Hiến pháp tư sản chỉ xuất hiện sau cách mạng tư sản

1. Bản chất và ý nghĩa xã hội của pháp luật tư sản

Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật ... thực chất chỉ là các loại hình đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó. Kết luận này của Mác có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với việc nghiên cứu bản chất của pháp luật tư sản. Không thể hiểu được bản chất của pháp luật tư sản nếu không nói đến các điều kiện kinh tế - xã hội hợp thành cơ sở tồn tại của nó.

Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do. Điều này không chỉ thể hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật. Như vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ hàng hóa - tiền tệ tư bản chủ nghĩa. Những đòi hỏi xuất phát từ những quan hệ nói trên tất yếu sẽ chi phối pháp luật tư sản. Về mặt chính trị, như Mác đã chỉ rõ, pháp luật tư sản chỉ là sự thể hiện, là biên bản xác nhận những đòi hỏi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, pháp luật tư sản không đơn thuần chỉ là sự chuyển hóa các đòi hỏi của quan hệ kinh tế thành các quy phạm pháp luật. Ngoài những đòi hỏi của quan hệ kinh tế với tư cách là nhân tố quyết định, sự hình thành pháp luật tư sản còn chịu sự tác động của hoàn cảnh chính trị, hệ tư tưởng, tâm lý và truyền thống dân tộc, lịch sử và các yếu tố khác.

Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: "Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Nếu xem xét các chế định của pháp luật tư sản, kể cả những chế định tiến bộ nhất trong mối liên hệ biện chứng giữa chúng với các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
  • Quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một trong những chế định phát triển, hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản. Kế thừa những nguyên tắc của chế định quyền sở hữu trong luật La Mã cổ đại, giai cấp tư sản đã phát triển đến mức hoàn thiện nhất về hình thức chế định quyền sở hữu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là về nội dung, hé định quyền sở hữu không có sự thay đổi. Điều muốn nói ở đây là sự chi phối có tính chất quyết định của hình thức sở hữu đối với nội dung pháp luật. Mác viết: "Khi công nghiệp và thương nghiệp đẩy nhanh sự phát triển của chế độ tư hữu thì ngay lập tức, luật La Mã được phục hồi địa vị và lấy lại được uy tín"; "Luật La Mã là sự biểu hiện mang tính chất cổ điển nhất của các điều kiện sống và xung đột trong một xã hội với sự thống trị của chế độ tư hữu thuần túy đến mức luật pháp sau nó không thể đưa ra được sự hoàn thiện nào đáng kể".

Quyền sở hữu được coi là một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản. Nó điều chỉnh loại quan hệ có tính chất quyết định trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan hệ sở hữu. Trong các hình thức sở hữu dưới xã hội tư bản chủ nghĩa thì tư hữu được chú trọng bảo vệ nhất. Hiến pháp, các đạo luật của các nước tư sản đều ghi nhận quyền tư hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Để bảo đảm tính chất thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị rất kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó như các biện pháp tịch thu, trưng mua, trưng dụng. Ví dụ: Hình luật một số nước tư sản hoặc không cho phép tịch thu, hoặc chỉ cho phép tịch thu một phần tài sản [Điều 74 Bộ luật hình sự Đan Mạch; Điều 40 Bộ luật hình sự CHLB Đức; Điều 19 Bộ luật hình sự Nhật Bản...]. Việc tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với các tội mang.tính chất chính trị.

Xét về hình thức, pháp luật tư sản tuyên bố bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người: "Không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy định với điều kiện là bồi thường trước và công bằng" [Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789]. Thực chất, pháp luật tư sản chỉ bảo vệ chế độ tư hữu tư sản. Giai cấp công nhân thì không có gì để mà tư hữu ngoài sức lao động của mình và dĩ nhiên là "sự thiêng liêng, bất khả xâm phạm" của quyền tư hữu không hề tồn tại đối với họ. Mác đã nói: "Lao động làm thuê, lao động của người vô sản liệu có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là tạo ra cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê".

Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có độ hoàn thiện cao. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ thể. Nhiều biến dạng của quyền sở hữu được xây dựng để giải quyết các vấn đề nảy sinh như: Quyền sở hữu chung, quyền sở hữu chung hợp nhất, quyền sở hữu chung toàn phần, sở hữu ủy thác ... Ở chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những người có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội. Chế định quyền sở hữu tư sản phát triển trong mối liên hệ mật thiết với quy mô, tính chất của chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong xã hội tư sản. Trước đây, sở hữu tư bản chủ nghĩa tồn tại dưới hình thức sở hữu của cá nhân các nhà tư sản. Chế định sở hữu chỉ chú trọng các quy định về tư hữu. Khi sờ hữu tư bản chủ nghĩa phát triển dưới hình thức mới như sở hữu tư bản nhà nước thì các quy định về nó lập tức xuất hiện. Sự hình thành sở hữu tư bản nhà nước và các quy định pháp lý về nó được các học giả -tư sản mô tả như một hiện tượng "xã hội hóa" tư liệu sản xuất, như một tiền đề của việc chuyển hóa từ nhà nước tư sản sang nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất, việc hình thành sở hữu tư bản nhà nước không hề làm thay đổi bản chất của chế độ tư hữu tư sản cũng như không thể làm thay đổi bản chất của pháp luật tư sản về sở hữu. "Nhà nước ấy càng chuyển biến nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và lại càng bóc lột nhiều công nhân bấy nhiêu. Những người công nhân vẫn là những người làm thuê, những người vô sản. Quan hệ tư bản chủ nghĩa không bị thủ tiêu mà trái lại được đẩy nhanh đến tột cùng".

Kết luận mang tính nguyên lý trên của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua, nhà nước tư bản cũng rất chú trọng đến chức năng xã hội của mình. Sự tác động của nhà nước tư sản tới các vấn đề sở hữu không chỉ đơn thuần vì lợi ích của giai cấp tư sản mà còn tính đến lợi ích xã hội nói chung. Vì vậy, pháp luật tư sản ngày càng thể hiện rõ chức năng xã hội của nó.

Một trong những sự phát triển của chế định sở hữu trong pháp luật tư sản là sở hữu cổ phần, cổ phiếu, sở hữu trí tuệ gồm sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Vươn ra khỏi phạm vi các đối tượng sở hữu thông thường [các tài sản hữu hình], phán luật tư sản đã chú trọng đến sở hữu đối với các tài sản vô hình. Sở hữu cổ phần, cổ phiếu dược coi là mộttrong những giải pháp xã hội hóa sản xuất. Sở hữu cổ phần, cổ phiếu trong các công ty đã xích người lao động gần lại với tư liệu sản xuất, dân chủ hóa được phần nào nền sản xuất tư bản thông qua sự tham gia của cổ đông vào các quyết định sản xuất, kính doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những sự phát triển như vậy vẫn chưa tạo ra được sự thay đổi về chất của sở hữu tư bản. Suy cho cùng sự giàu có vẫn chi phối thắng thế trong pháp luật tư sản. Ngay cả trong "nền dân chủ cổ phiếu” điều này cũng không thể tránh khỏi.
Xem thêm vềQuy phạm pháp luật hành chính

  • Chế định hợp đồng
Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị nhất. Do sự cần thiết phải tạo ra được sự lưu thông hàng hóa dễ dàng, một quá trình chuyển giao sở hữu thuận lợi và hiệu quả, tự do hợp đồng đã được khẳng định như một nguyên tắc chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại. Toàn bộ chế định hợp đồng được xây dựng trên nền của tự do, bình đẳng. Do ít mang các dấu ấn chính trị, tập quán, truyền thống lịch sử nên chế định hợp đồng trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao. Có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản.
Nguyên tắc tự do hợp đồng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ khác nhau như quan hệ mua bán, quan hệ lao động … Về hình thức, chế định hợp đồng quy định quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng và hầu như không mang màu sắc hoặc dấu ấn quyền lực của những người tạo ra nó, tức là quyền lực của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, đấy chỉ là những biểu hiện bên ngoài của chế định này mà thôi. Thực chất, chế định hợp đồng cũng phản ánh bản chất giai cấp của pháp luật tư sản. Chế định hợp đồng thể hiện quyết tâm của giai cấp tư sản phải đạt bằng được nguyên tắc tự do hợp đồng, bởi vì nó là hình thức pháp lý tốt nhất cho chế độ cạnh tranh tự do và mua bán tự do vốn rất phù hợp với lợi ích của các nhà tư sản. Một lý do khác để khẳng định bản chất giai cấp của chế định hợp đồng là khi vắng sự can thiệp của công bằng xã hội, nguyên tắc tự do hợp đồng sẽ tạo ra lợi thế cho người bên nào có tiềm lực lớn hơn. Bản thân nguyên tắc tự do hàm chứa những nhân tố tích cực. Tuy nhiên, những nhân tố tích cực chỉ phát huy khi các bên ở những địa vị tài sản tương đối bình đẳng. Ngược lại nguyên tắc tự do này chỉ là trang sức pháp lý cho các quan hệ trao đổi giữa các bên có địa vị tài sản khác nhau. Chẳng hạn, về hình thức, những người lao động có quyền ký kết các hợp đồng lao động hoặc không ký hợp đồng lao động với chủ xí nghiệp, công ty. Song các chủ xí nghiệp, công ty biết chắc chắn rằng những người lao động sẽ ký vì họ không còn con đường nào khác để lựa chọn ngoài việc ký hợp đồng lao động với điều kiện dù bất lợi. Họ phải lựa chọn hoặc là ký hợp đồng đó hoặc là thất nghiệp, để sau đó rơi vào tình trạng thiếu thốn. Tương tự như vậy, chế định hợp đồng đảm bảo cho các chủ doanh nghiệp tư sản có tiềm lực khả năng khống chế các doanh nghiệp tư sản yếu trong các quan hệ mua bán, kinh doanh mặc dù việc ký hợp đồng vẫn thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc tự do. Tóm lại, giai cấp tư sản ủng hộ chế định hợp đồng, nguyên tắc tự do hợp đồng vì điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của họ.

Bản chất giai cấp của chế định hợp đồng còn thể hiện ở vai trò, vị trí khác nhau của nó trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản. Ở giai đoạn đầu, nguyên tắc tự do hợp đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản triệt để bảo vệ. Hiện nay, cùng với sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, sự lũng đoạn của các tập đoàn tư bản độc quyền, vị trí của chế định hợp đồng với nguyên tắc tự do bị hạn chế nhiều. Các nhà tư sản độc lập hoặc buộc phải ký hợp đồng theo sự áp đặt của các tập đoàn lớn, của nhà nước hoặc sẽ bị phá sản. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều công ty tư bản tuy muốn hợp đồng kinh doanh với các nước như Iran, Cu Ba song không thực hiện được điều đó. Chẳng hạn, Hoa Kỳ ban hành các đạo luật chống Cu Ba và Iran, trắc. Những công ty của Mỹ hay của các nước khác sẽ bị trừng phạt nếu ký kết hợp đồng với các công ty của các nước nói trên: Trước đây không lâu, Việt Nam cũng là đối tượng áp dụng của các đạo luật có hiệu lực trị ngoại lãnh thổ của Hoa Kỳ. Rõ ràng, khi có nguy cơ đe dọa đến lợi ích của mình, nhà nước tư sản sẵn sàng gạt bỏ nguyên tắc tự do hợp đồng.

  • Địa vị pháp lý của công dân
Địa vị pháp lý của công dân là một trong những chế định quan trọng khác mà các học giả có quan điểm phủ nhận tính giai cấp của pháp luật tư sản thường dùng để làm ví dụ. Địa vị pháp lý của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa ví pháp lý của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Hiến pháp của các nước tư sản đều ghi nhận quyền tự do, bình đẳng, dân chủ của công dân. So với nhiều chế định khác thì quyền tự do dân chủ của công dân thể hiện rõ nét nhất nền dân chủ tư sản. Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nền văn minh của nhân loại.Tuy nhiên, dù tiến bộ và dân chủ nhiều lần so với chế độ phong kiến, các quyền tự do dân chủ mà pháp luật tư sản quy định vẫn mang bản chất giai cấp và suy cho cùng gián tiếp hay trực tiếp chúng vẫn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Điều này có thể minh chứng bằng lịch sử xuất hiện của các quyền tự do dân chủ cũng như vị trí khác nhau của chúng qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản.

Ở thời kỳ đầu, giai cấp tư sản chủ trương đề cao bình đẳng, tự do dân chủ, lấy chúng làm những đòn bẩy thúc đẩy nhân dân chống sự thống trị phong kiến. Giai cấp tư sản ở giai đoạn này đã cùng với quần chúng đấu tranh để thực hiện bằng được các quyền tự do dân chủ. Khi nắm được chính quyền, chính giai cấp tư sản lại vi phạm các quyền tự do dân chủ, nhất là quyền tự do biểu tình, bãi công, tự do nghiệp đoàn vì những quyền tự do dân chủ này đe dọa đến lợi ích của giai cấp tư sản. Các cuộc đàn áp công nhân đẫm máu nhất trong lịch sử đã xảy ra ở Mỹ, Pháp, Anh ... Ngày nay, được tác động của nhiều nguyên nhân, các quyền tự do dân chủ lại được giai cấp tư sản đề cao, đặc biệt dưới vỏ bọc mới "bảo vệ nhân quyền" như đã nêu ở trên. Như vậy, rõ ràng các giá trị dân chủ tự do không phải bất biến mà thay đổi theo nhu cầu và lợi ích của giai cấp tư sản.

Các quyền tự do dân chủ của cá nhân được pháp luật tư sản đảm bảo về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các đảm bảo thực tế cho việc thực hiện các quyền tự do dân chủ này thì bị hạn chế. Trong xã hội tư sản, quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng của những người công dân bình thường, những người lao động rất ít được đảm bảo thực hiện bằng các điều kiện thực tế. Pháp luật tư sản quy định tự do báo chí song các phương tiện thông tín đại chúng đều nằm trong tay các nhà tư sản. Quyền tự do bãi công biểu tình nếu được thực hiện thì những người biểu tình bãi công dễ phải đứng trước sự sa thải hoặc đàn áp. Phải thấy rằng, việc đàn áp biểu tình một cách đẫm máu như trước đây khó có thể tiến hành được trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, nguy cơ đó sẽ trở thành hiện thực nếu tương quan lực lượng trong lòng xã hội của các nước tư sản cũng như trên phạm vi trên thế giới cho phép giai cấp tư sản làm điều đó. Lênin đã vạch rõ: "Các anh, những kể bóc lột giả nhân, giả nghĩa. Các anh nói dân chủ nhưng cứ mỗi bước các anh lại dựng hàng ngàn chướng ngại vật để ngăn cản không cho quần chúng bị áp bức tham gia vào hoạt động chính trị". Mặt khác, trong xã hội có áp bức, bóc lột thì không thể có bình đẳng đối với người bị bóc lột.

Qua việc phân tích ba chế định pháp lý nói trên thì rõ ràng ngay cả những chế định ít gắn với đời sống chính trị của nhà nước tư sản vẫn cho thấy chúng biểu hiện ý chí của giai cấp tư sản. Nếu phân tích các chế định của luật hình sự, hành chính thì chúng ta còn thấy rõ hơn bản chất giai cấp của pháp luật tư sản …

Tóm lại, dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, pháp luật tư sản cũng chủ yếu thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, chủ yếu là công cụ phục vụ lợi ích của nó. Không thể có bất cứ chế định nào của luật pháp tư sản, dù là chế định tiến bộ nhất có thể làm thay đổi bản chất trên. "Khi giai cấp chưa bị xóa bỏ, trong mọi lý lẽ về tự do, bình đẳng tất phải đặt ra câu hỏi tự do giai cấp nào? nhằm mục đích gì? Bình đẳng của giai cấp nào đối với giai cấp nào và trong quan hệ nào? Lẩn tránh những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp, có ý thức hay vô ý thức, điều tất nhiên là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, lợi ích của nhà tư bản, lợi ích của giai cấp bóc lột. Nếu làm thinh trước các vấn đề đó, trước quyền tư hữu về tư liệu sản xuất thì chỉ là sự dối trá, giả nhân, giả nghĩa của xã hội tư bản, một xã hội dùng cách thừa nhận một cách hình thức quyển tư do bình đẳng để che đậy sự nỗ lực và bất bình đẳng thức tế về kinh tế đối với công nhân và tất cả những người lao động và những người bị tư sản bóc lột, tức là đối với tuyệt đại đa số nhân dân trong các nước tư bản".

Bản chất giai cấp của pháp luật, kể cả pháp luật xã hội chủ nghĩa lẫn pháp luật tư sản là điều khó phủ nhận. Điểm khác giữa lý luận pháp luật tư sản và lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa là ở chỗ công khai tuyên bố hay tìm cách che chắn bản chất giai cấp của nó. Các học giả xã hội chủ nghĩa thì công khai bản chất giai cấp của pháp luật vì điều đó phù hợp với thực tiễn khách quan. Các học giả tư sản thì muốn che dấu bản chất giai cấp của pháp luật vì họ không muốn cả xã hội nhận thức được vấn đề: Pháp luật tư sản phản ánh ý chí và quyền lợi của nhóm thiểu số. Tuy nhiên, cũng không phải lúc nào và bất cứ học giả tư sản nào cũng phủ định bản chất giai cấp của pháp luật tư sản. Lawrence Friedman, một học giả Mỹ đã viết: "Kinh tế và xã hội đã tạo nên pháp luật. Pháp luật không vô tư, không vĩnh hằng và cũng không phi giai cấp. Nó phản ánh sự phân chia quyền lực; các lực lượng xã hội đã đưa nó vào quỹ đạo". Chính vì lẽ đó, nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo cho nó một chức năng xã hội cao. Tuyệt đại đa số các lĩnh ực của quan hệ xã hội đều có các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Một điểm khác cần nhấn mạnh là trong hệ thống pháp luật tư sản vẫn có những chế định, những quy phạm thể hiện ý chí của đa số thành viên trong xã hội mà nhà nước tư sản buộc phải ban hành trước áp lực của các lực lượng dân chủ, lực lượng cánh tả. Những chế định, quy phạm tiến bộ như thế rất dễ tìm thấy ở các nước tư sản mà quyền lực nằm trong tay những người xã hội dân chủ.

Những trình bày kể trên về bản chất của pháp luật tư sản, sự thể hiện của bản chất giai cấp của pháp luật tư sản trong ba chế định pháp luật quan trọng của nó không có nghĩa là sự phủ nhận những giá trị tiến bộ, giá trị nhân đạo và chức năng xã hội của pháp luật tư sản trong nhiều bối cảnh khác nhau. Điều đáng được nhấn ở đây là pháp luật tư sản với tư cách là công cụ của nhà nước tư sản, của giai cấp tư sản không thể không mang những dấu ấn về lợi ích của giai cấp đó.

Tư duy biện chứng đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận pháp luật tư sản trong sự phát triển của nó. Trước hết phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ cho giai cấp tư sản thống trị, pháp luật tư sản đã dần dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Điều này có nghĩa là chức năng xã hội của pháp luật tư sản đã phát triển đáng kể. Có thể nói nhà nước tư sản đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy giá trị xã hội của pháp luật. Quan điểm về nhà nước pháp quyền, về vai trò thống trị của pháp luật . trong xã hội đều xuất phát từ chức năng xã hội của nó. Khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật tư sản không có nghĩa là một lúc, trong mối quan hệ, trong mọi lĩnh vực pháp luật tư sản chỉ bảo vệ lợi ích tư sản. Chức năng xã hội của pháp luật tư sản thể hiện ở khả năng điều tiết các quan hệ xã hội. Nhà nước tư sản đã và đang tìm mọi cách để dung hòa "ý chí của thiểu số” trong pháp luật tư sản với chức năng điều tiết xã hội của nó. Hầu hết các mối quan hệ xã hội đều được pháp luật tư sản điều tiết có hiệu quả. Trước hết pháp luật tư sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ kinh tế. Vai trò tổ chức và xây dựng của pháp luật tư sản đặc biệt được phát huy trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Pháp luật tư sản đã tổ chức và điều tiết khá hiệu quả các quan hệ sản xuất kinh doanh, góp phần giúp nhà nước tư sản khắc phục, tuy không thể triệt để, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi "bàn tay vô hình". Luật công ty với những quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cổ đông, về quan hệ giữa cổ đông với công ty đã làm cho loại hình doanh nghiệp này trở thành công cụ hữu hiệu trong việc huy động vốn và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều loại hình công ty được pháp luật tư sản sáng tạo ra hiện nay đang là hình mẫu cho những nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Hoạt động của thị trường chứng khoán với những sự phức tạp hết sức của nó cũng đã được pháp luật tư sản điều chỉnh khá hiệu quả. Một thành tựu khác của pháp luật tư sản mà chúng ta cần kể đến là khả năng của nó trong việc bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng. Phần lớn ở các nước tư sản, pháp luật đều có quy định trách nhiệm nghiêm khắc của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Những thiệt hại mà sản phẩm của nhà sản xuất, nhà cung ứng mang lại cho người tiêu dùng phần lớn được bồi thường thỏa đáng qua sự bảo vệ của pháp luật và hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Giá trị tổ chức và xây dựng của pháp luật tư sản còn thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: trật tự công cộng; bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội.

Một biểu hiện khác của chức năng xã hội của pháp luật tư sản là phạm ví các quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điều chỉnh ngày càng được mở rộng. Hầu như lĩnh vực quan hệ xã hội nào cũng được pháp luật tư sản tác động đến một cách có hiệu quả. Tính toàn diện của các quan hệ xã hội, phạm vi rộng rãi của cơ cấu chủ thể của pháp luật tư sản đã làm cho bất cứ ai cũng cảm nhận được giá trị xã hội của pháp luật. Bên cạnh đó, sự tham gia có hiệu quả của dư luận xã hội vào việc xây dựng pháp luật cũng là một nhân tố hết sức quan trọng nâng cao chức năng xã hội của pháp luật tư sản.

Nhiều tranh luận xung quanh việc ban hành một đạo luật [chẳng hạn như Luật cho phá thai, Luật cho phép hôn nhân cùng giới tính ...] đã làm cho tính xã hội của pháp luật như được mở rộng. Nhà nước tư sản ý thức rất rõ vị trí của pháp luật trong đời sống xã hội.
Một thành tựu đáng kể khác mà pháp luật tư sản mang lại là giá trị toàn cầu hóa của nó. Có thể khẳng định rằng, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng đã được hình thành dưới tác động của pháp luật tư sản, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhiều quy định của các công ước quốc tế về mua bán hàng hóa có nguồn gốc từ các hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ, Pháp.
Tìm hiểu thêm vềLuật Hành chính Việt Nam

Những biểu hiện trên của chức năng xã hội mà pháp luật tư sản đang thực hiện có thể nhận thấy rõ ở nhiều nước tư sản. Do tính hoàn thiện cao, tính bao quát lớn và khả năng áp dụng chuẩn xác và có hiệu quả bởi một hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật được tổ chức tốt, pháp luật tư sản hiện đang là một công cụ điều tiết xã hội hết sức có hiệu quả. Sự ổn định của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và tính hiệu quả của pháp luật. Nhiều biến động, xung đột xã hội đã được giải quyết ổn thỏa trên cơ sở của pháp luật. Trong quan hệ với công dân của mình, nhà nước tư sản cũng rất chú trọng đến pháp luật. Quan hệ giữa công dân với nhà nước được xây dựng trên nền tảng của pháp luật. Chính vì vậy mà nhà nước ở các nước tư sản phát triển đã hạn chế được một cách hiệu quả sự lộng quyền của các viên chức nhà nước. Những thành tựu nêu trên của pháp luật tư sản nhiều lúc đã khiến cho nhiều học giả đi đến kết luận về tính chất phi giai cấp của nó. Họ cho rằng pháp luậttư sản phản ánh lợi ích của toàn thể xã hội. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng giá trị xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật là hai phạm trù khác nhau.
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểuSửa đổi

  • Cách mạng tư sản Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản Pháp
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
  • Cách mạng Tân Hợi
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

Chú thích & tham khảoSửa đổi

  1. ^ PGS.TS. Phạm, Hùng Việt [2005]. Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Sự ra đời

Từ thế kỷ XV – XVII, ở phương Tây, chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.

Cuối thế kỷ XVI, cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Nê đéc lan [gồm Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua]. Mặc dù cuộc cách mạng thành công nhưng ảnh hưởng không sâu rộng.

Đến giữa thế kỷ XVII, cách mạng tư sản ở Anh bùng nổ và giành thắng lợi. Cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của lịch sử thế giới.

Tiếp đó, trong thế kỷ XVIII – XIX, cách mạng tư sản thắng lợi ở Pháp, Mĩ, Nhật và nhiều nước Châu Âu. Sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước tư sản. Tuy vậy, sự ra đời của nhà nước tư sản diễn ra dưới những hình thức khác nhau phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế và mức độ đấu tranh giai cấp ở các nước cũng khác nhau.

Nhà nước tư sản ra đời thông qua ba hình thức sau:

– Nhà nước tư sản ra đời thông qua các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng lực lượng chủ yếu của cách mạng tư sản là giai cấp công nhân, nông dân và người lao động khác trong xã hội. Bằng con đường bạo lực, cách mạng tư sản xóa bỏ khá triệt để chế độ và trật tự phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản, điển hình có Hà Lan, Anh, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp.

– Thông qua các cuộc cải cách xã hội, nhà nước tư sản từng bước hình thành, trên cơ sở sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và tầng lớp quý tộc phong kiến già nua, nhưng chưa hoàn toàn từ bỏ vị trí của mình trên trường chính trị. Nhưng do áp lực của phong trào quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản từng bước thâu tóm quyền lực. Những nhà nước tư sản ra đời bằng con đường này là Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…

– Sự hình thành các nhà nước tư sản ở những vùng đất mới như Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia diễn ra vào thế kỷ XVIII – XIX. Ở những miền đất này, giai cấp tư sản hình thành từ những người châu Âu di cư, đã dùng vũ lực, cơ chế nhà nước tư sản tiêu diệt và lấn áp các thổ dân với chế độ thị tộc của họ và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

Thông qua con đường hình thành nên nhà nước tư sản, có thể khái quát 4 giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản:

Giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII

– Được coi là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản Anh, chiến tranh Pháp – Thổ và công xã Paris.

– Ở giai đoạn này, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế, nó chỉ đóng vai trò là “người lính gác đêm” của chế độ sở hữu tư nhân, là công cụ bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường.

Giai đoạn từ 1871 đến 1917

– Đây là giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong giai đoạn này do tập trung sản xuất cao độ đã hình thành nên các tập đoàn tư bản độc quyền. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền là:

  • Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, tính chất xã hội của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi sự điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối. Do đó đòi hỏi có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản;
  • Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, do vậy nhà nước tư bản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó đã tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn;
  • Sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản, nhân dân lao động, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau ngày càng sâu sắc.

Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền là có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.

Giai đoạn từ 1917 – 1945

Đây được coi là giai đoạn tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Với sự xuất hiện của Liên Xô, chủ nghĩa tư bản với tư cách là hình thái kinh tế – xã hội không còn chiếm địa vị độc tôn nữa.

Các mâu thuẫn trong lòng xã hội trở nên không thể điều hòa được, biểu hiện bằng sự bùng nổ của hai cuộc đại chiến thế giới. Các nước thuộc địa cũng đứng lên đấu tranh giành độc lập, góp phần làm tan rã từng bộ phận của chủ nghĩa tư bản.

Nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào đời sống kinh tế vì lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lớn. Ở khắp các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa tư bản đã trở thành tư bản độc quyền nhà nước. Đây là một thể chế chính trị kết hợp sức mạnh kinh tế tư bản độc quyền với quyền lực nhà nước thành cơ chế thống nhất nhằm làm giàu thêm cho tư sản, đàn áp mạnh mẽ bằng nhiều biện pháp đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc đứng lên đòi độc lập, gây chiến tranh xâm lược nhằm chia lại thị trường thế giới, cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản khỏi sụp đổ.

Giai đoạn từ 1945 đến nay

  • Giai đoạn từ sau đại chiến thế giới thứ II, sự xuất hiện của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho cán cân quốc tế nghiêng về phía các lực lượng dân chủ tiến bộ. Các phong trào đòi tự do, dân chủ của nhân dân thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ buộc các nước tư sản phải điều chỉnh lại chính sách đối nội và đối ngoại nhằm thích ứng với điều kiện mới, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản.
  • Nhà nước tư bản chú trọng hơn về các vấn đề dân sinh, quan tâm tới các nhu cầu văn hóa xã hội trong chính sách đối nội. Đặc biệt, nhà nước tư bản đã mở rộng quyền tự do của công dân và các quyền này được pháp luật bảo vệ.
  • Trong chính sách đối ngoại, nhà nước tư bản sử dụng các biện pháp linh hoạt và mềm dẻo như phát triển các công ty xuyên quốc gia, toàn cầu hóa quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; thúc đẩy tự do hóa thương mại nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế.
  • Có thể nhận thấy rằng, từ sau đại chiến thế giới II đến nay, do tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi, nhà nước tư sản đã có những cải biến nhất định nhằm thích ứng với điều kiện mới. Sự thích ứng đó cũng không ngoài mục đích duy trì và củng cố vị trí thống trị của giai cấp tư bản trong xã hội.

Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển phức tạp, bản chất của nhà nước tư sản vẫn không thay đổi, vẫn là công cụ thực hiện chuyên chính tư sản. Tuy nhiên, đánh giá bản chất của nhà nước tư sản cần phải xem xét nó trong tiến trình lịch sử cụ thể, khách quan của từng giai đoạn phát triển.

1. Pháp luật tư sản là gì?

Pháp luật tư sản là hệ thống các quy phạm pháp luật [các quy tắc] có tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành [ hoặc thừa nhận ] và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hôi chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.

Video liên quan

Chủ Đề