Hay giải thích vì sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Nguyên nhân là do sự tích điện ở cánh quạt. Cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát, cánh quạt lúc này sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

ai giúp với TvTCâu 1: Vào những ngày thời tiết khô ráo, sau khi lau chùi gương soi bằng vải khô lại thấy bụi bám vào gương, thậm chí có thể có nhiều bụi hơn. Giải thích tại sao?  Câu 2: Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?Câu 3: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?Câu 4: Khi chở...

Đọc tiếp

ai giúp với TvT
Câu 1: Vào những ngày thời tiết khô ráo, sau khi lau chùi gương soi bằng vải khô lại thấy bụi bám vào gương, thậm chí có thể có nhiều bụi hơn. Giải thích tại sao?  

Câu 2: Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?

Câu 3: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?

Câu 4: Khi chở xăng bằng xe ôtô, bồn xăng bằng kim lọai thường cọ xát với không khí và bị nhiễm điện. Tại sao người ta phải mắc vào bồn chứa một sợi xích kim loại thả kéo lê trên mặt đường?

Câu 5. Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện  tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?

Câu 6 : Làm thế nào để biết một vật có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm

Câu 7 : a]Nêu sự khác nhau về hoạt động của bóng đèn dây tóc và bóng đèn bút thử điện 

             b] Hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của cầu chì

Câu 8.

a]Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện [ pin], 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như ­thế nào?

b]Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 2 nguồn điện mắc nối tiếp [ pin], 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? . Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như ­thế nào?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?

Các câu hỏi tương tự

+ Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.

Đặc biệt mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Câu hỏi:Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Lời giải:

- Do cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh, đồng nghĩa với việc cánh quạt cọ xát với không khí
=> cánh quạt nhiễm điện.
-Mà vật nhiễm điện thì hút các vật nhỏ, nhẹ. Trong không khí có bụi bần [kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ] nên bị cánh quạt hút vào. Nên có hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt, mặc dù cánh quạt quay nhanh.

Các em cùng toploigiai tìm hiểu thêm vềvật nhiễm điện nhé!

1. Khái niệm về vật nhiễm điện

- Vật nhiễm điện là vật cókhả năng húthayđẩycác vật khác hoặcphóng tia lửa điệnsang các vật khác.

- Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

2. Vật nhiễm điện âm

-Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn nên nó nhiễm điện âm.

3. Vật nhiễm điện dương

-Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện dương.

4. Cách nhận biết các vật đã nhiễm điện

-Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:

Các vật nhẹ:

+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ:Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

Các vật khác:

+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ:Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện

Do cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh, đồng nghĩa với việc cánh quạt cọ xát với không khí
=> cánh quạt nhiễm điện.
Mà vật nhiễm điện thì hút các vật nhỏ, nhẹ. Trong không khí có bụi bần [kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ] nên bị cánh quạt hút vào. Nên có hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt, mặc dù cánh quạt quay nhanh

Video liên quan

Chủ Đề