Giải quyết việc làm là gì

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Loigiaihay.com

  • Bài 1 trang 17 SGK Địa lí 9 Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
  • Bài 2 trang 17 SGK Địa lí 9 Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? Bài 3 trang 17 SGK Địa lí 9

Dựa vào bảng số liệu 4.1, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Việc làm cho người lao động là một vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm của của nhiều quốc gia. Việc làm là yếu tố quyết định đời sống của mỗi người trong độ tuổi lao động, là điều kiện tồn tại của con người trong xã hội. Giải quyết việc làm là nhằm tạo việc làm cho người lao động, điều này có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Nếu không giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và đó chính là nguyên nhân gây ra đói nghèo, mất ổn định xã hội, làm cho kinh tế chậm phát triển. Do đó, chính sách việc làm đã trở thành một trong những chính sách xã hội cơ bản của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Ở nước ta, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn lực con người được xem là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là vấn đề mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Với quan điểm và mục tiêu và chiến lược đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhưng định hướng cho việc xây dựng nguồn nhân lực, hướng tới giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động và giải quyết việc làm cho người lao động.

Ảnh minh họa: nguồn internet

1. Nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm hiện nay

Hiện nay ở nước ta, tình trạng thất nghiệp không phải là cao [chỉ có 857.400 người thất nghiệp][1] nhưng tình trạng thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định vẫn còn phổ biến, nhất là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Vấn đề thiếu việc làm ở nước ta hiện nay, theo chúng tôi, do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, vốn là một nước nông nghiệp - gần 80% dân số ở nông thôn với trên 50% lực lượng lao động - cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động lạc hậu, nền kinh tế tự cung, tự cấp và thuần nông kéo dài, nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là rất phổ biến. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với mục tiêu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá [CNH-HĐH] đã dẫn đến tình trạng: lao động ở nông thôn đã thiếu việc làm nay càng thêm thiếu việc làm trầm trọng. Vì thế, lao động ở nông thôn bỏ lên thành thị tìm kiếm việc làm ngày càng gia tăng, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vốn đã cao, nay lại tăng lên. Theo số liệu trong Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012 của Tổng cục Thống kê thì "tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 76,7%, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn là 80,3%, cao hơn khu vực thành thị [69,6%], so với cùng kỳ năm 2012, lực lượng lao động tăng 250.000, trong đó khu vực thành thị tăng 401.000 [2,6%]"[2].

Thứ hai, do trình độ tay nghề của người lao động: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó lực lượng lao động có tầm quan trọng hàng đầu. Vốn đầu tư có thể còn vay được bằng ODA hoặc thu hút bằng FDI; thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng có thể mua, thuê được. Nhưng việc sử dụng hết lực lượng lao động, nâng cao tay nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động thì không thể vay hay mua được. Thế nhưng, cái yếu nhất của lực lượng lao động nước ta hiện nay là trình độ đào tạo nghề và tay nghề. Hiện nay, mới có khoảng hơn 20% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là đã qua đào tạo nghề. Đã vậy, cơ cấu và chiến lược đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa hợp lý, tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ” vẫn tiếp tục diễn ra. Đồng thời, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập về nội dung, chương trình, về cơ sở hạ tầng, về tổ chức thực hiện. Do đó, kết quả đào tạo nghề cho người lao động đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến việc chuyển đổi ngành nghề cho người lao động chưa mạnh, làm cho tỷ lệ người lao động thất nghiệp được giải quyết việc làm còn thấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trình độ của người lao động ở nước ta hiện nay là quá thấp so với nhu cầu lao động trong nước cũng như quốc tế, thể hiện qua bảng thống kê sau:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được tính theo tỷ lệ phần trăm[3]

STT

Trình độ

2009

2010

2011

1

Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật [CMKT]

82,6

85,4

84,6

2

Dạy nghề

6,2

3,8

4,0

3

Trung học chuyên nghiệp

4,3

3,4

3,7

4

Cao đẳng

1,7

1,7

1,7

5

Đại học trở lên

5,2

5,7

6,1

Thứ ba, lực lượng lao động của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, do đó nhu cầu việc làm vẫn rất lớn, sức ép có việc làm ngày càng nặng nề. Tính đến thời điểm 1/1/2013, cả nước có 68,82 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 52,79 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. So với cùng kỳ năm 2012, lực lượng lao động tăng 250.000, trong đó khu vực thành thị tăng 401.000 [2,6%] và khu vực nông thôn giảm 151.000 [0,4%][4]. Mặt khác, do điều kiện lịch sử để lại, do khó khăn về đầu tư mà một bộ phận không nhỏ lao động trong khu vực Nhà nước - nhất là các doanh nghiệp - sẽ thừa ra khi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Cơ cấu lao động cũng còn bất hợp lý nhất là qua việc chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực còn diễn ra chậm.

Thứ tư, do việc đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH gắn với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các thành phố lớn và các vùng phụ cận. Đó là quá trình hình thành nên các khu đô thị mới và mở rộng các khu đô thị đã có, là việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới trên các vùng đất sản xuất nông nghiệp. Điều này có nghĩa là trong quá trình đô thị hoá, một số diện tích đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị, làm cho vùng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, trong khi lực lượng lao động ở nông thôn vẫn còn quá đông. Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012 của Tổng cục Thống kê cho thấy: “Mặc dù tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay, vẫn còn 69,5% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn”[5]

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn tới tình trạng, những người nông dân vốn sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, đã không còn tư liệu để sản xuất nữa, trong khi trình độ lao động của bộ phận dân cư này chủ yếu vẫn là lao động thủ công, không có chuyên môn kỹ thuật, không có đủ điều kiện thay đổi nghề và học nghề mới.

Tình hình trên đã làm cho số người thất nghiệp và số lao động không có việc làm thường xuyên hiện nay của nước ta lên đến gần 10 triệu người. Do đó, vấn đề trước mắt và có tính xã hội sâu sắc là Đảng và Nhà nước cần tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng dôi dư và thất nghiệp, nhất là đối tượng có nhu cầu lao động cấp bách như thanh niên mới đến tuổi lao động, con em các gia đình chính sách, lao động dôi dư do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như các đối tượng tệ nạn xã hội. Số đối tượng này nếu không giải quyết được việc làm kịp thời sẽ là mầm mống gây ra những điểm nóng về mặt xã hội, dẫn đến mất trật tự trị an, thậm chí mất ổn định chính trị. Đây thật sự là vấn đề đáng lo ngại, nó trở thành một áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu không giải quyết tốt thực trạng này, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đời sống vật chất tối thiểu của người lao động sẽ không được đảm bảo. Từ đó, tất yếu sẽ nảy sinh ra các vấn đề về tinh thần, dẫn đến khả năng người lao động có thể vi phạm pháp luật gia tăng trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm gia tăng đói nghèo, bệnh tật, gây cản trở đến các hoạt động quản lý khác của Nhà nước.

Vì vậy, bên cạnh chiến lược giải quyết việc làm cho tương lai thì ngay hiện nay, Nhà nước cần phải có kế hoạch hàng năm với các chỉ tiêu và giải pháp cụ thể để từng bước giải quyết kịp thời xu hướng gia tăng nguồn lao động và thiếu việc làm hiện nay ở nước ta.

2. Quan điểm, giải pháp về giải quyết việc làm cho người lao động làm ở nước ta hiện nay

Tốc độ tăng dân số và lao động hàng năm vẫn có xu hướng tăng nhanh, nên công tác giải quyết việc làm đã trở thành một chính sách xã hội quan trọng và cơ bản không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm bảo đảm phát triển xã hội an toàn, ổn định. Tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước ta thường xuyên quan tâm thực hiện. Công cuộc CNH-HĐH diễn ra ngày càng mạnh mẽ gắn với quá trình đô thị hoá ở các thành phố lớn và các vùng phụ cận đã làm cho vấn đề việc làm hiện nay và những năm tới vẫn luôn là vấn đề cấp thiết. Do đó, đề ra các định hướng chiến lược giải quyết việc làm luôn là một trong những nội dung quản lý quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện thành công mục tiêu giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt quan điểm chỉ đạo cho vấn đề giải quyết việc làm nói chung và chính sách giải quyết việc làm trong Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. Để đạt mục tiêu đó chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

Một là, giải quyết việc làm phải thực hiện một nguyên tắc cơ bản là đảm bảo công bằng xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định: “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”[6]. Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm, tránh tư tưởng ỷ lại, trong chờ Nhà nước, tránh chủ nghĩa bình quân chia đều việc làm với thu nhập thấp. Đồng thời tránh xu hướng chạy theo thị trường tự do giải quyết việc làm, coi nhẹ trách nghiệm xã hội của Nhà nước, của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khiến cho tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội gay cấn.

Hai là, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về lao động và giải quyết việc làm được Nghị quyết Đại hội IX [2001] của Đảng nêu rõ “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[7]. Trên cơ sở đó, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm, đào tạo nghề cho người lao động; Nhà nước bảo vệ, khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, bảo vệ quyền tự do di chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút người lao động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình để giảm sức ép “cung” lên thị thị trường lao động. Đảm bảo đạt mục tiêu của chiến lược lao động, việc làm giai đoạn 2011 - 2020: "Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%; tỷ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm; tỷ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm"[8].

Ba là, cụ thể hoá các quy định tại Điều 12, 13 và 14 Bộ luật Lao động năm 2012: Nhà nước định ra chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để người lao động có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều ngành, nghề mới nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Bốn là, Chính phủ lập Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân, phát triển các vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm. Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định Chương trình quốc gia giải quyết việc làm và ngân sách cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cần phải được nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện. Các hoạt động giải quyết việc làm cần phải được triển khai phù hợp với từng vùng, từng địa phương, đào tạo cần gắn với nhu cầu việc làm của người lao động và của ngành kinh tế, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo các lợi ích, quyền lợi chính đáng của người lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề có tính chiến lược, giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững./.

[1]Tổng cục Thống kê: Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012.

[2]Tổng cục Thống kê: Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012.

[3]Tổng cục Thống kê Báo cáo điều tra lao động, việc làm năm 2011

[4] Tổng cục Thống kê: Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012

[5] Tổng cục Thống kê: Báo cáo điều tra lao động, việc làm quí 4-2012

[6]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tr. 87;

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002

Giải quyết việc làm cho người lao động là gì?

Giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra việc làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế. Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm.

Khái niệm của việc làm là gì?

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.

Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về ai?

Pháp luật lao động quy định trách nhiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trực tiếp thuộc về chính phủ và các cơ quan hành chính Nhà nước, trách nhiệm trước hết thuộc về Quốc hội và hệ thống các cơ quan quyền lực [Hội đồng nhân dân các cấp].

Lao động và việc làm khác gì nhau?

Có sự phân biệt quan trọng giữa những định nghĩa chuẩn về việc làm và lao động. ∎ Lao động được cung cấp dưới mọi dạng thức của việc làm. ∎ Tuy nhiên, lao động cũng được cung cấp dưới hình thức không được trả lương và không được xem là một hoạt động kinh tế. Do đó, lao động không đồng nhất với việc làm.

Chủ Đề