Hệ thống thông tin quản lý học môn gì

Chương trình đào tạo chi tiết  

 TẢI VỀ PDF

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

- Nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, làm cơ sở  để ứng dụng CNTT vào thực tiễn quản trị tổ chức, doanh nghiệp;

- Có khả năng xử lý, phân tích và khai phá dữ liệu; bảo mật dữ liệu và an toàn hệ thống; thống kê, dự báo trong kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị, ngân hàng,... hỗ trợ ra quyết định trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, đầu tư, Marketing, ....

- Có kiến thức, kỹ năng phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, phân luồng thông tin và tối ưu hóa các hệ thống thông tin quản lý;

- Khả năng phân tích, xác định và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh bằng hệ thống thông tin;

- Tư duy hệ thống, tư duy phản biện;

- Tính năng động, sáng tạo, nghiêm túc;

- Khả năng điều chỉnh, thích nghi với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau và thích ứng với sự phát triển của khoa học dữ liệu, khoa học - công nghệ;

- Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật.

- Khả năng tự học và ý thức học suốt đời.

- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành, môi trường đa văn hóa, các tổ chức quốc tế.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc và giao tiếp, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sỹ: 8,5 năm
  • Sau khi tốt nghiệp đại học, có khả năng học lên bậc Thạc sỹ, Tiến sĩ về Hệ thống thông tin quản lý và các ngành gần với Hệ thống thông tin quản lý, như Toán Tin, Tin học, CNTT, An toàn thông tin, ... và một số ngành khối Kinh tế, Kinh doanh - Quản lý, Quản trị - Quản lý.

Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý có cơ hội nhận học bổng khuyến học của Hội cựu sinh viên Toán Bách Khoa với tổng trị giá 30 triệu/năm; Học bổng Trọng điểm Quốc gia về Toán học [mỗi suất 11 triệu/1 kỳ]; Học bổng từ các doanh nghiệp như 3C, ITSOL, Grooo International…

  • 100% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí việc làm tiêu biểu:

- Chuyên viên phát triển phần mềm quản lý tại các công ty CNTT, bưu chính, viễn thông, thương mại điện tử, các tập đoàn công nghệ, …;

- Chuyên viên tin học, quản trị dự án, chuyên viên phân tích nghiệp vụ [BA] tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, các cơ quan hành chính nhà nước,…

- Giảng viên tin học tại các trường cao đẳng, đại học;

- Chuyên viên thống kê phân tích, dự báo, hoạch định tại các ngân hàng, công ty tài chính, các doanh nghiệp,…

- Tự khởi nghiệp [Start-up].

Hệ thống thông tin quản lý[Management Information Systems] hiện là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng, đồng thời mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Tuy là một ngành đầy tiềm năng nhưng hệ thống thông tin quản lý chưa được biết đến rộng rãi trong quá trình hướng nghiệp. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về ngành học này và xem xét liệu có phù hợp với bạn không nhé!

Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì?

Ngành Hệ thống thông tin quản lý [Management Information Systems] kết hợp kinh tế và công nghệ thông tin. Cụ thể hơn, lĩnh vực này tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu, làm cầu nối giữa các bên liên quan trong kinh doanh và hệ thống thông tin.

Trong sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế, việc quản lý hệ thống thông tin rất quan trọng đối với bất cứ tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào. Mục đích chính là phân tích nhu cầu khách hàng hay điểm mạnh - yếu nhằm đề xuất những biện pháp cải thiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

Với đặc trưng của ngành như trên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về kinh tế lẫn công nghệ thông tin:

  • Các môn học trong khối ngành Kinh tế - Quản lý: Toán, xác suất thống kê, kinh tế vi -vĩ mô, kinh doanh - luật quốc tế, Marketing, Quan hệ quốc tế, Tin học ứng dụng... Mục đích của những môn này là để bạn hiểu được cơ bản cách nền kinh tế vận hành, các chỉ số quan trọng trong kinh tế, các xu hướng trong nền kinh tế hiện đại.

  • Kiến thức công nghệ thông tin: Tin học cơ sở, Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Toán cho tin học, Thiết kế và lập trình Web... Những môn này giúp sinh viên hiểu cơ bản về lập trình, một website sẽ hoạt động ra sao, cách lưu trữ và đồng nhất dữ liệu...

  • Các môn chuyên ngành để định hướng nghề nghiệp:Tích hợp quy trình kinh doanh với ERP[Enterprise Resources Planning] học về cách doanh nghiệp áp dụng các hệ thống, phần mềm vào quản lý, hoạch định các quy trình],Phân tích và thiết kế hệ thốnghọc về cách phân tích và thiết kế một hệ thống, phần mềm],Phân tích dữ liệu trong kinh doanh,Hệ thống thông tin kế toán, Thương mại điện tử...

  • Các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản trị,... để có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc sau này.

Học ngành hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì?

Với các thông tin điều được mã hóa và lưu trữ trên máy tính trong kỉ nguyên số ngày nay, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Hệ thống thông tin quản lý là rất lớn để đảm nhiệm công việc quản trị thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý [Management Information Systems]có thể đảm nhận các chức vụ như chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị về kinh doanh và thông tin của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể là các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp, tổ chức.

  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ [Business Analyst]: Đi sâu vào từng vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, và phân tích chính xác điểm mạnh yếu nghiệp vụ, cuối cùng đưa ra giải pháp hiệu quả.

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu [Data Analyst], nhà khoa học dữ liệu [Data scientist], kỹ sư dữ liệu [Data Engineer]: Làm việc với dữ liệu kinh doanh và dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.

  • Chuyên viên đào tạo: Lên các kế hoạch đào tạo về chuyên môn hệ thống thông tin cho tổ chức, đoàn thể. Đồng thời, triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho lãnh đạo, quản lý.

  • Chuyên viên tư vấn ERP: Tư vấn, thiết kế các dự án hệ thống thông tin, dự án hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử.

  • Chuyên viên Digital Marketing: Việc am hiểu công nghệ và kinh tế, hệ thống thông tin marketing là một thuận lợi lớn cho những bạn xuất thân từ ngành này.

  • Kiểm toán viên: Kiểm toán hệ thống thông tin trong các công ty kiểm toán.

  • Quản lý cơ sở dữ liệu [Database Administrator]: Tiến hành triển khai các phương án quản lý, bảo vệ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty. Ví dụ như: Quản lý cơ sở dữ liệu nội bộ về kiểm tra, đánh giá, tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng,..theo yêu cầu của lãnh đạo.

  • Giảng viên cho một số học phần thuộc ngành hệ thống thông tin, công nghệ thông, khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng.

Ngành hệ thống thông tin quản lý học trường nào?

Một số trường đại học Việt Nam có chuyên ngành đào tạo Hệ thống thông tin quản lý hiện nay phải kể đến: Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Ngân hàng TP HCM, Đại học Công nghệ thông tin và Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, giấc mơ khám phá giáo dục ở nước ngoài trong ngành học Hệ thống thông tin quản lý trở nên giàu tiềm năng với những điểm đến du học tin cậy được Hotcourses Vietnam gợi ý sau đây:

Canada:

  • University of Northern British Columbia

  • University of Manitoba

Mỹ:

  • Keiser University

  • MiraCosta College

  • University of Delaware

New Zealand:

  • Victoria University of Wellington

Anh Quốc:

  • University of Strathclyde

Úc:

  • Holmes Institute

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về du học ngành Hệ thống thông tin quản lý ở các nước tiên tiến khác trên thế giới, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Để theo đuổi ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn cần chuẩn bị những gì?

  • Kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt thông tin nên được trau dồi ngay từ khi ngồi ở giảng đường đại học

  • Cập nhật xu hướng công nghệ và kinh doanh

  • Làm quen và hiểu về cơ sở dữ liệu, thiết kế database, các phần mềm xử lý và báo cáo thông dụng

  • Tìm hiểu chung và luyện cách nắm bắt hoạt động quản lý các nghiệp vụ kinh doanh, thương mại, tài chính cũng như quy trình hoạt động của một doanh nghiệp.

  • Rèn luyện óc quan sát, tính cẩn trọng và tư duy phản biện, phân tích và giải quyết vấn đề hợp lý

Những hiểu lầm về ngành Hệ thống thông tin quản lý

Phải siêu toán, lập trình mới có thể theo học được ngành này

Câu trả lời là không phải. Ngành học có gồm những môn về lập trình, toán nhưng yêu cầu bạn hiểu ở mức cơ bản chứ không đòi hỏi phải trở thành những lập trình viên hàng đầu. Sẽ có một số thách thức [chứ không phải “khó khăn”] khi bạn tiến lên những vị trí cao với ngành học này, chẳng hạn như cần biết về ngôn ngữ máy tính như SQL, Python,... hay các công cụ, phần mềm chuyên dụng. Nhưng cũng giống như Excel, bạn đã từng học được Excel thì bạn hoàn toàn có thể học thêm những thứ trên, bởi vì tất cả các phần mềm đều có thể học được khi được đào tạo ở trường hay thực hành trong công việc thực tế.

Phải có đam mê với lĩnh vực công nghệ và xác định làm trong ngành IT mới nên học

Phỏng đoán này là chưa đúng bởi ngành học này có đóng góp rất lớn trong khối ngành Kinh tế- Quản lý. Với tính chất đào tạo của ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn sẽ có cơ hội xác định lĩnh vực mình quan tâm qua những môn chuyên ngành, hoặc những hoạt động, khóa học ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ giới hạn trong ngành IT. Vì thế, đừng để kiến thức và số lượng các môn tự nhiên, tin học trong chương trình giảng dạy khiến bạn chùn bước.

Đại học sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức để bạn sẵn sàng cho thị trường lao động

Nhận định này đúng nhưng thiếu. Nếu nắm vững kiến thức cùng với những kỹ năng mềm tốt, sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình thì phải có năng lực tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu thêm. Đồng thời, với thời đại hiện nay thì thị trường việc làm thay đổi nhanh chóng. Bằng chứng là có những ngành nghề mà vài năm trước khá xa lạ như Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu... nhưng hiện nay lại rất hot. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải nhạy bén trong việc biết mình đang ở đâu và nắm bắt thị trường lao động thì mới sống lâu với nghề.

Video liên quan

Chủ Đề