Học sinh trường thái thụy thái bình đánh nhau như phim chưởn

Cộng đồng mạng vừa tung lên một clip hai nữ sinh đánh nhau trong bộ đồng phục. Hiệu trưởng trường học của hai em này cũng thừa nhận vụ việc và cho biết đó từng là đôi bạn thân.

>> Nữ sinh đánh bạn bầm dập rồi tung clip
>> Xôn xao clip nữ sinh đánh nhau như…phim chưởng

Clip nữ sinh đánh nhau ở Thái Bình vừa được tung lên mạng vào ngày 9/4 đang khiến cư dân mạng xôn xao. Nhiều người cho rằng 2 nữ sinh đánh nhau là do ghen tuông.

Bối cảnh của vụ việc là một lớp học với các học sinh còn mặc đồng phục trên người. Trong clip một nữ sinh đã dùng ghế nhựa màu xanh đánh liên tiếp vào đầu, mặt một nữ sinh khác. Thậm chí nữ sinh này còn đứng hẳn lên bàn để đánh bạn. Nhiều học sinh chỉ thản nhiên đứng nhìn, có nữ sinh quá hoảng sợ phải dùng tay che mặt nhưng không một ai dám đứng ra can ngăn vụ việc. Chỉ đến khi chiếc ghế nhựa bị bay văng ra ngoài, trận đòn mới chấm dứt.

Nữ sinh đó còn tiếp tục tiến đến và dùng tay tát vào mặt, lôi tóc, đạp vào người bạn. Trận đòn khủng khiếp khiến người bị đánh phải bám vào thành bàn để khỏi ngã. Chưa dừng lại, nữ sinh đó lôi bạn ra đạp ở giữa lớp, túm tóc và bắt xin lỗi. Lúc này, một số học sinh khác trong lớp mới chạy tới nâng bàn lên và kéo nạn nhân đứng dậy.

Học sinh trường thái thụy thái bình đánh nhau như phim chưởn
Một cảnh trong clip nữ sinh hỗn chiến

2 nhân vật chính trong clip là học sinh trường THPT Đông Thụy Anh - một trường chuẩn Quốc gia và luôn đứng trong top 200 trường THPT toàn quốc có điểm thi đại học cao của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Người đánh bạn là Nguyễn Thị Thúy và nạn nhân là Hoàng Thị Toan. Cả 2 người cùng học lớp 10A9. Vụ việc xảy ra vào giờ giải lao sáng 2/4. Xem clip, nhiều độc giả đã không khỏi rùng mình trước hành động côn đồ, bạo lực ở học đường. Thậm chí, nhiều người còn bày tỏ sự thất vọng và lo lắng trước cách cư xử, lối sống, hành vi của một bộ phận thế hệ trẻ.

Theo thông tin từ một số thành viên trên cộng đồng mạng, hai nữ sinh này trước đây rất thân nhau. Thời gian gần đây tình cảm bạn bè dần bị rạn nứt do Toan yêu người yêu của Thúy. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là thông tin chưa được kiểm chứng.

Ông Phạm Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Thụy Anh (Thái Bình) đã xác nhận vụ việc xảy ra sáng 2/4 tại lớp 10A9. Ông cũng cho biết 2 nữ sinh từng chơi với nhau rất thân nhưng gần đây có mâu thuẫn nên sau giờ nghỉ giải lao, Thúy đã xông vào đánh bạn.

Ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD &ĐT tỉnh Thái Bình cho biết: "Sở đã nhận được thông tin từ trường gửi lên từ sáng hôm qua. Theo báo cáo từ hiệu trưởng của trường THPT Đông Thụy Anh, nữ sinh tên Toan bị đánh đã nói xấu bạn, chê bạn học dốt và ăn chơi, lười học. Bạn Thúy yêu cầu Toan xin lỗi nhưng cô không nói. Kết quả dẫn đến mâu thuẫn xô xát và đánh nhau. Câu chuyện này hoàn toàn không phải bắt nguồn từ mâu thuẫn tình yêu như nhiều người đồn đoán. Nữ sinh đánh nhau nhưng không có thương tích".

Ông Bắc cũng cho biết thêm, đây là trường khá của tỉnh. Tuy nhiên, lớp có hai học sinh đánh nhau này là lớp có hoàn cảnh đặc biệt, mức chênh lệc về điều kiện sống khá cao. Gia đình em Toan (bị đánh) ở xã ven biển, lao động vất vả, bố mẹ em làm nghề nông nghiệp, so với các bạn, kinh tế gia đình Toan không sung túc bằng. Trong khi đó, gia đình em Thúy ở một xã nội đồng, kinh tế có khá hơn chút ít. Em Thúy ăn mặc khá sành điệu, thường xuyên  nhuộm tóc, sơn móng tay … nên bị Toan ghét.

Theo Người Đưa Tin

(VTC News) -

Chiều 10/2, thông tin với PV, ông Đỗ Trường Sơn - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) cho biết, một nữ sinh lớp 8 tại huyện Thái Thuỵ bị bố của bạn học đánh nhập viện sau khi giữa hai em xảy ra mâu thuẫn.

Học sinh trường thái thụy thái bình đánh nhau như phim chưởn

Nữ sinh lớp 8 ở Thái Bình bị bố của bạn học đánh phải nhập viện. 

Theo báo cáo ban đầu, khoảng 14h30 ngày 5/2, tại xã Thụy Ninh, ông P.K.D (38 tuổi) là phụ huynh em P.T.P.L chặn đường để đánh em N.P.A. Nguyên nhân dẫn tới sự việc trên được xác định, dịp Tết Nguyên đán, các em học sinh nói xấu nhau trên mạng Facebook do không hiểu nhau.

Sau đó, N.P.A dẫn bạn đến nhà P.T.P.L nói chuyện và xảy ra đánh nhau. Ông D. về tới nhà thì biết chuyện nên lái ô tô chở con gái đuổi theo nhóm bạn kia và chặn đánh em N.P.A tại khu vực chợ Hệ (xã Thụy Ninh).

Ngay sau khi nhận thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thái Thụy phối hợp cùng nhà trường, gia đình, các cơ quan chức năng động viên, thăm hỏi em N.P.A.

Đồng thời, nhà trường nơi hai em học sinh trên theo học đã có buổi làm việc giữa các phụ huynh, học sinh liên quan để có hướng xử lý.

"Em N.P.A vẫn đang điều trị tại bệnh viện sau khi bị đánh. Việc quan trọng lúc này là phải quan tâm tới sức khoẻ, tinh thần của em. Khi em đi học, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm sát sao", ông Đỗ Trường Sơn nói.

Nguyễn Huệ

Thưa quý độc giả,
Báo điện tử VTC News mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc để có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành, ủng hộ tờ báo phát triển. Mong nhận được sự ủng hộ của quý vị qua hình thức:

NGOẠI KHÓA VỀ NGHĨA TRANG 21/10

(Xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)

Xúc động, ngưỡng vọng, kính trọng và nhớ thương

Cô giáo cùng 30 học sinh ngày ấy!

Học sinh trường thái thụy thái bình đánh nhau như phim chưởn

Kính thưa các thầy cô giáo!

Các em học sinh yêu quý!

        Ngày 30-4-1975, đất nước ta đã được hoàn toàn độc lập, non sông thu về một dải, kết thúc 21 năm chống đế quốc Mỹ tàn bạo và gần 100 năm thực dân pháp độc ác cai trị. Đây là sự thực mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng đều biết đến, có quyền tự hào và không thể không đau khổ khi nhắc đến sự mất mát vô cùng to lớn được của cả dân tộc đã hi sinh đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay. Để rồi hôm nay, sống trong thời hòa bình này, nhiều lúc ta ngậm ngùi chua xót, lại nghĩ và thương cha ông mình phải gánh chịu thảm họa không thể nào bù đắp do chiến tranh đã gây ra…

Các em yêu mến, thấy trò ta chỉ được biết đến qua nghe kể, qua các tư liệu, sách báo, phim ảnh về những cực hình mà dân tộc đã đớn đau, gồng mình hứng chịu trước tội ác dã man tàn bạo của ĐQM (chẳng hạn một vụ thảm sát sáng 16-3-1966 ở thôn Mĩ Lai, tỉnh Quảng Ngãi đã giết hại 504 người trong đó có nhiều trẻ em dưới 5 tháng tuổi đang đói, bò ray bầu sữa mẹ trên xác người mẹ đã chết), Có thể nó: bọn ĐQ không trừ bất cứ một thù đoạn nào nhằm chiếm được VN, bằng cách đàn áp đẫm máu.

 Các em có biết không?

          Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn chế độ Sài Gòn, đế quốc Mỹ chuyển hướng chiến lược chiến tranh, đẩy chiến tranh lên hình thức cao nhất - “Chiến tranh cục bộ” đưa quân đội Mỹ và chư hầu trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. Đây có thể nói là sự “cực chẳng đã” và không còn sự lựa chọn nào khác của đế quốc Mỹ, bởi vì như theo lời của tướng Oét-mô-len: Nếu tình hình cứ tiếp tục phát triển như cũ thì chính quyền Việt Nam cộng hòa không thể tồn tại được trong vòng quá 6 tháng. Dựa vào ưu thế quân sự của một cường quốc, đế quốc Mỹ huênh hoang tuyên bố: “Đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”.

Thực hiện kế hoạch xâm lược Việt Nam từ 6/1965 đến cuối năm đó, đế quốc Mỹ đã huy động 18 vạn quân ồ ạt kéo vào miền Nam, đây là cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ ở miền Nam, là đợt huy động quân lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Cùng với việc đưa quân vào miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Để hợp thức hóa âm mưu trên ngày 5/8/1964 chúng dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc bộ” lấy cớ ném bom miền Bắc, đến 2/1965 viện cớ trả đũa cho cuộc tấn công của ta ở Plâycu chúng tiếp tục leo thang đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra bằng không quân và hải quân. Chiến tranh phá hoại miền Bắc là một phần trong chiến tranh xâm lược của Mỹ, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, phá hoại hậu phương, hòng làm lung lay ý chí kháng chiến của dân tộc ta kết thúc chiến tranh theo điều kiện có lợi cho Mỹ.

Thực hiện chiến lược ném bom phá đánh phá miền Bắc, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ đã huy động hàng nghìn máy bay tối tân, thuộc 60 loại khác nhau, trong số đó có hơn 200 máy bay chiến lược B52; cộng  thêm F111 “Cánh cụp cánh xòe” (là những loại hiện đại nhất ở thời điểm đó) cùng nhiều loại vũ khí hiện đại khác. Tính trong 4 năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất máy bay Mỹ xuất kích 30.000 lần thực hiện 55.000 phi vụ, trong đó B52 xuất kích 2734 lần, trung bình mỗi ngày có 100 - 150 lần máy bay Mỹ xuất kích bắn phá miền Bắc, ngày cao nhất lên tới 250 lần (nếu các em có dịp đến Hà Tĩnh, mảnh đất từng bị bom đạn Mỹ cày đi xới lại không biết đến bao nhiêu lần- nơi có tiểu đội Nữ thanh niên xung phong 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường Trường Sơn tại một trọng điểm đánh phá của Mỹ đã anh dũng hi sinh trong một trận Mỹ ném bom).

Cùng với không quân một lực lượng hải quân gồm 19 - 39 tàu chiến thường xuyên có mặt ở ven biển vịnh Bắc bộ và Thái Bình Dương và các căn cứ hải quân ở Nam Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác dùng pháo cỡ lớn phối hợp với không quân bắn phá dọc bờ biển miền Bắc. Lực lượng không quân và hải quân Mỹ đã ném bom, bắn phá liên tục với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày, miền Bắc phải hứng chịu khoảng 1.600 tấn bom đạn của Mỹ trút xuống. Tính trung bình số bom đế quốc Mỹ trút xuống miền Bắc là 6 tấn/1 km2, 45,5 kg/01 người dân; con số này cao gấp nhiều lần số bom đạn trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 ở Đức là 5,4 tấn/01 km2, 27kg/01 người, ở  Nhật là 0,43 tấn/01 km2, 1,6kg/01 người.

Tội ác của đế quốc Mỹ còn được ghi lại khi mục tiêu tấn công không chỉ là các căn cứ quân sự mà còn bao gồm cả những mục tiêu dân sự: hầu hết các thành phố, thị xã trên miền Bắc, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà thờ, nhà trẻ, chùa chiền… đều bị bom Mỹ đánh phá nhiều lần. Trong đó có 391 trường học, 92 cơ sở y tế và bệnh viện, 149 nhà thờ, 79 chùa chiền, 25/30 thị xã, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Nhân dân miền Bắc thấm nhuần lời kêu gọi và đường lối của Đảng đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trong lao động sản xuất; chung sức, chung lòng vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến tất cả để chiến thắng” và “mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, các phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong chiến đấu và sản xuất phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước dâng cao, thể hiện sáng ngời chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các lực lượng vũ trang nhân dân nêu khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Như vậy, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ không ngăn chặn được sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, không lay chuyển được quyết tâm chống Mỹ của dân tộc ta. Trái lại, thắng lợi của quân dân miền Bắc càng củng cố niềm tin thắng giặc Mỹ, khích lệ nhân dân miền Nam thi đua giết giặc lập công. Chính đế quốc Mỹ phải thừa nhận: “Việc ném bom miền Bắc Việt Nam chẳng những không làm cho xương sống của Hà Nội mềm đi mà còn làm cho nó cứng thêm”(2). Về phía ta nói về vai trò của miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước Đại hội IV khẳng định: “Đó là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thắng lợi của đồng bào miền Bắc vừa xây dựng, vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ địa chung của cả nước, đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để đánh Mỹ, cứu nước ở miền Nam, một lòng một dạ vì miền Nam ruột thịt”(3).

Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ nhân dân miền Bắc đã góp phần cùng nhân dân miền Nam đập tan chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của kẻ thù, tạo tiền đề quan trọng thay đổi cục diện trên chiến trường tiến tới giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước./.

          Đất nước thực sự đã nở hoa độc lập, kết trái tự do, cuộc sống của nhân dân Việt nam đang ngày càng cải thiện, tiến những bước vững chắc khẳng định mình trên trường quốc tế, song những ngày tháng 10 này, mỗi lần nhắc tới Thụy Dân- Thái Thụy, Thái Bình, ta thật ngậm ngùi nhớ thương tới cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và ba mươi học sinh lớp bảy đã bị Mỹ giết hại vào sáng ngày 21-10-1966. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, các thầy cô giúp các em nhớ về những nét chính về sự kiện đau thương này – sự kiện đã xảy ra ở nơi này, đã cách đây 54 năm, mời các thầy cô và các em hãy lắng nghe và có những cảm nhận, suy nghĩ và xác định hành động thiết thực cho chính mình và cho tổ quốc thân yêu!

NGHĨA TRANG 21.10 – LỚP HỌC VĨNH HẰNG

Cũng như các xã trong tỉnh Thái Bình, Thụy Dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hôm nay mang diện mạo của một xã Nông thôn mới, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ truyền. Tuy không hẳn là cây đa giếng nước sân đình, nhưng bên cạnh những khu công sở khang trang, những cánh đồng mẫu lớn, những làng nghề phát triển, ta vẫn bắt gặp những ao hồ, vườn tược đậm chất thôn quê, thấp thoáng những hàng cau thẳng tắp trong nắng chiều nghiêng.

          Chiến tranh đã qua đi, nỗi đau còn để lại, Thụy Dân cũng có nghĩa trang liệt sĩ như bao làng quê khác. Nhưng Thụy Dân còn được biết đến với nghĩa trang 21, nghĩa trang Độc nhất vô nhị. Một dấu tích không quên, là minh chứng cho một thời kì khốc liệt của chiến tranh. Đây là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của cô giáo- nữ liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân và 30 học sinh đã ra đi mà mãi không về!

         Thụy Dân được thành lập từ năm 1955 gồm có 3 thôn là: Vọng Lỗ, An Dân và An Tiêm.

            Quả thật, đến với Thụy Dân, ai cũng nhận thấy: từ cảnh đến người đều đẹp. Đó là một vẻ đẹp hài hòa, mà bình dị của mảnh đất anh hùng, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Với bao thế hệ học sinh ưu tú, xuất sắc đã được nuôi dưỡng từ mái trường mến yêu này–mái trường có một cô giáo trẻ và 30 học sinh đã ra đi mãi mãi không bao giờ trở lại!

            Trường cấp 2 Thụy Dân được thành lập vào tháng 8 năm 1966. Mái trường nằm ở rìa làng thôn An Tiêm. Nơi đây rất đỗi yên bình, xung quanh không hề có mục tiêu quân sự, giao thông hay trung tâm kinh tế đặc biệt nào, cũng chưa từng bị đánh bom nhưng vẫn có giao thông hào và các hố cá nhân, hầm trú  ẩn để phòng bị. Dưới gốc cây xanh, cạnh các mép hầm, học sinh vẫn cần mẫn, vẫn miệt mài trên trang sách học bài.

Ngày mới thành lập, trường quá hoang sơ. Toàn trường mới chỉ có 4 lớp học. Trong đó có 1 lớp 7, 1 lớp 6 và 2 lớp 5. Học sinh thì ít, số lớp không nhiều. Các em  ngồi học  dưới  mái tranh tre lụp sụp, được xây dựng từ thời  trước chiến tranh chống Mỹ. Cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, tất cả vẫn còn bề bộn, ngổn ngang.

Ngày đó thầy Vũ Đăng Vưu là hiệu trưởng, thầy Lê Mạnh Hạt quyền hiệu phó cùng với 7 thầy, cô giáo.  Mỗi thầy cô đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng các mọi người đều coi nhau như anh em ruột thịt trong mái ấm gia đình.

Tuy cuộc sống của thầy và trò còn chống chất nhiều khó khăn, nhưng tất cả đều quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua: dạy tốt và học tốt. Mà người dẫn đầu là cô giáo trẻ Bùi thị Thanh Xuân.

Cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân sinh ngày 4/10/1942, ở thôn Diêm Điền xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh tỉnh Thái Bình nay là khu 2 thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy Tỉnh Thái Bình. Cô mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại bị tật nguyền chỉ có chị gái - chị Bùi Thị Giữa. Người chị dịu hiền tần tảo sớm hôm kiếm tiền nuôi em ăn học. Cùng với bản tính thông minh và ham học, cô đã tốt nghiệp trường sư phạm Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp, cô về công tác tại trường cấp 2 Thụy Phong, khi trường cấp 2 Thụy Dân được thành lập cô được PGD điều động về giảng dạy tại trường.

 Cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân bước vào đời với bao ước mơ, hoài bão  được ấp ủ trong lòng và luôn  tự nhắc mình bằng những dòng nhật kí. Chả thế mà trong cuốn sổ tay- kỷ vật bị thủng lỗ chỗ được lưu giữ tại Trường THCS Thụy Dân hôm nay, nhiều thế hệ đã được đọc những dòng suy nghĩ, những tâm sự của cô với nghề dạy học:

“... Để sánh vai với người chiến sĩ ở trận tuyến giết giặc cứu nước thì ở hậu phương, ở mái trường thân yêu này, đêm - ngày mình sẽ miệt mài bên trang giáo án, quyết tâm đóng góp công sức của mình làm cho sự nghiệp trồng người ngày càng thêm thay da, đổi thịt...”.

            Bước vào cuộc sống gia đình, cô giáo Xuân còn là một người vợ tần tảo, thủy chung sắt son và tha thiết với người bạn đời.

Chồng cô - thầy Trương Vũ Sương, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có thời gian đã là Hiệu trưởng trường cấp 2 Thụy Phong của thầy trò chúng ta, Thầy Sương cũng thật xứng đáng với cô, một người thầy giáo luôn tâm huyết với nghề, luôn tạo mọi điều kiện, động viên để cô yên tâm công tác.

 Còn con trai cô-Trương Vũ Anh con trai duy nhất của cô khi còn thơ dại, bé Anh đã phải sống xa mẹ, xa cha. Ở với bà nội nhưng nó ngoan lắm!  Tuy nhỏ song, Bé Anh thật sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, đáng yêu luôn nhớ mẹ! Nay, Anh là giám đốc xí nghiệp lắp máy cơ khí điện thủy lợi bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Với cô, hạnh phúc vẻ vang nhất là được đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp trồng người. Nhất là khi đất nước đang còn khói lửa của chiên tranh, cô lại càng khát khao cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp vĩ đại này. Bởi thế nên cô giáo Thanh Xuân đã vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình trên trận tuyến giáo dục. Có như vậy, gia đình mới hạnh phúc. Thế nên, chồng cô cho biết: Khi dạy ở Thụy Dân, xa chồng, phải gửi con thơ về Nam Hà, nhờ bà nội nuôi giúp nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lần giở những kỷ vật của người vợ hiền yêu dấu, thầy Sương cho xúc động mở cho mọi người xem lá thư cuối cùng của cô viết cho chồng nhưng chưa kịp gửi.

Trước linh hồn Cô giáo và 30 Anh chị HS lớp 7 ngày ấy,  xin được trích đọc 1 lá thư của Cô để chúng ta thêm hiểu hơn về Cô giáo:

“Anh yêu quý của em!

Rét mới, đêm không ngủ được. Em trở dậy biên thư cho anh đây. (...). Hôm qua, chủ nhật, anh có về thăm con không? Xa xôi, em đã hình dung được nỗi vất vả của anh: trời rét, đường lầy lội. Không hiểu sao mấy đêm nay, em thao thức không ngủ được. Nghe thấy gà gáy nửa đêm mà em vẫn không chợp được mắt. Em chỉ hình dung thấy con trước mặt. Em nhớ và thương nó quá. Chưa đầy ba tuổi mà đã phải xa bố, xa mẹ, sống trong tình thương của ông bà... (...). Mấy hôm nay, nghe tin máy bay quần Nam Hà nhiều, em càng nhớ điên lên; chẳng đứng ngồi đâu yên. Hôm nay 17, có thể 15 hoặc 20 hôm nữa sẽ được nghỉ mùa. Em sẽ về thăm con... Kể ra thì rất buồn rất nhớ nhưng vì thời chiến cũng phải chịu vậy. Cách đây sáu hôm, nó đã đánh Diêm Điền nhưng không chết ai. Chỗ em vẫn yên ổn, thỉnh thoảng nó bay qua nhưng không ở trên đầu...”.

 Nhớ con da diết cõi lòng nhưng cô đâu có thể quên được nhiệm vụ  cao cả của mình mà Đảng và nhân dân đã giao phó. Nào ngờ! Lá thư viết xong nhưng  chưa kịp gửi thì một sự kiện xảy ra.

Ta có ngờ đâu, trường cấp 2 Thụy Dân  lại bị Giôn Sơn Mac na ma ra chọn làm mục tiêu 296/391 mục tiêu hủy hoại trường học của không lực Hoa kì. 10h30’ ngày 21/10/1966 không khí rất yên tĩnh, xã viên hợp tác xã đã xong buổi làm, các lớp học khác đã tan, lớp 7 cũng sắp hết tiết học cuối cùng. Trong lúc cô say sưa cùng với đàn học sinh thân yêu trong tiết học tiếng Việt- Cô nhận lời dạy đổi giờ cho một thầy giáo đi công tác đột xuất cấp trên giao. Cô dạy bài Thà đui mà giữ đạo nhà của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cô đang giảng đến đoạn “...Đó là tiếng nói trong sáng, tâm hồn khảng khái của nhà thơ, đồng thời cũng là tiếng nói và tâm hồn dân tộc...” bằng chất giọng truyền cảm, cả lớp có 52 HS, đều chăm chú lắng nghe.

          Đúng lúc ấy có tiếng máy bay Mỹ gầm rú trên không, đồng thời, phía trong làng vang lên những tiếng bom nổ rất to, đất đá bay tứ tung, khói cuộn mù mịt trắng trời.

          Trận bom kinh hoàng với bốn quả bom cỡ lớn đã trút xuống ngay cạnh hầm trú ẩn của nhà trường. 30 HS tuổi từ 13-16 đã bị vùi dưới đống đất gạch chết bởi sức ép của bom Mỹ trong các hầm, hào giao thông. Em Lê Xuân Thạo – lớp trưởng – học sinh giỏi văn toàn tỉnh là một trong những số đó đã bị hi sinh.

 Cô Bùi Thị Thanh Xuân cũng bị bom vùi lấp khi mới vừa tròn 24 tuổi, độ tuổi đẹp nhất đời người, để lại một con thơ chưa đầy ba tuổi và đang mang thai đứa con thứ hai trong bụng. Khi được tìm thấy, cô Xuân vẫn còn ôm chặt hai HS trong vòng tay thân yêu của mình. Ngay trong lúc nguy nan nhất, cô giáo vẫn muốn dang rộng vòng tay của mình hứng bom đạn để cố che chở cho các con!

           Thế là chỉ trong giây lát, ngôi trường đã tan vào mây khói, hủy diệt bao ước vọng tươi đẹp của cô giáo và các học trò mà cô hết mực yêu thương như con...

          Đây là một nỗi đau quá lớn không gì có thể bù đắp được sự ra đi vĩnh viễn  của cô giáo trẻ  cùng với 30 em học sinh  khi tuổi còn hồn nhiên, thơ ngây và trong trắng.  Có lẽ, tất cả mọi người biết đết sự kiện này sẽ không thôi ám ảnh, sẽ không thể nào quên cái ngày kinh hoàng ấy, ngày cô giáo mến yêu và các bạn học của mình vĩnh viễn nằm xuống khi bài học và ước mơ vẫn còn đang dang dở.

Khi bước chân vào nghề, cô  đâu có nghĩ đến mình, mà luôn sẵn sàng hi sinh, che chở cho các em. Thực tế cho thấy, ngay cả giây phút cuối đời, cô giáo trẻ đầy trách nhiệm ấy đã ôm trọn học sinh vào lòng mình, hứng chịu bom đạn, gạch, đất ập lên người mong cứu được các em thơ.

           Sự kiện đau thương này đã gây chấn động dư luận trong nước và trên thế giới.  Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ ngoai giao đã lên án giặc Mỹ ném bom xuống trường cấp 2 Thụy Dân. Bộ giáo dục, hội phụ nữ đã ra tuyên bố tố cáo tội ác của giặc Mỹ. Các báo nhân dân, Quân đội nhân dân, phụ nữ, văn nghệ, và hàng loạt các báo đồng loạt viết bài tố cáo tội ác của đế quốc mỹ và kêu gọi trả thù cho cô trò trường cấp 2 Thụy Dân.

   Cả nước hờn căm tội ác dã man của đế quốc Mĩ.  Chúng đã cướp đi sự sống  của cô giáo trẻ và những em thơ vô tội. Nỗi căm giận xé ruột. 

Quân giết người lẻn đến giữa trưa

Trong giây lát, Thụy Dân trùm khói lửa

Lửa cháy trụi trường, lửa thiêu tuổi trẻ !

 Lửa đạn bom xóa tuổi học trò

Ba mươi em nhỏ, ngây thơ, cùng cô giáo trẻ, dịu hiền đã ra đi vĩnh viễn!

Ba ngày sau sự kiện Thụy Dân, ngày 24/10/1966, nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ :

                      Hãy trả thù cho các cháu Thụy Dân, trong đó có đoạn:

“Ba mươi em học sinh lớp bảy

Đang ngồi nghe cô giáo giảng văn

Cô giáo bảo: các em ngồi lại

Ta học thêm tiếng đẹp Việt Nam

Lúa ngoài ruộng hạt vừa đóng sữa

Trong trường vui những tuổi mười lăm

Đầu các em như từng cụm lúa

Xúm bên cô, kén đẹp quanh tằm

Thế cũng đủ điên đầu giặc Mỹ

Những trẻ em yêu tiếng quê hương

Những cô giáo nuôi hồn trẻ nhỏ

Bằng sữa thơm mát của văn chương..

Mắt cô giáo sáng ngời tiếng Việt

Mắt em bé ngồi nghe tha thiết

Tiếng cha ông từ thuở trao về

Bom nó thả đón đường bốn phía

Lũ tinh vi nghề nghiệp giết người

Thằng Mỹ sợ, con quỷ già hốt hoảng

Sợ lúa làm đòng, sợ trẻ học sinh,

Sợ cô giáo, sợ thơ văn, sợ nắng,

Sợ hạt mầm, sợ sự sống tươi xanh...”.

        Cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ! Một nỗi đau quá lớn! Một vết thương lòng vẫn mãi hằn sâu trong gia đình, người thân, đặc biệt là là đứa con thơ và người chồng mà cô luôn yêu thương tha thiết!

Thầy Sương rưng rưng xúc động khi mọi người hỏi chuyện về cô:

“Hạnh phúc của chúng tôi trọn vẹn chưa được bốn năm. Bốn năm ấy mỗi người một nơi, đâu có được ở bên cạnh nhau để giúp nhau chuyên môn nghiệp vụ, để cùng nhau gánh vác công việc gia đình trong những tháng năm gian khổ ấy. Bây giờ hồi tưởng lại, tôi càng thấy xót xa đau đớn, càng thấy thương Xuân vô ngần...”

            Cô giáo và 30 anh chị học sinh đã ra đi nhưng họ mãi mãi sống trong lòng mỗi thầy giáo, cô giáo, mỗi học trò và trong mỗi chúng ta.

            Chính vì thế ngày 20 / 6 / 1969 cô đã được nhà nước phong tặng danh hiệu: Cô giáo, liệt sỹ Bùi Thị Thanh Xuân.

          Thi hài của cô và các anh chị được chính quyền xã Thụy Dân cùng bà con dân làng an táng tại nghĩa trang đồng Nương –nghĩa trang nhân dân thôn An Tiêm 3- xã Thụy Dân. Từ năm1970, thi hài cô giáo và các anh chị học sinh đã được quy tập về yên nghỉ tại khuôn viên trường cũ, nơi này.

          Các em ạ! Thể theo nguyện vọng của cán bộ giáo viên và học sinh toàn ngành Thái Thụy chúng ta, được sự chỉ đạo TW Đảng – Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Phương án xây dựng khu tưởng niệm 21-10 đã khánh thành hiện nay đang được dự kiến công trình tâm linh của Giáo dục huyện nhà.

          Toàn bộ khu di tích rộng 1,5 ha bao gồm các hạng mục nhà tiếp khách, nhà trưng bày, sân hành lễ, lầu chuông và khu đài tưởng niệm với tạo hình 31 vây đuốc vút lên trời xanh từ lòng 4 hố bom.

Thầy cô và các em quý mến !

Chỉ vài ngày nữa thôi là ngày 21-10- 2021, ngày giỗ của cô giáo và ba mươi học sinh lớp 7 của Thụy Dân năm 1966, toàn thể các thầy cô giáo và hơn 160 em HS tiêu biểu của trường THCS Thụy Phong về đây dâng nén tâm nhang tưởng nhớ và biết ơn tới Cô cùng 30 Anh chị HS hi sinh ngày ấy.

          Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong lòng các thế hệ giáo viên và học sinh của trường THCS Thụy Dân, cô giáo liệt sĩ Bùi Thị Thanh Xuân mãi là tấm gương trong, một bài thơ đẹp để tất cả mọi người soi chung.

Quá khứ đau thương nhưng rất đỗi anh hùng, thấy trò ta có quyền được tự hào, hãnh diện những người đã cống hiến như Cô. Trong giờ học hôm nay, thầy muốn các em hiểu về Nghiã trang trường học 21-10 để các em ngẫm suy và tiếp tục quyết tâm gắng sức luyện rèn, sống đẹp hơn, có hoài bão, lí tưởng cao đẹp.

Thầy cô mong các em biết được một phần sự thực lịch sử của ngành giáo dục Thái Thụy. Trước linh sàng cô giáo và 30 Anh chị HS ngày ấy, thầy và trò trường THCS Thụy Phong xin hứa sẽ vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện và học tập thật tốt để rạng danh con đường sự nghiệp Cô đã chọn và viết tiếp bài thơ còn dang dở của Cô giáo thân yêu!

Kính thưa hương hồn cô giáo và 30 Anh chị Học sinh ngày ấy!

Thưa toàn thể các thầy các cô, các em HS thân mến!

Trong Buổi lễ trang nghiêm hôm nay, xin trân trọng giới thiệu thầy giáo Đặng Văn Mong nguyên là HT trường PTCS Thụy Dân, nguyên là Hiệu trưởng trường THCS Thụy Phong, và đặc biệt thầy còn là học trò ngoan của cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân. Thầy luôn luôn Xúc động, ngưỡng vọng, kính trọng và biết ơn Cô giáo. Thầy có vần thơ Kinh dâng lên Thụy Dân, lên cô giáo và 30 anh chị HS. Song do sức khỏe, thầy ủy quyền cho cô giáo đọc bài thơ này.

BÀI CA THỤY DÂN

Vui quá, chiều nay ta họp mặt

Thầy trò cũ mới thật là vui,

Năm mươi lăm năm rồi chân không mỏi

Vất vả gian nan việc trồng người.

Lớp thầy xưa còn lại bao người?

Đàn em hôm nay đông vui ngày hội,

Mái trường quê giờ cao sang vời vợi,

Hạnh phúc đủ đầy nhưng cay đắng đã vơi đâu?

Vết thương lòng ai dễ quên mau?

Vành khăn tang xưa còn hằn bao nỗi nhớ!

Sức hồi phục sao tim ta máu ứa!

Đài tưởng niệm này sừng sững đến mai sau

Ghi tội ác ngàn năm không thể rửa,

Ghi tội ác không thể nào bào chữa,

Quân giết người lẻn đến giữa trưa,

Trong tích tắc trường ta trùm khói lửa.

Lửa cháy trụi trường, lửa thiêu tuổi trẻ

Lửa đạn bom xóa tuổi học trò,

Ba mươi em bé ngây thơ và cô Xuân dịu hiền ra đi vĩnh viễn…

Lịch sử loài người ghi thêm sự kiện,

Một vết nhơ vào nhân loại văn minh,

Quên làm sao đêm tang Thụy Dân?

Những bà mẹ ngồi khóc con đỏ mắt,

Những người cha trầm tư môi cắn chặt,

Anh trai làng nhiệt huyết quyết tâm thư!

Tiếng gọi trả thù, tiếng gọi của trẻ thơ,

Hãy kìm nén tình thương và nỗi nhớ!

Lấy máu xương đòi trả nợ máu xương!

Trai Thụy Dân rầm rập bước rung đường,

Đoàn quân đi trùng trùng điệp điệp,

Tôi thấy các anh những người còn sống sót,

“Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai…”

Đội ngũ các anh vô tận triển khai,

Khắp muôn nẻo chiều dài tổ quốc,

Đã xóa sạch biết bao đồn bốt,

Từ Quảng Trị Tây nguyên đều tấn công thần tốc,

Quân giết người hoảng hốt phải đầu hàng,

Trong tiếng thét xung phong vang dội.

Đất nước hòa bình tôi tìm lại các anh,

Ai còn, ai mất, ai suốt đời thương tật?

Trong ngày vui hôm nay mà tuôn rơi nước mắt?

Ta bâng khuâng vì vắng bóng anh Bình, Anh Trị ngã xuống trước bình minh…

Yêu lắm lắm các em học sinh ơi!

Thầy trò ta đang sống buổi hôm nay thật hạnh phúc,

Hãy nhớ lấy khổ đau và nước mắt!

Những ngày mất mát, những ngày qua,

Dẫu quanh ta vẫn còn đâu đó,

Những thói hư làm uổng đi dòng máu đỏ,

Thì thầy trò chúng ta quyết dựng cơ đồ!

Xây sự nghiệp như Bác Hồ căn dặn…

                  

Tin, bài: Trường THCS Thụy Phong