Giao dịch visa debit bị lỗi vẫn bị trừ tiền năm 2024

Theo chị N.A.H, công nhân tại một khu công nghiệp tại TP.HCM, chị rất bất ngờ khi bỗng dưng một ngày nhận được 3 tin nhắn báo trừ tổng cộng gần 3 triệu đồng trên tài khoản mặc dù chị không hề thực hiện bất cứ giao dịch nào. Qua tra soát với ngân hàng, chị được biết, tiền được chuyển vào những số tài khoản có tên nước ngoài rất lạ để thanh toán cho những dịch vụ như quảng cáo Facebook, thanh toán Amazon,… Chị cho biết thêm, tài khoản chị vốn chỉ để nhận lương và rút tiền mặt khi cần, còn những dịch vụ trên chị chưa bao giờ nghe qua nên cũng chưa từng sử dụng.

Chị N.K.L, một nhân viên văn phòng tại TP.HCM cũng gặp tình trạng tương tự. Trước đây có chị có sử dụng thẻ visa của một ngân hàng để phục vụ nhu cầu thanh toán cá nhân khi đi công tác nước ngoài. Ban đầu, chị có nhận được thông báo trừ tiền từ các tài khoản nước ngoài, nhưng nghĩ là do một số dịch vụ mình đăng ký ở nước ngoài nên không chú ý, cho đến khi tài khoản liên tục bị trừ tiền cho những dịch vụ rất lạ như nạp game, hay mua sắm tại các cửa hàng online mà chị chưa bao giờ sử dụng thì chị mới phát giác sự việc. Chị cho biết, đến khi phát hiện ra thì chị đã mất rất nhiều tiền vì các giao dịch kể trên.

Về vấn đề của 2 trường hợp trên hiện vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân từ đâu mà người dùng lại bị trừ tiền như vậy. Tuy nhiên, các ngân hàng đã có những hướng dẫn chi tiết để các khách hàng có thể bảo vệ tài khoản của mình khỏi những trường hợp tương tự.

Theo Vietcombank, đối với khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà băng này, các khách hàng có thể liên lạc đến ngân hàng để khóa thẻ khẩn cấp thông qua 6 kênh (1) SMS đến tổng đài, (2) Ứng dụng digibank trên điện thoại, (3) VCB Digibank trên trình duyệt web, (4) Hệ thống khóa thẻ tự động IVR, (5) hotline 24/7, (6) các điểm giao dịch thuộc hệ thống Vietcombank.

Sau khi khóa thẻ, các khách hàng nên báo tra soát các giao dịch giả mạo có thể thông qua hotline hoặc tại phòng giao dịch. Vietcombank sẽ tiến hành tra soát và hoàn tiền đầy đủ nếu khách hàng có đầy đủ chứng từ chứng minh bản thân không thực hiện các giao dịch.

TPBank thì lại nhắc nhở các khách hàng của mình khi sử dụng tài khoản eBank chỉ nên truy cập vào đường link chính thức của TPBank, hoặc trang xác thực khi mua hàng trực tuyến của ngân hàng.

Ngân hàng này đồng thời nhắc nhở khách hàng không tiết lộ OTP và thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Cạnh đó, khách hàng nên thay đổi mật khẩu 3 tháng 1 lần và kiểm soát các thiết bị điện thoại di động và số điện thoại nhận đăng ký nhận thông tin xác thực từ ngân hàng.

TPBank cũng lưu ý, khách hàng nên thông báo đến hotline TPBank khi nghi ngờ giả mạo, lừa đảo, bị lộ thông tin hoặc khi tài khoản có các dấu hiệu thay đổi bất thường, mất điện thoại…

Và điều cuối cùng được ngân hàng khuyến nghị, là các khách hàng không truy cập vào đường dẫn lạ hoặc tải phần mềm/ứng dụng lạ, chỉ sử dụng ứng dụng Internet Banking trên các thiết bị an toàn được thường xuyên nâng cấp hệ điều hành; không dùng các thủ thuật để tác động vào hệ điều hành trên các thiết bị di động, ngân hàng này lưu ý.

Theo các khuyến cáo của VIB, các thông tin cá nhân bao gồm: CMND/CCCD, số tài khoản, tên đăng nhập, mật khẩu mobile banking hoặc internet banking, mã OTP, số thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ… Chỉ được sử dụng khi giao dịch tại chi nhánh/ ATM ngân hàng hoặc trên ứng dụng online chính thức của ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cho người lạ, bao gồm cả nhân viên ngân hàng, và không giao dịch trên các trang web/ ứng dụng nghi vấn.

Khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch với VIB, người dùng cần liên hệ ngay với ngân hàng qua số hotline hoặc chi nhánh của VIB gần nhất để xác minh thông tin và được hỗ trợ kịp thời.

Các chuyên gia cho biết, hiện có rất nhiều hình thức lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền thông qua tài khoản ngân hàng của người dùng. Một số có thể kể đến như lừa người dùng cung cấp số OTP để các đối tượng có thể thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền, sử dụng các đường dẫn hoặc liên kết độc hại nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng…

Các chuyên gia cũng lưu ý, các khách hàng không nên cung cấp các thông tin như mật khẩu, OTP, cho bất kỳ ai kể cả là nhân viên ngân hàng, các thông tin cá nhân khác cũng nên hạn chế tiết lộ. Người dùng cũng nên sử dụng các biện pháp theo dõi biến động số dư để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các hoạt động bất thường đối với tài khoản, các chuyên gia cho biết.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Nếu nộp tiền lẻ có mệnh giá dưới 10.000 đồng vào tài khoản ngân hàng, khách hàng có thể “cộp” phí lên tới 1 triệu đồng.

Thẻ tín dụng bị trừ tiền khi không sử dụng là vấn đề gây hoang mang cho người dùng. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như: Thẻ bị mất, lỗi giao dịch, lỗi kỹ thuật từ phía ngân hàng,… Trong mọi trường hợp, việc giải quyết kịp thời là vô cùng quan trọng nhằm hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Cùng Ngân hàng số Timo tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin hữu ích.

\>> Xem thêm: Cách đăng ký thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng bị trừ tiền khi không sử dụng có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Thẻ tín dụng bị mất

Theo điều khoản phát hành thẻ của các ngân hàng và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế, trước thời điểm thông báo mất thẻ, khách hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi giao dịch. Các ngân hàng khuyến cáo ngay khi thẻ bị mất, bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, việc đầu tiên chủ thẻ cần làm là thông báo ngay cho đơn vị phát hành. Cơ quan sẽ ngay lập tức khóa thẻ để tránh rủi ro xảy ra.

Giao dịch visa debit bị lỗi vẫn bị trừ tiền năm 2024
Tài khoản bị trừ tiền do thẻ tín dụng bị mất (Nguồn: Internet)

Bị hack số thẻ tín dụng

Khác với thẻ nội địa, khi giao dịch bằng thẻ tín dụng, hệ thống chỉ yêu cầu nhập họ tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực và mã xác thực CVV. Tất cả các thông tin này đều được in ở mặt trước và sau thẻ, nên có thể dễ dàng nhìn thấy. Dường như rất ít ngân hàng áp dụng phương thức xác thực bằng mật khẩu dùng một lần (OTP – One time password), từ đó làm giảm đáng kể khả năng bảo mật.

Thực tế, việc để lộ thông tin thường xảy ra rất phổ biến ở nhà hàng, siêu thị. Nếu khách hàng không để ý, nhân viên cửa hàng có thể gian lận, copy và chụp lại thông tin in trên thẻ, sau đó bán cho web nước ngoài để kiếm tiền.

Tại hầu hết các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ở Việt Nam, nhân viên thu ngân đều tự tay quẹt thay vì chủ thẻ được trực tiếp thực hiện. Chưa kể, trong một số trường hợp, người dùng còn rất chủ quan khi giao thẻ cho người thanh toán và đặt ngoài tầm nhìn của mình.

Lỗi kỹ thuật từ phía ngân hàng phát hành thẻ

Trường hợp này có thể xảy ra khi hệ thống thuộc ngân hàng phát hành thẻ tín dụng gặp trục trặc, dẫn đến trừ tiền bất thường ngay cả khi không sử dụng. Một số lỗi thường gặp bao gồm: Lỗi phần mềm, lỗi hệ thống mạng, cập nhật phần mềm mới, lỗi xử lý giao dịch,…

Do lỡ ấn vào nút thanh toán tự động

Nếu bạn lỡ đăng ký chức năng thanh toán tự động, tình trạng thẻ tín dụng bị trừ tiền bất thường cũng có thể xảy ra. Ví dụ điển hình là dịch vụ trực tuyến Netflix, rất nhiều người dùng đã gặp phải trường hợp này. Do đó, sau khi sử dụng chức năng thanh toán tự động trên điện thoại, bạn nên tắt ngay để tránh nộp phí hàng tháng một cách không cần thiết.

Lỗi xảy ra trong quá trình giao dịch

Lỗi này thường xảy ra do kết nối mạng yếu hoặc hệ thống thanh toán gặp sự cố. Từ đó, giao dịch thẻ phải thực hiện liên tiếp và tài khoản trừ tiền 2 lần. Trong trường hợp này, người dùng cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được giải quyết nhanh nhất.

Giao dịch visa debit bị lỗi vẫn bị trừ tiền năm 2024
Lỗi trong quá trình giao dịch cũng có thể khiến thẻ tín dụng bị trừ tiền không lý do (Nguồn: Internet)

Cách giải quyết khi thẻ tín dụng bị trừ tiền

Đối với trường hợp thẻ tín dụng bị trừ tiền kể cả khi không sử dụng, khách hàng cần áp dụng ngay hai cách giải quyết sau để hạn chế rủi ro không đáng có:

Liên hệ tới số hotline bộ phận CSKH ngân hàng

Cách nhanh nhất là liên hệ trực tiếp đến bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ. Dưới đây là bảng số hotline của các ngân hàng tại Việt Nam, sẽ hỗ trợ bạn khóa thẻ khẩn cấp trong trường hợp cấp bách.

Ngân hàngSố HotlineNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)1900 54 54 13Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)1900 55 88 68Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)19009247Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank)1900558818.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)1900545415Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank)1900 58 58 85Ngân hàng Quốc tế (VIB)1800 8195Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)1900 555 590Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)1900545464Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình1800.1159Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)1900 54 54 86Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB)1800545422Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)1900 5555 88

Khóa thẻ tín dụng online

Trong trường hợp tổng đài báo bận và không thể giải quyết kịp thời, bạn có thể sử dụng ứng dụng Internet Banking trên điện thoại di động để tiến hành khoá thẻ. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện đối với thẻ được phát hành bởi Ngân hàng số Timo:

  • Bước 1: Người dùng đăng nhập vào ứng dụng di động của Ngân hàng số Timo.
  • Bước 2: Ở phía trên góc trái màn hình, bạn nhấn vào biểu tượng thanh menu và chọn mục “Quản lý thẻ”.
  • Bước 3: Tại mục “Quản lý thẻ”, bạn tiếp tục chọn “Khóa thẻ này” và nhập mã iOTP để hoàn tất.

Để mở lại thẻ, chỉ cần thực hiện tương tự các bước trên, nhưng chọn mục “Mở khoá thẻ này” thay vì “Khoá thẻ này”.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về nguyên nhân thẻ tín dụng bị trừ tiền kể cả khi không sử dụng cùng một số giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, giúp hạn chế rủi ro. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến Tài chính – Ngân hàng, hãy truy cập vào Timo mỗi ngày nhé!

Tại sao thẻ Visa lại bị trừ tiền?

Thông thường, lỗi giao dịch của thẻ sẽ khiến thẻ tín dụng bị trừ tiền 2 lần. Một số tình huống thường gặp dẫn đến trường hợp này: lỗi mạng internet, lỗi hệ thống thanh toán khi giao dịch,... Chủ thẻ thường thực hiện lại giao dịch lần nữa để đảm bảo thanh toán thành công vì cho rằng giao dịch đầu chưa thực hiện được.

Tại sao giao dịch không thành công mà vẫn bị trừ tiền?

Hầu hết các ngân hàng đều có quy định chung về thời gian nhận tiền khi khách hàng rút tiền tại cây ATM. Theo đó, sau khi máy ATM nhả tiền, bạn cần nhận tiền ngay. Nếu sau 30 giây khách hàng không nhận tiền thì cây ATM sẽ tự động nuốt tiền, và tài khoản của bạn vẫn bị trừ vì giao dịch đã thực hiện thành công.

Thẻ visa nếu không sử dụng thì trong bao lâu sẽ bị khóa?

2.1. Nguyên nhân. Trong vòng 1 năm, nếu bạn không sử dụng thẻ, không phát sinh bất cứ giao dịch nào trên thẻ thì ngân hàng sẽ tạm khóa thẻ. Việc này giúp bạn không bị mất khoản phí thường niên khá cao và giúp ngân hàng quản lý tốt hơn.

Tra soát giao dịch VPBank mất bao lâu?

Quý khách có thể làm tra soát giao dịch tại chi nhánh hoặc chat/inbox facebook/ gửi email tới VPBank hoặc liên hệ 1900 54 54 15 để được hỗ trợ tra soát. Thời gian tra soát tùy từng nội dung yêu cầu. Khung thời gian tối đa để VPBank phản hồi tra soát của Quý khách là 46 ngày làm việc.