Giáo trình cơ chế phản ứng hóa hữu cơ pdf năm 2024

Uploaded by

zombie254

0% found this document useful [0 votes]

68 views

345 pages

Copyright

© Attribution Non-Commercial [BY-NC]

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful [0 votes]

68 views345 pages

Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ - Thái Doãn Tĩnh - Tập 1

Uploaded by

zombie254

Jump to Page

You are on page 1of 345

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trong đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó xâm nhiễm mặn là một trong những yếu tố tác động chính lên sản lượng nông nghiệp. Do đó, việc tìm ra hệ gien biểu hiện ở các giống lúa chống chịu mặn đại diện cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là cấp thiết. Ở nghiên cứu này giống Đốc Phụng đại diện cho kiểu gien chống chịu stress mặn, nếp Mỡ đại diện cho kiểu gen mẫn cảm stress mặn, 2 giống lúa được chọn cho nảy mầm và 14 ngày sau nảy mầm, cây con được xử lý muối NaCl ở nồng độ 100 mM cho 12 giờ, mẫu sau khi xử lý stress mặn được thu thập và ly trích RNA. Kết quả phân tích hệ gien biểu hiện cho thấy giống Đốc Phụng [1596 gen] có số lượng gen biểu hiện nhiều hơn giống nếp Mỡ [427 gen], và hầu hết các gen ở hai giống thí nghiệm đều phản ứng tới stress mặn liên quan đến chức năng kích thích phản ứng bởi stress. Kết quả này bước đầu đã chọn ra được các gien liên quan đến phản ứng stress mặn như họ gien ...

Loài Cơm rượu hoa nhỏ [Glycosmis parviflora [Sims] Little] được sử dụng trong y học cổ truyền nước ta để chữa cảm mạo, ho, ăn uống không tiêu... Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này còn ít. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hàm lượng phenolic tổng, flavonoid toàn phần và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của cao toàn phần và các cao phân đoạn từ phần trên mặt đất cây Cơm rượu hoa nhỏ. Phenolic tổng, flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng phương pháp quang phổ sử dụng thuốc thử lần lượt là Folin-Ciocalteu, AlCl3 và dung dịch 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl [DPPH] trong methanol. Kết quả cho thấy, cao ethyl acetat có hàm lượng phenolic tổng cao nhất, tương đương147,47± 0,33mgQAE/g cao chiết; cao n-hexane có hàm lượng flavonoid toàn phần cao nhất, tương đương132,71 ± 0,14mg QE/g cao chiết; hoạt tính chống oxy hóacủa cao ethylacetat mạnh nhất với IC50 = 36,36 ± 0,10 μg/mL và cao n-hexane kém nhất với IC50 = 416,65 ±...

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tải các hợp chất polyphenol từ dịch chiết hoa sài đất ba thùy [Wedelia trilobata L. - WT] vào vi hạt fibroin tơ tằm và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của các sản phẩm, sử dụng phương pháp DPPH [2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl]. Dịch chiết được nạp vào vi hạt bằng phương pháp đồng ngưng tụ. Hệ vi hạt fibroin chứa dịch chiết có kích thước trung bình là 7,11 µm, hiệu suất tải dịch chiết khá cao [74,13%] và có khả năng kiểm soát quá trình giải phóng polyphenol trong hệ đệm pH 7,4. Hơn nữa, dịch chiết WT có hoạt tính kháng oxy hóa rất cao [IC50=8,67 µg/mL] và vi hạt sau khi được tải dịch chiết cũng giữ được khả năng kháng oxy hóa [ở các mốc thời gian 30, 90, 180 phút, lần lượt là 27,89%, 44,75%, 52,61%]. Do hệ vi hạt có khả năng giải phóng hoạt chất có kiểm soát, dẫn đến khả năng kháng oxy hóa của hệ phụ thuộc vào thời gian. Tóm lại, hệ vi hạt chứa cao WT là một ứng dụng tiềm năng cho các dạng thuốc phóng thích có kiểm soát.

Để kéo dài thời gian sinh trưởng và ức chế việc ra hoa sớm của hoa cúc thương phẩm, nghiên cứu đã sử dụng các nguồn sáng nhân tạo. Chiếu sáng trong canh tác hoa cúc, chủ yếu dựa trên hai phương pháp: Chiếu sáng bổ sung kéo dài ngày và dùng ánh sáng để phá đêm. Nghiên cứu này giúp lựa chọn được nguồn sáng và thời gian chiếu sáng bổ sung phù hợp giúp giảm chi phí năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế. Dưới điều kiện chiếu sáng LED đỏ 660 nm với thời gian chiếu sáng 1-2 h/1 đêm, cây cúc Farm có được hiệu quả kìm hãm quá trình ra hoa tương đương với đèn compact truyền thống. Mức độ biểu hiện gen CO, TFL được ghi nhận thông qua phản ứng RT- PCR định lượng với các cặp mồi đặc hiệu. Tại nhóm chiếu sáng, gen TFL, gen ức chế quá trình ra hoa có biểu hiện gấp 1,27 lần, trong khi đã gây ức chế sự biểu hiện của gen CO, gen cảm ứng sự hình thành nụ còn 0,83 lần so với đối chứng không chiếu đèn. Kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá biểu hiện gen...

Trong nghiên cứu này, kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới [next generation sequencing] được ứng dụng để giải trình tự của bộ gene 2 giống lúa Đốc Phụng [giống chống chịu mặn] và giống Nếp Mỡ [giống mẫn cảm với mặn], nhằm tìm các chỉ thị phân tử là gene chức năng mà các gene này liên quan đến cơ chế chống chịu mặn có trong giống lúa Đốc Phụng. Kết quả so sánh với bộ gene tham chiếu, bộ gene của giống lúa Đốc Phụng có khoảng 1.918.726 biến thể dạng thay đổi một nucleotide [Single Nucleotide Polymorphism] và và chèn vào khoảng 81.435, mất đi khoảng 81.974. Trong khi đó ở giống Nếp Mỡ, có khoảng 1.931.380 SNP và chèn vào khoảng 88.473, mất đi khoảng 83.190 vùng DNA. Đa số các biến thể xuất hiện ở các vùng không mang chức năng như trước sau và giữa các gene chiếm tỉ lệ trên 75%. Kết quả khảo sát biến thể xuất hiện trong vùng gene OsTZF1 [LOC_Os05g10670.1], có chức năng điều hòa các nhóm gene liên quan đến các yếu tố stress sinh học và phi sinh học, cho thấy ở giống Đốc Phụng có 7 biến thể ...

Mục tiêu: Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đồng thời naringin và hesperidin trong quả bưởi non. Đối tượng và phương pháp: Naringin và hesperidin trong quả bưởi non được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Kết quả: Đã xây dựng được quy trình định lượng đồng thời naringin và hesperidin trong quả bưởi non bằng phương pháp HPLC với các điều kiện cột C18, tốc độ dòng 1 ml/phút, pha động acetonitril – acid acetic 0,1% [20 : 80], thể tích tiêm mẫu 10 μl và bước sóng phát hiện 283 nm. Quy trình định lượng đạt các chỉ tiêu thẩm định gồm tính phù hợp hệ thống, độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính [naringin: 0,3 – 250,0 [ppm], y = 16951,7x; r = 0,9999 và hesperidin: 0,3 – 25,0 [ppm], y = 20736,9x; r = 1,0000], độ chính xác [RSD < 2,0 %] và độ đúng [tỷ lệ phục hồi từ 90 – 107 [%]]. Kết luận: Quy trình đạt các yêu cầu về thẩm định, có thể ứng dụng quy trình trong kiểm soát hàm lượng chất đánh dấu trong quả bưởi non.

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tính chất ngập nước và di động của đất cát đến độ giàu loài [S], độ đa dạng Simpson [1-D] và thành phần loài của thực vật có hoa ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Thành phần loài được điều tra bằng 455 ô tiêu chuẩn kích thước 100m2 được thiết lập ngẫu nhiên ở thảm thực vật tự nhiên. Sự khác biệt về thành phần loài và các chỉ số đa dạng giữa các sinh cảnh được đánh giá bằng phân tích đa biến hoán vị [PERMANOVA], phân tích tỉ lệ phần trăm giống nhau [SIMPER] và phân tích phương sai [ANOVA] post-hoc test Tukey. Kết quả nghiên cứu thể hiện các chỉ số đa dạng và thành phần loài khác nhau có ý nghĩa giữa các sinh cảnh đất cát cố định, ngập nước và di động. Độ đa dạng và độ giàu loài trên toàn thảm thực vật tự nhiên tương ứng 311 loài và 0,92. Các chỉ số đa dạng trung bình khác nhau có ý nghĩa và tăng dần từ đất cát di động [S = 3,74, 1-D = 0,31] đến đất cát ngập nước [S = 6,69, 1-D = 0,5], đất cát cố định [S = 15,11, 1-D = 0,7]. Nghiên cứu cung cấp cơ ...

Ứng dụng vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm và phân giải lân là một trong những biện pháp có hiệu quả trong sản xuất lúa an toàn hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra rằng 82 dòng vi khuẩn đã được phân lập từ 120 mẫu [thân, rễ] của giống lúa HT1 ở các thị xã, huyện, thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên môi trường LGI [Lacto-gluco infusion]. Trong đó, có 38 dòng từ thân và 44 dòng từ rễ. Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng phân lập có màu trắng đục hoặc trắng trong, đường kính 1,5 - 7,5 mm, tròn, rìa nguyên. Tế bào hình que ngắn hoặc hình cầu, Gram dương và có khả năng di chuyển. Có 27/82 dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm và hòa tan lân khó tan. Trong đó, 03 dòng vi khuẩn TQP’1, THC1, RKL3 có hoạt tính cao nhất. Khả năng cố định đạm của 03 chủng lần lượt là 23,8; 14,3; 10,43 mg L-1 NH4+. Khả năng hòa tan lân lần lượt là 129,77; 128,34 và 119,83 mg L-1 PO43-. 03 dòng vi khuẩn trên có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong ống nghiệm. Đáng ...

Chủ Đề