Ha noi gian cách thêm

Sáng 1-9, TP Hà Nội ghi nhận 30 ca mắc Covid-19, trong đó có 8 tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch ở quận Thanh Xuân [Hà Nội] trong ngày 31-8 - Ảnh: VGP

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP trong 15 ngày, bắt đầu từ 6 giờ 24-7. Sau đó, đến 6-8, UBND TP Hà Nội ra Công điện về việc tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội đến 6 giờ 23-8. Tiếp đó, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đợt 3 đến 6 giờ 6-9.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng mới đây cho biết đợt bùng phát dịch lần này phức tạp hơn rất nhiều các đợt bùng phát dịch trước đây do sự xuất hiện của chủng mới và tiếp tục biến đổi lây nhiễm mạnh, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Nguy cơ phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng còn lớn. Những ca bệnh, chùm ca bệnh mới phát sinh những ngày gần đây cho thấy còn không ít sơ hở trong tổ chức thực hiện giãn cách xã hội. Đáng lo ngại là ngay cả các khu vực đã được phong tỏa, việc thực hiện nguyên tắc cách ly còn chưa nghiêm, có hiện tượng "chặt ngoài, lỏng trong".

"Thực tế hiện nay cùng với tình hình dịch bệnh ở các địa phương trên cả nước vẫn rất phức tạp đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân thủ đô tiếp tục giữ vững ý chí chiến đấu, quyết tâm, kiên trì thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả" - Bí thư Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội, nhận định việc thực hiện giãn cách xã hội ở Hà Nội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6-9, có thể sẽ kéo dài ít nhất 1 nửa chu kỳ [7 ngày].

Theo ông Khổng Minh Tuấn, hiện nay người dân vẫn ra đường nhiều. Từ nay đến ngày 4-9, các chuyên gia sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, sau đó sẽ có tham mưu cho TP quyết định việc có tiếp tục giãn cách xã hội ở Hà Nội hay không. Việc giãn cách một nửa [nới lỏng một số khu vực] là vấn đề lớn và rất khó thực hiện, tồn tại nhiều nguy cơ.

"Hy vọng TP sẽ không phát sinh ổ dịch mới nữa mà chỉ là tàn dư của các ổ dịch cũ, đó là tín hiệu đáng mừng. Số ca mắc cao nhưng hiện tại nằm trong khu vực đã được phong tỏa, các trường hợp phát hiện ho sốt ngoài cộng đồng có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt tại các ổ dịch lớn. Đợt nghỉ lễ 2-9 tới, người dân nên tuyệt đối tuân thủ giãn cách xã hội, không được lấy lý do ngày nghỉ lễ để đi lại, gặp gỡ, liên hoan gia đình thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thành quả chống dịch toàn TP" - Phó giám đốc CDC Hà Nội nói.

Ổ dịch phức tạp ở phường Thanh Xuân Trung [quận Thanh Xuân, Hà Nội] hiện đã có 372 ca mắc Covid-19 - Ảnh: Ngô Nhung

Còn PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng việc có tiếp tục giãn cách xã hội ở Hà Nội hay không phải đánh giá trên nhiều nguy cơ và xét trên nhiều bình diện chứ không phải nhìn vào số ca bệnh. Ví dụ, các ca bệnh ở Thanh Xuân Trung thì cũng chỉ nằm ở trong một khu vực nhỏ, chứ không phải ở khắp TP.

Hà Nội cần đánh giá các yếu tố như số ca bệnh, tính chất phức tạp của các ổ dịch, sự đáp ứng của TP trước tình hình dịch bệnh, kể cả các yếu tố bên trong và ngoài TP. Mọi biện pháp cần phải đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 [từ ngày 27-4-2021] là 3.298 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.547 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.751ca.

Được biết, sau khi Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương tiếp tục giãn cách 15 ngày, Chủ tịch UBND thành phố sẽ có chỉ thị mới về nội dung này.

Trao đổi với Tiền Phong, một chuyên gia phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội cho biết, hiện nay, tại địa bàn Hà Nội, các ca bệnh ở cộng đồng vẫn khá nhiều, rải rác khắp nơi. Tuy nhiên, xu hướng dịch bắt đầu chững lại, số ca mắc đã giảm xuống một chút.

“Quan trọng nhất, nguy cơ nhất vẫn là các ca trong cộng đồng. Khu vực Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đang có nguy cơ cao. Ngoài ra, vẫn còn lốm đốm dịch ở các quận, huyện khác”, vị này nói đồng thời cho biết, thành phố vẫn tiếp tục tăng cường rà soát các ca mắc trong cộng đồng, nhà máy, bệnh viện, các cơ quan, đơn vị.

Vị này cho rằng, chỉ còn 1 - 2 ngày nữa là hết hạn thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND thành phố, nhiều khả năng thành phố sẽ phải tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.

“Việc này các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế sẽ tham mưu, đề xuất. Thành uỷ, thành phố sẽ quyết định dựa trên tình hình thực tế”, vị này thông tin, đồng thời cho biết, với tình hình hiện nay, cần ít nhất là 7 ngày, hoặc 14 ngày nữa để tiếp tục bóc tách hết các ca mắc trong cộng đồng.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 1559 trường hợp dương tính mới, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 928, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 631.

Trước đó, tối 23/7, UBND thành phố Hà Nội phát thông báo thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.

Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng...

Hà Nhân - Trường Phong

Theo Tiền phong

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề