Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 26

Tập đọc: Bè xuôi sông La – Soạn bài bè xuôi sông La trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Sông La đẹp như thế nào?Câu 2. Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?Câu 3. Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?Câu 4. Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

Câu 1. Sông La đẹp như thế nào?

–    Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Sóng nước long lanh dưới nắng như từng lớp vảy cá. Người đi bè trên sông La nghe vang vọng tiếng chim hót trên bờ đê.

Câu 2. Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

Chiếc bè gỗ được ví:

Như bầy trâu lim dim

Đằm mình trong êm ả

Cách ví von này hay ở chỗ nó thể hiện cảnh bè gồ trên sông hiện lên cụ thể, sống động. Nó gợi ra một không khí thanh bình, yên ả của một vùng quê tươi đẹp.

Quảng cáo

Câu 3. Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

Đi trên bè, tác giả nghĩ tới mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng vì bè này là bè gỗ khai thác được từ trên rừng, được chuyên chở về miền xuôi để phục vụ việc xây dựng nhà cửa và để làm ra các vật dụng tần thiết cho cuộc sông.

Câu 4. Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

Hình ảnh: Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng

Nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trong chiến tranh, bom đạn của địch đổ xuống phá hoại nhà cửa, xóm làng của chúng ta. Chúng ta vẫn không sợ chúng, vẫn anh dũng đánh trả những đòn chí tử và khi ta đã hoàn toàn chiến thắng, ta lại xây dựng lại cửa nhà khang trang to đẹp hơn.

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.

Soạn bài tiếng Việt 4 tập 2, giải bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của câu cối trang 26 sbt. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài chính tả này đều được tech12h hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

Câu 1: Trang 26 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Đoạn tả lá bàng

  • Tả sự thay đổi của lá bàng

b) Đoạn tả cây sồi

  • Tả sự thay đổi của cây sồi già
  • Hình ảnh so sánh
  • Hình ảnh nhân hóa

Trả lời.

a) Đoạn tả lá bàng

  • Tả sự thay đổi của lá bàng: tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây cối

  • Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
  • Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
  • Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già: cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.

Câu 2: Trang 26 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

 Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Trả lời.

Buổi trưa ngồi trên bờ gạch, chúng em thích thú ngắm cây phượng tỏa bóng mát cho sân chơi. Cái thân nó đẫy đà vòng tay của em, sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai, rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía.  Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng. Tán phượng xòe rộng ra như một cái ô che mát cả một góc sân, chim đậu làm tổ trên đó, suốt ngày đua nhau hót líu lo.

Câu 1 trang 26 VBT Tiếng Việt lớp 4: Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Tả lá cây

Lá bàng

          Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

b) Tả thân cây và gốc cây

Cây sồi già

         Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

         Bấy giờ đã đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.

Thep Lép Tôn-xtôi

a) Đoạn tả lá bàng

Tả sự thay đổi của lá bàng

b) Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hóa

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đoạn văn rồi trả lời.

Trả lời:

a)  Đoạn tả lá bàng

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây sồi

- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh : nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa : Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.

Với bài giải Tập làm văn Tuần 22 trang 26 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 26

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

1, Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng :

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già:

- Hình ảnh so sánh:

- Hình ảnh nhân hóa:

Trả lời:

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều

2, Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Trả lời:

   Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm ...

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối - Tuần 22 trang 26 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 26: Tập làm văn

Câu 1: Đọc hai đoạn văn tả lá cây bàng, tả thân và gốc của cây sồi già (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 41 - 42). Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng :

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già:

- Hình ảnh so sánh:

- Hình ảnh nhân hóa:

Trả lời:

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều

Câu 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

Trả lời:

   Lá cây chuối màu xanh. Thế nhưng cái màu xanh ấy cũng rất riêng biệt, lá chuối non màu xanh như lá mạ non, khi già mang màu xanh sậm. Trên thân lá từng đường gân song song đều đặn. và nếu mặt trên của lá chuối mang một màu xanh căng đẩy sức sống thì mặt dưới của nó lại như được rây lên một lớp phấn mịn màng màu trắnq bạc. Lá chuối đương non mềm mịn bao nhiêu thì càng về già nó giòn bấy nhiêu và rồi cái màu xanh sậm ấy theo thời gian ngả dần sang màu vàng úa, dần sang màu nâu thì dòng đời của nó chính thức lụi tàn. Đặc biệt, rất ít tàu lá chuối nào giữ được sự nguyên vẹn trước những cơn gió ngày đêm trêu chọc. Cho nên khi nó chuyển sang màu nâu đất thì tàu lả chuối xác xơ trông thương lắm ...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối - Tuần 22 trang 26 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết