Giáo dục vì sự phát triển bền vững là gì

Đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững

Cỡ chữ Màu chữ:

Ngày 28/12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh - Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức Hội thảo Đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu bật vai trò và ý nghĩa của GDĐT đối với mục tiêu phát triển bền vững, theo đó, nhấn mạnh đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập, không những cần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường mà còn phải quan tâm đến đổi mới GDĐT, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì Hội thảo

Theo Thứ trưởng, từ những quan niệm về phát triển bền vững trong kinh tế một mặt tác động trở lại đến giáo dục nhưng đồng thời cũng cho chúng ta những kinh nghiệm để có thể triển khai các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép các nội dung giáo dục và các kế hoạch hoạt động ngành giáo dục. Đặc biệt, chương trình giáo dục phổ thông mới đang đi theo hướng phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học.

Giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới các kiến thức, kỹ năng, giá trị và năng lục hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các trụ cột của phát triển bền vững, để trong phát triển kinh tế nhưng các mục tiêu kinh tế - văn hóa, xã hội và môi trường vẫn giữ được, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn, thông qua Hội thảo sẽ lắng nghe các ý kiến, bài học kinh nghiệm từ lý luận, nghiên cứu khoa học và thực tiễn đối với vấn đề đổi mới GDĐT gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học phải là nơi thể hiện sinh động, hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề này.

Với 15 tham luận, Hội thảo tập trung thảo luận các nhóm chủ đề: Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục thông để nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới trong quản lý giáo dục để cải thiện công bằng và bình đẳng trong giáo dục.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững là chủ đề có tính thế hệ. Hội thảo này là dịp là để các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các nhà khoa học trao đổi kết quả nghiên cứu của mình chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ về đổi mới giáo dục và đào tạo.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Đối với ngành GDĐT, mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam là Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Giáo dục vì sự phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển giáo dục Việt Nam. Với vai trò to lớn của giáo dục đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, Bộ GDĐT đã nỗ lực triển khai các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép các nội dung Giáo dục vì sự phát triển bền vững vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các kế hoạch hoạt động của ngành.

Mục tiêu mới của Chương trình GDPT 2018 triển khai từ năm học 2020-2021 mở đường cho các đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh thay đổi nhận thức và hành vi; hướng đến các hành động tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, GS Nguyễn Văn Minh cho hay.

Các ý kiến tham luận cùng thống nhất cho rằng, đường lối, chiến lược, chính sách đổi mới và phát triển bền vững hệ thống giáo dục dại học và sau đại học là một trong những chiến lược cần quan tâm và đầu tư phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Để bắt nhịp với xu thế phát triển giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới, gắn liền với bối cảnh mới do đại dịch Covid-19 tác động, cần có sự đầu tư đổi mới về chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Gửi email
In trang
Tweet

Video liên quan

Chủ Đề