Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

VP2: 3503 toà Thiên niên Kỷ, số 04 Quang Trung , Q.Hà Đông

ĐN: Kiệt 546 [H5/1/8], Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

[024] 665.65.366 | 0967.591.128

Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: a] Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; b] Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. 2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây: a] Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện; b] Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu; c] Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác; d] Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [nếu có], trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này; đ] Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt. 3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Sau khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc và căn cứ quy định, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013, hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu là chủ thế có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cụ thể, khoản 1 Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013 quy định:

“Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a] Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b] Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.”

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013, được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT. Nguyên tắc và căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định lần lượt tại Điều 33 và Điều 34 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.

Theo đó, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, bao gồm các nội dung sau:

2.1. Phần công việc đã thực hiện

Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

2.2. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng;

2.3. Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này và giải trình cho các nội dung đó. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và loại hợp đồng trọn gói không phải giải trình lý do áp dụng; Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

2.4. Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [nếu có]

Trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

2.5. Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc

Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;

2.6. Kiến nghị.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

3.1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án

a] Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan.

b] Nguồn vốn cho dự án;

c] Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

d] Các văn bản pháp lý liên quan.

3.2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên

a] Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b] Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c] Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d] Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [nếu có];

đ] Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá [nếu có].

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đấu thầu

Luật Hoàng Anh

Thủ tục Thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Trình tự thực hiện Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ trình duyệt cho cơ quan chủ trì thẩm định dự án đu tư xây dựng công trình hoặc đầu mối quản lý dự án ở Bộ [đối với dự án do Bộ là cp quyết định đầu tư - gọi tắt là cơ quan thẩm định thuộc Bộ] hoặc cơ quan đu mi thm đnh dự án ở địa phương [đối với dự án Bộ giao địa phương phê duyệt - gọi tt là cơ quan thẩm định thuộc địa phương] để tổ chức thẩm định, lập báo cáo thm định và dự thảo quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu [KHLCNT] trình Bộ hoặc UBND tỉnh phê duyệt

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương thực hiện thẩm định hồ sơ, bao gồm:

a] Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thu

b] Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

c] Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

d] Các nội dung trong văn bản trình duyệt

Bước 3. Trình và phê duyệt

Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương lập báo cáo thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt KHLCNT trình Bộ hoặc UBND tỉnh phê duyệt.

Bước 4. Trả kết quả: bằng hình thức trả trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện

Cách thức thực hiện Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thm định thuc địa phương [tại Văn thư hoặc Bộ phận một cửa] hoặc gửi theo đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ

a] Tờ trình thẩm định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu [bản chính]

b] Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt [trường hợp điu chỉnh, bổ sung] [bản chụp]

c] Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán [nếu có] [bản chính]

d] Các văn bản pháp lý có liên quan khác [nếu có].

e] Đối với dự án ODA đồng thời với hồ sơ trình duyệt của Chủ đầu tư, Chủ dự án phải gửi văn bản thỏa thuận về KHLCNT [đi với dự án Bộ giao đa phương phê duyệt] hoặc tờ trình xin phê duyệt KHLCNT [đối với dự án do Bộ quyết định đầu tư].

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hp lệ.
Đối tượng thực hiện Chủ đầu tư
Cơ quan thực hiện a] Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [đối với dự án do Bộ là cấp quyết định đầu tư] hoặc Chủ tch UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương [đối với dự án Bộ giao địa phương phê duyệt]

b] Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan thẩm định thuộc Bộ hoặc cơ quan thẩm định thuộc địa phương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hành chính và báo cáo thẩm định
Lệ phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Cơ sở pháp lý Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Video liên quan

Chủ Đề