo ra vụn màu vàng nhạt là gỗ kém chất lượng.

Anh Mạnh Hùng [35 tuổi] cho biết, nghề buôn gỗ vụn đòi hỏi kiến thức sâu, rộng để có thể đánh giá gỗ một cách chính xác. Nếu không hiểu về gỗ thì sẽ rất dễ nhập hàng hỏng. Mà chỉ cần 1 hoặc 2 chuyến hàng hỏng thôi là hết vốn.

Chợ Phù Khê cũng cung cấp dịch vụ ép gỗ ngay tại chợ. Trong hình là gian xưởng nhỏ của gia đình anh Nguyễn Quyết [50 tuổi], chuyên giúp khách hàng xẻ nhỏ tấm gỗ lớn, sau đó ép gỗ bằng phẳng bằng máy chuyên dụng.

Cuối ngày, tiểu thương tranh thủ chuyển hàng đi giao ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. “Hy vọng sắp tới, du lịch phát triển lại thì chợ đông đúc hơn. Các tiểu thương có cơ hội nhập hàng gỗ quý hiếm về bán”, các tiểu thương ở chợ mong mỏi.

//soha.vn/cho-cui-go-vun-co-gia-len-toi-ca-trieu-dong-kg-o-bac-ninh-20220721113416599.htm

Theo Tổ QuốcCopy link

Link bài gốcLấy link//toquoc.vn/tim-kiem.htm?keywords=Ch%e1%bb%a3+c%e1%bb%a7i%2c+g%e1%bb%97+v%e1%bb%a5n+c%c3%b3+gi%c3%a1+l%c3%aan+t%e1%bb%9bi+c%e1%ba%a3+tri%e1%bb%87u+%c4%91%e1%bb%93ng%2fkg+%e1%bb%9f+B%e1%ba%afc+Ninh

Chủ Đề