Giấy chứng sinh có thời hạn báo lâu đi máy bay

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế [ICAO] về bảo đảm an ninh hàng không, mọi hành khách đi tàu bay phải xuất trình giấy tờ đi tàu bay – travel documents, để nhân viên hàng không đối khớp giữa hành khách với giấy tờ của họ.

ICAO cũng yêu cầu các Quốc gia thành viên của ICAO phải quy định trong Chương trình An ninh hàng không quốc gia các loại giấy tờ được sử dụng làm giấy hatờ đi tàu bay.

Thực hiện quy định này, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 1/2/2016, trong đó các loại giấy tờ đi tàu bay được quy định chi tiết tại Phụ lục XIII của Thông tư.

Theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT, hành khách dưới 14 tuổi - khi làm thủ tục hàng không đi các chuyến bay nội địa - phải xuất trình một trong các loại giấy tờ đi tàu bay như sau:

- Hộ chiếu;

- Giấy khai sinh [trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh].

Yêu cầu đối với các giấy tờ trên: hộ chiếu là bản chính và còn giá trị sử dụng; giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

Do vậy đối với câu hỏi của bà Phạm Vân Anh, hành khách dưới 14 tuổi mà mất giấy khai sinh [bản chính] có thể dùng các bản sao có chứng thực của giấy khai sinh hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng.

Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận tại Phụ lục XIII của Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT chỉ có giá trị xác nhận nhân thân cho các hành khách từ 14 tuổi trở lên khi họ chưa được cấp, bị mất hay vì lý do khác mà không có Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân vào thời điểm làm thủ tục đi tàu bay.

Chinhphu.vn


Khi một em bé mới chào đời, không chỉ kéo theo nhiều vấn đề trong cuộc sống của gia đình, mà còn phát sinh cả một số quyền và nghĩa vụ nhất định theo pháp luật. Chính vì vậy, khi thủ tục khai sinh chính thức chưa được thực hiện kịp thời, thì vẫn cần phải có một cơ chế tạm thời để bảo vệ quyền lợi của trẻ, đó chính là giấy chứng sinh. Vậy giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu? Hãy cùng ACC Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu

Giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất của con người. Giấy này được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp sau khi em bé được sinh ra, chứng thực sự ra đời của em bé đó. Mẫu giấy này là căn cứ để giúp em bé được hưởng mọi quyền lợi y tế khi chưa có giấy giấy khai sinh.

– Xác thực, ghi lại thông tin ra đời của một em bé: Trong mẫu giấy chứng sinh đều có ghi rất đầy đủ chi tiết về em bé được sinh ra như: Thông tin về người mẹ, thông tin về thời gian và địa điểm em bé sinh ra, các thông tin liên quan đến em bé: giới tính, cân nặng, sức khỏe, tên tạm thời, tên người đỡ đẻ. Như vậy, chỉ cần nhìn vào giấy chứng sinh này người ta có thể nắm được toàn bộ những thông tin về em bé đó. Và dùng để xác nhận sự ra đời của một công dân.

– Căn cứ để làm giấy khai sinh: Bên cạnh đó, mẫu giấy khai sinh còn được dùng cho thủ tục khai sinh của bé trong vòng 2 tháng tuổi. Theo quy định hiện hành, cụ thể là khoản 1 điều 16 luật Hộ tịch 2014, hồ sơ để làm khai sinh cho con, ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có thêm giấy chứng sinh. Nếu không thủ tục sẽ rườm rà hơn, qua nhiều bước xác minh hơn.

– Căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho trẻ: Mẫu giấy này còn là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho trẻ như hưởng các bảo hiểm xã hội. Ngay cả khi trẻ vẫn chưa làm được giấy khai sinh.

Theo quy định của thông tư 17/2012 và sửa lại ở thông tư 34/2015 của Bộ Y Tế. Những đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh bao gồm:

– Bệnh viện Sản Nhi.

– Các bệnh viện đa khoa có khoa sản.

– Bệnh viện chuyên khoa sản.

– Nhà hộ sinh.

– Trạm ý tế xã, phường, thị trấn.

– Các đơn vị phòng khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động dịch vụ đỡ đẻ.

Tất cả những đơn vị này đều có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh cho các em bé khi sinh ra tại đơn vị đó. Mẫu giấy chứng sinh chuẩn sẽ được cập nhật theo thông tư đi kèm.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu, Tuy nhiên, giấy chứng sinh là một loại giấy tờ được cấp tạm thời cho tới khi chính thức cấp giấy khai sinh.

Mà thời hạn đi khai sinh được quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

Như vậy, có thể hiểu rằng giấy chứng sinh không có thời hạn cụ thể, mà sẽ có hiệu lực cho đến khi trẻ được cấp giấy khai sinh.

Thủ tục cấp giấy chứng sinh lần đầu cho trẻ sẽ được tiến hành theo quy định, phụ thuộc vào nơi trẻ được sinh ra: Cụ thể như:

– Trẻ được sinh tại các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh: Các đơn vị vừa được liệt kê như Bệnh viện Sản – Nhi, bệnh viện chuyên khoa sản, bệnh viện đa khoa có khoa sản, trạm y tế,….có thẩm quyền sẽ phải chủ động cấp và giao 1 bản mẫu giấy chứng sinh cho bố mẹ ngay sau khi sinh trẻ hoặc trước khi trẻ về nhà. Đơn vị sẽ giữ lại 1 bản để lưu trữ vào hồ sơ. Giấy sẽ có hiệu lực khi có chữ ký của bố, mẹ hoặc người thân và của đơn vị cấp. Vậy nên trước khi ký vào giấy này, mọi người cần đọc lại thông tin, xác nhận lại một lần nữa.

– Trẻ sinh tại nhà hoặc nơi khác không có thẩm quyền cấp giấy: Nếu trẻ được sinh tại nhà hoặc tại những nơi không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng sinh. Bố, mẹ hoặc người thân của bé sẽ tới trạm y tế xã, phường, thị trấn tại nơi đó để làm đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh. Giấy này sẽ được đơn vị cung cấp. Sau khi nhận thông tin xin cấp giấy chứng sinh. Thì đơn vị đó phải tiến hành xác minh và cấp giấy trong vòng 3 ngày và chậm nhất là 5 ngày. Và mẫu giấy chứng sinh này cũng được chia thành 2 bản, 1 bản giao cho người nhà và 1 bản lưu trữ vào hồ sơ của đơn vị.

Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu, để được cấp lại giây chứng sinh cho bé.

Trong trường hợp không có giấy chứng sinh vẫn có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con bạn như bình thường. Tuy nhiên, bạn phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về vấn đề giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu. Mong rằng quý khách hàng đã hiểu rõ về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!

Hiện nay nhu cầu di chuyển bằng máy bay ngày một tăng cao. Không chỉ người lớn có nhu cầu này mà trẻ em cũng vậy. Trẻ em là các đối tượng đặc biệt trên chuyến bay; vì vậy các hãng hàng không luôn dành sự ưu đãi đặc biệt cho các đối tượng này. Khác với người lớn, trong quá trình check-in khi bay; trẻ em được yêu cầu phải xuất trình một số giấy tờ phổ biến, nhất là giấy khai sinh. Vậy trong trường hợp ” quên mang giấy khai sinh khi đi máy bay” được xử lý như thế nào?. Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Chứng minh thư là loại giấy tờ phổ biến nhất để làm các thủ tục khi đi máy bay. Nhưng đối với trẻ em dưới 14 tuổi chưa đủ điều kiện để cấp chứng minh thư. Chính vì thế trẻ em dưới 14 tuổi thường phải sử dụng các loại giấy tờ; có tính pháp lý tương đương với chứng minh thư để làm thủ tục chuyến bay; và một trong những loại giấy tờ phổ biến; được các hãng bay chấp nhận là giấy khai sinh bản gốc.

Theo quy định trẻ em dưới 14 tuổi đi máy bay; cần phải cung cấp loại giấy tờ có giá trị tương đương chứng minh thư. Trong trường hợp trẻ không đi cùng bố mẹ nhưng đi cùng người thân; cần phải làm giấy xác minh nhân thân. Không có giấy xác minh này hãng bay sẽ không chấp nhận vận chuyển hành; và không hoàn tiền lại vé đã mua.

Quên giấy khai sinh khi đi máy bay

Giấy khai sinh bản gốc là loại giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chứng minh thư; và nó được các hãng bay chấp nhận làm thủ tục chuyến bay. Nhưng có rất nhiều trường hợp bố mẹ; người thân đi cùng trẻ quên mang theo giấy khai sinh bản gốc; hoặc chỉ có giấy khai sinh bản sao.

Vậy nếu muốn bay, có thể thay thế bằng loại giấy tờ dưới đây:

– Em bé dưới 2 tuần tuổi: không được phép bay.

– Em bé từ 2 tuần – 4 tuần tuổi: có thể sử dụng giấy chứng sinh để thay thế giấy khai sinh. Lưu ý: Giấy chứng sinh chỉ có thời hạn 1 tháng.

– Trẻ em dưới 14 tuổi: nếu chưa có chứng minh thư [hoặc hiện nay là căn cước công dân]; mà cũng không có giấy khai sinh luôn; thì chỉ có thể dùng hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh; mà bản sao trích lục từ bản chính để làm thủ tục. Đối với trường hợp dùng giấy khai sinh bản sao; có thể sử dụng giấy khai sinh bản sao trích lục là bản có dấu mục đỏ của nơi cấp cùng với bản chính.

Cần lưu ý: giấy khai sinh bản sao trong trường hợp này là giấy khai sinh bản sao trích lục; không phải loại giấy photo từ bản gốc sau đó công chứng.

– Trẻ em từ 14 tuổi trở lên: phải có chứng minh nhân dân [hoặc căn cước công dân]. Trường hợp bị mất 1 trong 2 loại trên; thì bắt buộc phải có giấy xác nhận thân nhân có dấu xác nhận của công an phường xã nơi thường trú hoặc tạm trú cấp.

– Đặc biệt: trẻ em không mang quốc tịch Việt Nam, yêu cầu bắt buộc phải có hộ chiếu.

Mốt số loại giấy tờ khác thay thế cho giấy khai sinh bản gốc đối với trường hợp quên mang giấy khai sinh khi đi máy bay:

Hộ chiếu: Người lớn có thể cung cấp hộ chiếu chung hoặc hộ chiếu cấp riêng. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi được cấp hộ chiếu chung với cha mẹ; nếu như  có yếu cầu của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp [người giám hộ, cha mẹ nuôi].

Giấy xác nhận: Nếu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cụ thể đang được nuôi dưỡng bởi các tổ chức xã hội; khi đi máy bay cần có giấy xác nhận từ những tổ chức này. Loại giấy này được chấp nhận trong vòng 6 tháng trở lại tính từ ngày bay lùi lại.

Giấy chứng sinh: Giấy chứng sinh là loại giấy thường được cấp cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi; chưa có giấy khai sinh; và dùng để thay thể cho giấy khai sinh để làm thủ tục chuyến bay.

– Trẻ em dưới 2 tuổi: Khi đặt vé máy bay; bố mẹ mẹ cần cung cấp thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh cụ thể. Lưu ý rằng, với mỗi chuyến bay sẽ cho phép số trẻ em nhất định; nếu chuyến bay bạn đặt quá số lượng; hãng có quyền từ chối vận chuyển, bạn sẽ phải đặt vé bay chuyến khác.

+, Khi đặt vé bạn phải yêu cầu đại lý đặt chỗ trẻ em ngồi cùng với người thân; tuyệt đối không đặt chỗ ngồi tách trẻ em ngồi riêng lẻ. Phụ huynh không cần mua vé cho trẻ, mà để bé ngồi trong lòng người lớn. Trường hợp này chỉ áp dụng trên một trẻ một người lớn.

+, Theo quy định mới nhất của các hãng hàng không; thì thì trẻ em có thể đi cùng người lớn bất kỳ trên 18 tuổi. Chỉ cần có đầy đủ giấy tờ của bé và có giấy uỷ quyền của bố mẹ; hoặc giấy tờ chứng nhận mối quan hệ nhân thân giữa trẻ và người đi cùng.

– Đối với trẻ em từ 2 tuổi – dưới 14 tuổi:

+, Trẻ được phép đi máy bay khi có người lớn trên 18 tuổi đi kèm. Nếu không phải bố mẹ ruột, gia đình cần chuẩn bị thêm; giấy ủy quyền có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền.

+,  Bắt buộc phải có giấy khai sinh, hoặc hộ chiếu/visa kèm bản cam kết của người đại diện hợp pháp. Tất cả các loại giấy tờ này; đều phải xuất trình tại khu vực check in truyền thống ở sân bay. 

– Đối với trẻ trên 14 tuổi: Đối với trẻ từ 14 tuổi trở lên khi đi máy bay; thì cần chuẩn bị chứng minh thư. thẻ căn cước, hộ chiếu/visa,… Con đã đủ điều kiện để làm thủ tục bay như một người lớn bình thường. 

Trường hợp bị mất 1 trong 2 loại trên; thì bắt buộc phải có giấy xác nhận thân nhân có dấu xác nhận của công an phường xã; nơi thường trú hoặc tạm trú cấp.

Thủ tục đi máy bay cho trẻ em đi một mình:

Mỗi hãng sẽ có những quy định về số tuổi của trẻ đi một mình; cũng như các thủ tục, giấy tờ khác nhau:

+ Đối với trẻ từ 12-14 tuổi; Khi bay một mình bắt buộc phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: vé máy bay; giấy khai sinh, bản cam kết của bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp. Trẻ có vấn đề về sức khỏe thì cần phải có bác sĩ và giấy khám sức khỏe. Một số trường hợp phải làm giấy cam kết để đảm bảo an toàn. 

Khi trẻ làm thủ tục tại sân bay, người đại diện hợp pháp phải có mặt để làm thủ tục cho trẻ; và làm cam kết tại quầy check-in.

+ Đối với trẻ em từ 14 tuổi trở lên thì cần có: vé máy bay; CMND/ căn cước công dân/ hộ chiếu để làm thủ tục check-in. Các bé có thể tự làm thủ tục bay mà không cần người lớn; không cần đi kèm ở sân bay. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quên mang giấy khai sinh khi đi máy bay ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; đơn xác nhận độc thân; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, thành lập công ty … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Giấy khai sinh bản sao có thể dùng làm giấy tờ bay không?

Trong trường hợp quên mang giấy khai sinh bản chính, có thể dùng giấy khai sinh mà bản sao trích lục từ bản chính để làm thủ tục. Đối với trường hợp dùng giấy khai sinh bản sao, có thể sử dụng giấy khai sinh bản sao trích lục là bản có dấu mục đỏ của nơi cấp cùng với bản chính.

Trường hợp nào có thể dùng giấy chứng sinh thay cho giấy khai sinh?

Trong trường hợp em bé từ 2 tuần – 4 tuần tuổi: có thể sử dụng giấy chứng sinh để thay thế giấy khai sinh.

Nên mang những gì khi đi máy bay cùng trẻ?

Trước chuyến bay, nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, hành lý cá nhân cho bé như quần áo, sữa, bỉm, yếm,… Đối với những trẻ sơ sinh chưa có hoàn thiện hệ miễn dịch thì nên cho con đi khám sức khỏe để đảm bảo không xảy ra trục trặc trong suốt quá trình bay. Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị cho con một chiếc chăn để con ngủ khi đi máy bay, nếu có thể thì hãy pha sữa ở nhà là tốt nhất.
Cũng cần mang theo cả đồ chơi, xịt mũi, thuốc dị ứng,… để phòng trường hợp con bị ốm. Để hạn chế việc bé la khóc mỗi khi máy bay cất/hạ cánh, nên cho con đeo bông bịt tai….

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề