Giáo trình Triết học Phật giáo

11 sách hay về triết học Phật giáo nên đọc

List sách11 sách hay về triết học Phật giáo nên đọc

thebookdata12/01/2022

11 minutes read

11 sách hay về triết học Phật giáo. Khuyên đọc quyển Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo, Phật Học Tinh Hoa và Đại Cương Triết Học Phật Giáo.

Nội dung chính

  1. Phật Học Tinh Hoa
  2. Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông
  3. Nhập Môn Triết Học Đông Phương
  4. Đại Cương Triết Học Phật Giáo
  5. Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc
  6. Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
  7. Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng
  8. Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo
  9. Đạo Đức Học Phật Giáo
  10. Tư Tưởng Phật Học
  11. Trung Quán Và Du Già Hành Tông Nghiên Cứu Về Triết Học Trung Quán

Phật Học Tinh Hoa

Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại – Ấn Độ – và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiều lập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của mình: từ bi, hỷ xả, khoan dung, đại lượng. Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau [kết hợp với tín ngưỡng dân gian, hoặc với Nho giáo và Đạo giáo.v.v].

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vi các trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều cuốn sách về Phật học đã ra đời, với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật giáo. Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.

Xem giá bán

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Triết học Trung quán tông tạo ra cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo, và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền triết học Ấn Độ. Toàn bộ tư tưởng Phật giáo đều hướng về học thuyết Không Tính của Trung quán tông [mādhyamaka].

Tác phẩm này là một nỗ lực của nhà tư tưởng lỗi lạc T. R. V. Murti giúp lấp đầy khoảng trống kiến thức của chúng ta. Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ về Trung quán tông trong mọi khía cạnh quan trọng của nó, là tác phẩm khảo cứu nghiêm túc được đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới về Trung quán tông.

Cuốn sách được chia thành ba phần rõ rệt, dài ngắn khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Xem giá bán

Gợi ý

  • 6 sách hay về sự khiêm tốn nên đọc

Nhập Môn Triết Học Đông Phương

Nhập môn triết học Đông phương không phải là một cuốn sách giáo khoa về triết học. Ở đây, học giả Nguyễn Duy Cần bàn về những điểm đặc sắc và cốt lõi của triết học phương Đông: về khái niệm âm dương, triết học Phật – Lão – Trang. Trong sách, Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên, coi những sự đối lập là bề mặt và bề trái của một chỉnh thể thống nhất.

Đọc Nhập môn triết học Đông phương, ta nhìn thấy được một khía cạnh khác ít gai góc và khô khan hơn của triết học cũng như tìm thấy được vẻ đẹp muôn màu của triết học Đông phương.

Xem giá bán

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Trong các tôn giáo chưa có tôn giáo nào lý luận cao siêu và kinh điển phong phú bằng Phật giáo. Cũng không gì khó khăn bằng khi chúng ta bắt tay nghiên cứu kinh điển của Phật giáo. Hơn ba mươi năm về trước, chính tôi đã từng theo dõi công việc ấy. Hồi đó bất cứ gặp một thứ kinh, luận nào tôi cũng đọc kỹ từ đầu đến cuối, nhưng tìm hiểu được nó là một điều rất khó khăn. Nếu đọc lại mà không hiểu, thì tôi cứ đọc nó đến ba bốn lần vẫn chưa chịu thôi. Chính tôi đã bị bâng khuâng ngơ ngác như thế hơn mấy mươi năm!…

Chúng ta nghiên cứu Phật giáo sở dĩ khó khăn, cố nhiên là vì giáo lý cao sâu và kinh sách quá nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là vì từ trước chưa có loại sách khát quát toàn diện Phật giáo và ghi chép có hệ thống, khiến học giả phải bị ngơ ngác trước biển giáo lý mênh mông. Nếu muốn tìm hiểu phát nguyên của nó, thì họ không khỏi thở than khi trông thấy biển. Những bạn đồng cảm thấy khó khăn như tôi chắc không phải là số ít. Tôi nghĩ thế, nên không quản sự hèn kém của mình, cố gắng biên soạn loại sách nhập môn để cống hiến các bạn. Chẳng hạn như ngày trước tôi đã soạn và xuất bản những cuốn Phật học đại yếu và Phật giáo thiển đàm….Nhưng rất tiếc mấy cuốn ấy còn đơn giản quá, chưa đủ làm cho độc giả thỏa mãn. Cho nên tôi lại dự trù trước tác một loại sách vừa tầm, không rộng quá, cũng không hẹp quá.

Nhưng hoài vọng đã nhiều năm vẫn chưa biên soạn được, vì tôi không dám cẩu thả trong việc làm. Cũng bởi lẽ ấy, tôi suy nghĩ mãi và kéo dài lâu ngày, rốt cuộc không viết được cuốn sách nào. Như thế chi bằng cứ việc ra sách, về sau thấy có chỗ nào bất mãn sẽ sửa sang lại. Sau khi đã quyết định, tôi mới thừa những lúc dạy học được rảnh rang ở học hiệu mà xúc tiến thành cuốn sách này.

Lời giới thiệu

Xem giá bán

Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc

Tập sách nghiên cứu và minh họa chi li này đã cung cấp cho độc giả phương Tây một dẫn luận hiếm có về những quan điểm phức tạp và hấp dẫn trong cấu trúc vũ trụ của Phật giáo.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích rõ ràng về vũ trụ quan cổ điển, cùng với tương quan của nó, vũ trụ Ấn Độ – trung tâm và vô số thiên đường, địa ngục đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ vũ trụ ho đến những ưu tư của con người về nghề nghiệp, luân hồi, và giác ngộ…

Cuối cùng, cuốn sách cho chúng ta thấy làm thế nào mà môn triết học cổ xưa này có sự tương đồng với quan niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ, và thậm chí ngày nay có thể giúp chúng ta hướng đến một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Xem giá bán

Gợi ý

  • 17 sách hay về đối nhân xử thế nên đọc

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

“Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban thư Viện Đại Học Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật học. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật Bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn.

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại Học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Đông Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận.”

Xem giá bán

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Người ta có thể đặt câu hỏi: Trong đạo Phật có đức tin hay không? Hay nói cách khác: Đạo Phật có cần đến đức tin không? Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác? Đặt vấn đề đức tin trong đạo Phật không khác gì đặt lại một câu hỏi kinh điển: “Đạo Phật là một tôn giáo hay là một triết lý?” vì tôn giáo đặt nặng vào đức tin, trong khi triết lý dựa trên lý tính.

Trong tác phẩm giản dị nhưng quan trọng này, Stephen Batchelor lưu ý chúng ta rằng, những điều Đức Phật đã dạy không phải là để tin mà là để hành động – và như ông giải thích rõ ràng, đó là con đường mà chúng ta có thể dấn thân, bất kể hoàn cảnh xuất thân, bởi chúng ta đã và đang sống hàng ngày trên con đường ấy.

Rõ ràng và dễ hiểu, tác phẩm “Phật giáo là Phật học đại chúng” giải thoát chúng ta khỏi khái niệm Phật giáo là một tôn giáo, cho chúng ta thấy lời pháp của Đức Phật cần thiết ra sao trong thế giới ngày nay.

Xem giá bán

Gợi ý

  • 12 sách hay về chủ nghĩa hiện sinh nên đọc

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức với môi trường không? Các nhà nước có nên duy trì chủ thuyết hòa bình trước nạn khủng bố không? Nhân bản vô tính con người có sai không?

Trong tác phẩm đáng suy ngẫm này, Damien Keown cho thấy bằng cách nào tư tưởng Phật giáo có thể soi rọi ánh sáng mới lên những vấn đề mà các xã hội hiện đại tiếp tục thấy là khó khăn và gây chia rẽ: từ quyền con người, phá thai, đến chiến tranh.

Xem giá bán

Đạo Đức Học Phật Giáo

Cuốn sách này là một sự chỉ dẫn cho người phương Tây tiếp cận mối quan hệ mật thiết của đạo đức trong giới luật Phật giáo truyền thống đương thời. Tôn giả Saddhatissa, vị tu sĩ học giả đáng kính người Sri Lanka là tác giả của tác phẩm kinh điển này, đã khảo sát những quan điểm về đạo đức của cả hai truyền thống phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời hướng dẫn cách tốt nhất để thực hành theo con đường của đức Phật.”

[Tricyde]

“Cuốn Đạo đức học Phật giáo này thật ra là một tác phẩm phân tích về nguyên tác đạo đức căn bản của Phật giáo. Đây là một tác phẩm uyên áo, đáng tin cậy, khảo sát những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo… Tóm lại, đây là một bộ sách có thể giới thiệu với tất cả những sinh viên nghiên cứu Phật học và đạo đức học, cho cả người mới bắt đầu và cũng như người đã có thâm niên bởi vì tính dễ tiếp cận, khế lý khế cơ, và sự sâu sắc uyên bác của nó.”

[Philosophy East & West]

“Đây là tác phẩm kinh điển về luận giải của Phật giáo, nổi bật ở tính sâu sắc, rõ ràng, và ý hướng bi mẫn… cung hiến lời khuyên sáng suốt và thực tiễn cho người cư sĩ Phật tử với cách tốt nhất để sống đời sống đức hạnh, hài hòa với thế gian này.”

Khi những làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của con người ngày càng trở nên gia tăng; đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên ngày nay. Chính vì vậy, họ luôn phải đấu tranh và đối diện với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống hầu tìm cho mình một hướng đi đầy khát vọng để đạt được mục đích và giá trị sống xứng đáng trong xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế hiện nay.

Nếu không có sự tu tập nội tâm và thấu triệt đúng đắn trước những làn sóng văn minh ấy, những trái tim nhiệt huyết và khát vọng ấy sẽ bị mất phương hướng trước bùng binh của cuộc đời. Ngài P.A. Payutto, một học giả nổi tiếng, đã tuyên bố dõng dạc rằng sự phát minh khoa học kỹ thuật như những công cụ để mưu cầu mục đích khát vọng hơn là sự phát triển nội tâm con người, và rằng con người ở thế kỷ 20 gây ra nhiều hành vi nguy hại làm ảnh hưởng đến bản chất con người của thế kỷ 21 sẽ phải đối phó.

Phật giáo luôn dựa trên đạo đức và lòng từ. Sự tuân thủ giới là nhằm vào sự tu tập ý thức đạo đức cá nhân hầu làm cho con người thoát khỏi mọi khổ đau ở đời. Vì thế, đức Phật đã sử dụng nhiều phương tiện thiện xảo bằng cách tạm thiết lập các giới điều cho các đệ tử thực hành hầu mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho con người. Nếu con người đã hoàn toàn thuần thục nhân cách và nội tâm không còn những phiền não [tham, sân, si],…

Xem giá bán

Tư Tưởng Phật Học

Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu – Mỹ, một giới trí thức có bối cảnh khoa học và văn minh Ki-tô giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển sách phần lớn nhờ ở điểm này.

Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển Pàli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và học hỏi. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biệt của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của Đức Phật bị bóp méo rạn nứt rất nhiều.

Để bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính Đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành..

Xem giá bán

Trung Quán Và Du Già Hành Tông Nghiên Cứu Về Triết Học Trung Quán

Giáo sư Gadjin M. Nagao đang giảng dạy tại đại học Kyoto University, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Du-Già hành tông phật giáo [Yogacara Buddhist]. Sinh năm 1907 tại Sendai, Nhật Bản, ông hoàn tất chương trình giáo dục ở Đại Học Kyoto. Ở đây, ông gặp được các bậc thầy khác,nên về sau ông trờ thành một giáo sư của chính trường đại học mà ông được tiếp nhận kiếm thức.

Từ những công trình nghiên cứu của mình đã được giới học thuật công nhận, giáo sư Nagao có thẩm quyền về các bộ môn phật giáo Đại Thừa, Duy Thức, Trung Quá đỉnh cao thành tựu triết học của ông có thể nhìn thấy qua các chương ” Luận về chuyển y – Logic of Convertibility”. Nêu bật cấu trúc biện chứng tiềm ẩn của hệ thống học thuyết Trung Quán và Duy Thức.

Ông còn là tác giả của cuốn Foundational Standpoint of Madhyamika Philosophy và nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị khác.

Chủ Đề