Hệ thống tác nghiệp trường đại học bách khoa đà nẵng

Nguyễn Thị Xuân Hòa – Điều phối viên chương trình IEM đã chia sẻ và khẳng định: Quản lý công nghiệp là một trong những ngành thuộc nhóm ngành kinh tế hiện nay có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt mức cao. Không chỉ có tỷ lệ việc làm cao, mà theo thống kê của Đại học Quốc Gia Singapore, Quản lý Công nghiệp còn thuộc top 3 có mức lương cao nhất. Vậy Ngành Quản lý công nghiệp học gì và ra trường làm gì mà lại có sức hút như vậy, các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Ban quản lý Khu công nghiệp mới

1. Khái niệm ngành Quản lý công nghiệp

Ngành Quản Lý Công Nghiệp bao gồm 2 lĩnh vực: quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật. Ngành tập trung đào tạo về quản trị dự án, nguồn nhân lực, quản lý vật tư – tồn kho, sản xuất, và đánh giá công nghệ.

Ngày nay, Quản lý công nghiệp được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, công ty, các ngành dịch vụ, các trung tâm thương mại.

2. Đào tạo ngành Quản lý công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

Tại DUT, Quản lý công nghiệp thuộc khoa Quản lý dự án. Chương trình đào tạo được thiết kế giảng dạy qua 3 nhóm môn học sau:

Nhóm thứ nhất, Giáo dục đại cương: được thiết kế với mục đích truyền tải các kiến thức các môn học về khoa học xã hội, kiến thức nâng cao về toán – lý – hóa.

Nhóm thứ hai, Kinh tế – quản lý: Với mục đích trang bị các kiến thức, kỹ năng về quản lý trong doanh nghiệp, phục vụ cho công việc tương lai của sinh viên. Nhóm ngành này sẽ bao gồm các môn: kế toán quản trị, kinh tế học, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân sự marketing công nghiệp… Đặc biệt, trong chương trình giảng dạy chuyên ngành Quản lý công nghiệp, DUT rất chú trọng về Công nghệ thông tin và Tiếng Anh – đây là 2 yếu tố cốt yếu trong một tổ chức, doanh nghiệp hiện đại.

Nhóm thứ ba, Kỹ thuật công nghệ: Nhóm kiến thức này tập trung đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật, quản lý vận hành với mục đích các bạn sinh viên biết phương pháp hiểu rõ bản chất sản phẩm, nắm bắt được quá trình sản xuất trong công nghiệp. Nhóm môn học này sẽ bao gồm các môn học: thiết kế và quản lý chuỗi cung ứng, thiết kế hệ thống sản xuất, nghiên cứu vận hành….

Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp hệ cử nhân tại DUT [Nguồn: Internet]

Khi tham gia đào tạo chuyên ngành Quản lý công nghiệp tại DUT, bạn có thể đăng ký tham gia chương trình đào tạo Liên kết hợp tác của ĐH Bách khoa Đà Nẵng với ĐH khoa học kỹ thuật Ming Chi [Đài Loan] – một trong những trường đại học hàng đầu về kỹ thuật tại Đài Loan. Chương trình đào tạo liên kết gồm 2 nội dung:

– Đào tạo đại học: Bạn sẽ được cấp 2 bằng đại học, một do DUT cấp và 1 do ĐH Ming Chi cấp. Lộ trình đào tạo kéo dài trong 4,5 năm học. 2 năm đầu học tại đại ĐH Bách khoa Hà Nội, 1,5 năm tiếp theo học tại Ming Chi, và 1 năm cuối thực tập tại Công ty.

– Đào tạo cao học: Sinh viên Quản lý công nghiệp tại DUT được giới thiệu và tuyển chọn cho chương trình Thạc sĩ quản lý Công nghiệp sau khi kết thúc đào tạo bậc đại học.

Ngoài ra, sinh viên DUT nói chung và sinh viên ngành Quản lý công nghiệp nói chung sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh với các trường đại  học quốc tế [Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,..]. Ở đó, các bạn được trao đổi, mở rộng về kiến thức chuyên môn, phương pháp học tập, văn hóa của trường bạn.

Sinh viên DUT cùng ngài Hiệu trưởng CHOJI Tetsuji và Ban đại diện trường Kagoshima College kỷ niệm kết thúc Chương trình trao đổi “Japan-Asia Youth Exchange Program in Science” năm 2016

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thực trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành quản lý công nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn học chuyên ngành này.

Quản lý công nghiệp tích hợp các kiến thức về: Kỹ thuật công nghệ,  Toán ứng dụng, Khoa học quản lý, Công nghệ thông tin – Quản trị kinh doanh. Sinh viên chuyên ngành Quản lý công nghiệp tại DUT sau khi tốt nghiệp đã được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng về quản lý trong công nghiệp. Các bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia, tại các khu công nghiệp: Miền Trung -Nam [Khu công nghiệp Minh Hưng, Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, Khu công nghiệp Việt Hóa – Đức Hòa 3,..]; miền Bắc [Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Khu công nghiệp Bình Xuyên, Khu công nghiệp đô thị Nam Sơn – Hạp Lĩnh,..]. Các vị trí việc làm cụ thể:

– Nhân viên quản lý tại nhà máy sản xuất: quản lý tồn kho, hàng nhập xuất; Hoạch định, lập kế hoạch sản xuất; Phân tích và đánh giá trình độ công nghệ,…

– Nhân viên thu mua tại các công ty sản xuất, các doanh nghiệp đa quốc gia: đánh giá, lập kế hoạch chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành, phối hợp các công tác trong vận hành,..

– Nhân viên chất lượng tại các công ty sản xuất: Kiểm tra các vấn đề cần cải tiến trong dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm; Phân tích và đánh giá các cơ sở dữ liệu, các thông số kỹ thuật để khắc phục các lỗi kỹ thuật trong sản xuất,…

– Nhân viên bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch – Quản lý chuỗi cung ứng

– Nhân viên tư vấn cải tiến: Thiết kế, tư vấn và  triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn, tăng năng suất lao động và giảm thời lượng sản xuất, .…

Hy vọng bài viết trên mang lại cái thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể về ngành Quản lý công nghệ và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.

Ở Việt Nam Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một chuyên ngành mới, nhưng lại rất phổ biến ở các nước công nghiệp và các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp học những gì, sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không? Chắc sẽ có rất nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” đại học đang quan tâm và thắc mắc điều này.

Kỹ sư Hệ thống công nghiệp – Học không lo thất nghiệp

1. Khái niệm ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành học về quản lý sản xuất, tập trung đào tạo ra những kỹ sư điều hành các hoạt động dịch vụ, cung ứng, sản xuất, dự án cho cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, công ty. Bởi vậy, ngành này còn có tên gọi khác là Quản lý công nghiệp hoặc Kỹ thuật công nghiệp. Mục tiêu đào tạo của ngành là đào tạo ra những kỹ sư trong các ngành truyền thống [điện, hóa, cơ khí,…] có khả năng giúp cho các nhà máy có thể sản xuất ra sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn, phân phối tốt hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu, mang đến lợi nhuận nhiều hơn.

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

Kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp yêu cầu phải có khả năng quan sát, nhìn nhận dưới góc độ hệ thống quy trình sản xuất và sử dụng hệ thống các công cụ toán học để đưa ra giải pháp sản xuất tốt nhất.

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp tại DUT sẽ được trang bị các kiến thức về xác suất thống kê, mô phỏng, toán học tối ưu, kiến thức quản lý sản xuất, quản trị  tồn kho, phân phối, chất lượng, vận tải, logistics…Bên cạnh đó, các bạn còn được đào tạo quy trình thiết kế, xây dựng và cải tiến các hệ thống công nghiệp, trong đó tích hợp giữa vật liệu, thiết bị, năng lượng con người, và quản lý.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng thiết kế chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp tập trung vào 4 điểm:

– Thiết kế hệ thống, điều hành, cải tiến, hệ thống công nghiệp

– Quản lý sản xuất, tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp và dịch vụ

– Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận.

– Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.

Tại đại học Bách khoa Đà Nẵng, đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được đào tạo theo 2 hệ:

Tiêu chí Hệ Kỹ sư Hệ Cử nhân
Thời gian 5 – 5,5 năm 4 năm
Số tín chỉ 180 tín chỉ 130 tín chỉ
Văn bằng Bằng Cử nhân và Bằng Kỹ sư Bằng Cử nhân
Trình độ đào tạo Đào tạo chuyên sâu tích hợp Cử nhân – Kỹ sư Đại học

Thông tin tuyển sinh Kỹ thuật hệ thống công nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 2021

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng [DUT]

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, Việt Nam đang định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa. Bởi vậy, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là một ngành đang cần rất nhiều nhân lực và thu nhập bình quân được đánh giá là khá ổn định, đặc biệt là các kỹ sư có kiến thức chuyên môn cao. Theo thống kê của DUT, hầu như 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại DUT, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, viện nghiên cứu, trường học, siêu thị, bệnh viện, kho vận,  cảng,… Đó là lý do ngành này luôn hút nhân lực hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài  lớn thường săn đón Kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp ngay từ khi các bạn còn là sinh viên trên ghế giảng đường.

Một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang cần nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp như: Adidas, Decathlon, Nike, Bosch, Intel Products Vietnam, TBS Group, Samsung, Mercedes, Scancom, Jabil… Thu nhập bình quân trong ngành được đánh giá là khá cao tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Riêng ở Việt Nam, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tuy là một ngành mới nhưng mức thu nhập của các kỹ sư đều giao động khoảng 1200 USD/ tháng [tương đương 27 triệu/ tháng]. Một số vị trí công việc cụ thể:

– Kỹ sư kế hoạch [ kế hoạch hoạt động cho đơn vị, hoạch định kế hoạch sản xuất];

– Kỹ sư chất lượng [ kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng, kiểm tra sản phẩm];

– Kỹ sư quản lý năng suất [phân tích hoạt động, tìm phương án cải tiến để nâng cao hiệu quả dây chuyền sản xuất]

– Kỹ sư dự án [hoạch định hoạt động, theo dõi tiến độ của dự án]

– Kỹ sư cung ứng vật tư [tính toán, cân đối thu mua vật tư]

– Kỹ sư kho vận [quản lý giao nhận và tồn kho];

– Kỹ sư ISO [thiết lập, duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001];

– Kỹ sư logistics [quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển].

Hy vọng bài viết trên mang lại cho các bạn đầy đủ những thông tin về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp hữu ích trong việc lựa chọn trường học và ngành học tương lai. Chúc các bạn có lựa chọn ngành học phù hợp và thực hiện thành công lựa chọn của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề