Hàng hóa bị ướt xử lý như thế nào

Chính sách bồi thường này ("Chính sách bồi thường") sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc Khách hàng (được định nghĩa dưới đây).


I. THUẬT NGỮ

“GHN” có nghĩa là Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh.

“Khách hàng” có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng Dịch vụ của GHN.

“Bưu gửi” có nghĩa là thư, gói, kiện hàng hóa được GNH chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp trong hệ thống bưu cục của GHN.

“Đơn hàng” có nghĩa là yêu cầu thực hiện Dịch vụ được Khách hàng thiết lập qua Hệ thống hoặc được viết tay dưới dạng Phiếu gửi/Phiếu yêu cầu Dịch vụ có đầy đủ thông tin về Bưu gửi.

“Dịch vụ” có nghĩa là dịch vụ liên quan việc giao nhận Bưu gửi, bao gồm: chấp nhận, vận chuyển và phát Bưu gửi bằng các phương thức khác nhau từ địa điểm do Khách hàng chỉ định đến địa điểm của người nhận.

“Hệ thống” có nghĩa là phần mềm ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động hoặc website mà GHN thiết lập cho việc sử dụng Dịch vụ của Khách hàng, bao gồm tạo, quản lý, theo dõi tiến độ của Đơn hàng; thanh toán cước Dịch vụ; kiểm soát, đối chiếu dữ liệu về Bưu gửi và cước Dịch vụ.


II. KHAI BÁO GIÁ TRỊ HÀNG HÓA

Khai báo Giá trị Hàng hóa (“Khai báo Giá trị Hàng hóa”) được xác định theo quy định tại Mục II này sẽ là căn cứ để tính trách nhiệm bồi thường của GHN theo quy định tại Mục III dưới đây.

Cho mục đích của Chính sách bồi thường này, Giá trị Bưu gửi sẽ được xác định là giá trị được ghi/thể hiện trên hóa đơn có giá trị pháp lý mà người bán xuất cho Khách hàng cho việc mua Hàng hóa đó (“Hóa đơn”)(*), với điều kiện là mô tả về Hàng hóa được nêu trên Hóa đơn phù hợp với mô tả mà Khách hàng tự ghi trên Đơn hàng.

(*) Lưu ý: Hóa đơn có giá trị pháp lý là:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) theo phương pháp khấu trừ; hoặc
  • Hóa đơn bán hàng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; hoặc
  • Bộ hồ sơ kê khai hải quan, nếu Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

III. BỒI THƯỜNG BỞI GHN

3.1. Trường hợp Bưu gửi bị mất, thất lạc, hư hỏng

GHN sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Khách hàng nếu Bưu gửi bị hư hỏng, mất mát hoặc thất lạc xảy ra trong quá trình GHN cung ứng Dịch vụ gây ra do lỗi của GHN. Trách nhiệm của GHN chỉ giới hạn trong thiệt hại và tổn thất trực tiếp và thực tế gây ra cho hoặc liên quan đến Bưu gửi. Các loại thiệt hại hoặc tổn thất khác (bao gồm nhưng không hạn chế bởi tổn thất lợi nhuận, thu nhập, cơ hội kinh doanh) sẽ bị loại trừ.

  1. Bưu gửi là thư từ, tài liệu, ấn phẩm, giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng và các loại văn bản khác:

Trong trường hợp Bưu gửi bị hư hỏng, mất mát hoặc thất lạc, khoản tiền bồi thường GHN sẽ trả cho Khách hàng sẽ bằng 04 (bốn) lần Cước phí của Dịch vụ đã sử dụng.

  1. Bưu gửi là vật phẩm, hàng hóa hoặc Phiếu có giá trị quy đổi:

b.1. Trường hợp Bưu gửi bị mất, thất lạc toàn bộ bưu gửi

Trường hợpChi tiết bồi thường

Khách hàng có khai báo giá trị hàng hóa và có đầy đủ hóa đơn

Khoản tiền bồi thường GHN sẽ trả cho Khách hàng sẽ bằng giá trị hàng hóa mà Khách hàng đã khai báo với GHN. Trong trường hợp Khách hàng có đầy đủ hóa đơn và có khai báo giá trị hàng hóa, khoản tiền bồi thường sẽ không vượt quá 5.000.000 VND ( Năm triệu đồng)

Khách hàng không khai báo giá trị hàng hóa hoặc không cung cấp đủ hóa đơn

Đền bù tối đa 4 lần cước phí dịch vụ

b.2. Trường hợp Bưu gửi bị hư hỏng:

Khoản tiền bồi thường sẽ phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của Bưu gửi, cụ thể được xác định như sau:

Hàng hóa bị ướt xử lý như thế nào

(**) Bảng giá trị bồi thường đối với hàng hóa hư hỏng:

Loại hư hỏngMức bồi thường tối đaKhoản tiền bồi thường tối đa

Hàng hóa bên trong Bưu gửi còn nguyên, tuy nhiên bao bì sản phẩm/hàng hóa bị:

  • Rách, vỡ, ướt thùng, bao, hộp đựng sản phẩm
  • Rách tem niêm phong của nhà sản xuất, sản phẩm còn nguyên

5%

Khoản tiền bồi thường mất hàng x % hư hỏng

Hàng hóa bị bể vỡ, hư hại đến 50%

50%

Khoản tiền bồi thường mất hàng x % hư hỏng

Hàng hóa bị bể vỡ, hư hại trên 50%

100%

Khoản tiền bồi thường mất hàng x % hư hỏng

Khách hàng thừa nhận và đồng ý GHN sẽ được miễn trừ trách nhiệm và sẽ vô can đối với bất kỳ và mọi thiệt hại, tổn thất, mất mát, hư hỏng, bồi thường, chậm trễ, yêu cầu, trách nhiệm, khiếu kiện, hành động của Khách hàng và/hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể được đưa ra chống lại hoặc phải gánh chịu bởi GHN và các Bên được bồi thường của GHN liên quan đến Bưu gửi được gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến:

Hư hỏng hàng hóa là tính trạng hàng hóa giao cho người nhận tại điểm dích không còn nguyên vẹn như khi nhận ban đầu hoặc không giống như trên các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list,biên bản giao nhận …). Hư hỏng hàng hóa thường dẫn đến nhiều tranh chấp trong các hợp đồng vận chuyển. Nguyên nhân và các dạng hư hỏng hàng hóa có thể liệt kê được gồm các dạng chính sau:

Hàng hóa bị hư hỏng trước khi xếp lên phương tiện vận tải: Trường hợp này, nếu phát hiện được, người vận tải có quyền trả lại hoặc nhận vận chuyển với điều kiện đã kiểm tra kỹ và ghi chú lên chứng từ vận tải. Nhưng đối với trường hợp này thì nhà vận tải nên có xác nhận rõ rằng bằng văn bản hoặc bằng mail với phía chủ hàng trước khi xếp hàng lên phương tiện.

Do chất xếp hàng không đúng cách: Xếp hàng không đúng cách đầu tiên phải kể đến là việc xếp hàng không đảm bảo an toàn kỹ thuật làm cho hàng bị va chạm với phương tiện vận tải dẫn tới móp méo, xếp chồng lên nhau quá nhiều dẫn tới những kiện hàng dưới cùng bị đè bẹp hoặc rách vỡ, hư hỏng do tác động của hàng bên cạnh điều này thường xẩy ra đối với các hàng xếp chung với nhau trong container, hầm tàu hoặc thùng xe tải kín (bị nhiễm ẩm do hàng bên cạnh tỏa ẩm nhiều, rỉ sét do hàng lỏng rò rỉ, bị bẫn do lẫn hàng hay nhiễm bụi do cách li không tốt). Chèn lót, chằng buộc (lashing) không tốt cũng là nguyên nhân gây hư hỏng hàng hóa.

Do bảo quản kém: Trong quá trình vận chuyển không đảm bảo được chế độ ẩm, nhiệt, thông thoáng thích hợp làm cho hàng bị ẩm mốc, hay rỉ sét, cong vênh. Một số loại hàng có thể bị cháy, nổ, hóa lỏng hay giảm phẩm chất khi không được bảo quản đúng kỹ thuật. (ví dụ: vận chuyển gỗ, gỗ bị nứt nẻ, cong vênh là do độ ẩm không đúng cánh).

Do ảnh hưởng thời tiết xấu: Trong vận tải bộ cũng như vận tải biển thì thời tiết góp phần rất lớn vào việc hư hỏng hàng hóa nếu không có những phương án khắc phục thì việc hư hỏng là không thể tránh khỏi. Hoặc các thảm họa siêu nhiên như động đất, sóng thần … Nhưng xét cho cùng thì vẫn là do con người không mẫn cán dẫn tới hư hỏng hàng hóa. Phải luôn cập nhật thông tin thời tiết trước khi vận chuyển có lộ trình và tiến độ phù hợp.

Do hậu quả của các tại nạn, đâm va gây lật xe, chìm tàu, cháy nổ: Nguyên nhân này không thường xuyên xẩy ra trong quá trình vận chuyển nhưng một khi đã xẩy ra thì hẩu quả vô cùng nghê gớm có thể dẫn tới hư hỏng 100% lượng hàng vận chuyển.

Do chậm giao hàng: Đối với các mặt hàng nhạy cảm với thời tiết đặc biệt là các vặt hàng bảo quản lạnh thì việc giao hàng chậm là một trong những nguyên nhân có thể gây hư hỏng hàng hóa là chính.

Do những khuyết tật ẩn tì bên trong hàng hóa: Có những khuyết tật bên trong hàng hóa dẫn đến việc hư hỏng hàng hóa (ví dụ: lỗ khí trong kết cấu – vì các mặt hàng được đúc như sắt, thép, gang, bê tông luôn tiềm ẩn những lỗ khí bên trong làm cho khả năng chịu lực của hàng kém dẫn tới hàng bị gãy vỡ).

Do côn trùng, nấm mốc, dịch bệnh: Đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ tự nhiên (gỗ hoặc sản phẩm của gỗ, nông sản, động vật sống) thì rất dễ bị hư hải bởi các yếu tố này. Cách phòng tránh là cần chuẩn bị kỹ công tác hun trùng, diệt mốc, hạn chế dịch bệnh.

Trên đây là những nguyên nhân chính gây tổn thất đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hư hỏng hàng hóa như là một hiểm họa luôn thường trực trong quá trình vận tải. Door to Door Việt thường khuyến cáo khách hàng nên mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh những rủi ro kể trên.

Mọi thắc mắc, đóng góp hoặc yêu cầu tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc hotmail của công ty, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Quý vị có thể cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi trên Fanpage của công ty.