Hướng dẫn bé rửa tay đúng cách

Cùng với đeo khẩu trang, rửa tay chính là phương pháp hữu hiệu tiếp theo được khuyến cáo để ngăn ngừa không chỉ COVID-19 mà còn với các bệnh lý hô hấp khác.

Bởi vì tay sẽ là nơi tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt công cộng hoặc những nơi khác có chứa virus, vi khuẩn, và theo thói quen chúng ta thường sẽ đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bàn tay vô tình sẽ là nguy cơ trung gian khiến virus xâm nhập vào cơ thể.

Rửa tay, rửa tay và rửa tay liên tục chính là cách để bảo vệ cơ thể tốt nhất trong trường hợp này. Rửa tay cũng sẽ có những quy định và cách thức cụ thể, sao cho có thể rửa sạch mọi vị trí trên bàn tay, từ đó gia tăng hiệu quả phòng ngừa Covid-19 một cách đáng kể.

Sau đây, BS.CKII Trần Thị Thu Trang – Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM sẽ hướng dẫn cho chúng ta các bước rửa tay đúng cách. Bạn có thể áp dụng cả đối với nước rửa tay khô hoặc rửa tay với nước sạch – xà phòng đều được.

Kính mời nhận thông điệp từ bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM và Hội Tai Mũi Họng Việt Nam:

“Chúng ta hãy quết tâm cùng nhau chống lại Virus Corona!”

“Let’s fight against the virus Corona together!”

Phòng Quản lý chất lượng­

Một trong những cách quan trọng để bảo vệ bé khỏi dịch bệnh hiện nay là rửa tay sạch sẽ. Sau đây là cách giúp bé rửa tay sạch kèm một số hình ảnh minh họa mà cha mẹ cần biết.

Hệ miễn dịch của trẻ em vẫn còn non nớt và dễ bị tấn công bởi các tác nhân xấu từ bên ngoài, đặc biệt là các loại vi khuẩn và virus. Trong thời điểm nhạy cảm với dịch cúm Vũ Hán [Virus Corona 2019] hiện nay, giữ cho trẻ em tránh xa tối đa các vi khuẩn cũng như virus là một trong những điều cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý và chăm sóc cho con mình.

Đeo khẩu trang, ăn chín uống sôi, tránh ra chỗ đông người,... đang là những cách được mọi người quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, việc rửa tay sạch lại là yếu tố tiên quyết trong việc diệt trừ virus. Nếu trẻ chỉ đeo khẩu trang mà không được rửa tay sạch thường xuyên thì virus vẫn hoàn toàn có thể từ những con đường khác xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là đối với các trẻ hiếu động, hay vui chơi ngoài trời và chạm vào đồ vật nhiều.

Sử dụng nước rửa tay và rửa tay sạch thường xuyên có thể diệt được 99% các loại vi khuẩn bám trên tay. Chính vì vậy, không thể bỏ qua điều này nếu bạn muốn bảo vệ trẻ tối đa.

Việc rửa tay sạch cho bé giúp phòng dịch cúm Vũ Hán

2.1. Các trường hợp bé cần phải rửa tay

  • Trước khi ăn;
  • Sau khi bé đi vệ sinh;
  • Sau khi hắt hơi, ho, xì mũi;
  • Sau khi chạm vào thú nuôi, động vật;
  • Sau khi đi học, đi chơi về nhà.

Tốt hơn hết, trẻ nên chú ý rửa tay sạch chậm nhất 60 giây/ một lần để bảo vệ tối đa khỏi virus nguy hiểm.

Rửa tay sạch giúp trẻ phòng dịch bệnh

2.2. Cách bé rửa tay sạch và đúng

  • Bé làm ướt tay dưới vòi nước đang chảy [nên sử dụng nước ấm để tăng hiệu quả diệt vi khuẩn];
  • Cho xà phòng vào tay và chà xát cẩn thận để tạo bọt từ từ;
  • Xoa tay đều khắp từ lòng bàn tay đến các kẽ tay, ngón tay và cũng không nên bỏ qua móng tay của trẻ;
  • Tiếp tục chà xát tay trong vòng 30s để đảm bảo các vi khuẩn đã được diệt sạch;
  • Rửa lại tay thật sạch dưới vòi nước đang chảy, hướng dẫn cho trẻ biết sạch xà phòng là khi thấy da không còn trơn nhớt mà có cảm giác da sạch bong kin kít;
  • Lau lại bằng khăn sạch hoặc hong khô tay tự nhiên.

Quy trình rửa tay đúng cách

  • Nên sử dụng xà phòng rửa tay để diệt khuẩn tốt nhất;
  • Trẻ em không nên sử dụng nước rửa tay khô quá nhiều bởi lẽ nước rửa tay nhanh có chứa 60% thành phần là cồn và sẽ không phù hợp với trẻ em, dễ gây ra nhiễm độc và tác dụng ngược lại;
  • Khăn lau phải tuyệt đối là khăn sạch, nếu bé đã rửa tay mà sử dụng lại khăn bẩn thì hiệu quả của việc rửa tay là bằng 0;
  • Ngoài việc rửa tay sạch, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ em tự ý thức giữ gìn sạch sẽ tối đa những vật dụng xung quanh mình hay chạm tới như đồ chơi, ly, cốc, quần áo,...

Trẻ em cần được bảo vệ tối đa khỏi các sự xâm hại của virus nguy hiểm. Chính vì vậy, giúp bé rửa tay sạch là trách nhiệm của cha mẹ trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Xà phòng tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?

Hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng ngừa lây nhiễm virus corona

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp – Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Ngày nay, tất cả mọi người đều phải cần có thói quen rửa tay, thậm chí các em nhỏ, ngay từ bậc mẫu giáo đã được giáo dục rất kỹ về các bước rửa tay - một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy tại sao chúng ta phải rửa tay và rửa tay như thế nào cho đúng?

Có thể nói rằng đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể của con người. Bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc từ lao động, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật... Chính vì sự linh hoạt đó mà bàn tay của con người phải tiếp xúc với rất nhiều thứ từ đồ ăn, đất cát, phân, động vật hay đơn giản là tay nắm cửa. Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư.

  • Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram [+]: S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram [-]: Acinetobacter, Enterobacter... Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay.
  • Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay. Tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng việc rửa tay thường quy.

Do phải tiếp xúc với nhiều đồ vật như vậy mà bàn tay có thể có những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli sau khi chúng ta đi đại tiện; hay virus cúm, virus sởi sau khi dùng tay xì mũi. Thử tưởng tượng xem nếu như bạn không rửa tay thì bạn có thể reo rắc các vi khuẩn và virus này ở khắp nơi - những nơi mà bạn chạm tay hoặc chính những vi sinh vật này sẽ gây bệnh cho bạn.

Các bước rửa tay giúp loại bỏ các vi sinh vật có hại trên bàn tay. Đây là một việc làm quan trọng, đơn giản, tiết kiệm giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan bệnh tật.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], rửa tay giúp:

  • Giảm 23 - 40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Giảm 16 -21% các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, trong dân số nói chung.
  • Giảm 29 - 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, chúng ta cần rửa tay đúng lúc và đúng cách.

  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi điều trị vết thương.
  • Trước và sau khi chăm sóc người ốm.
  • Sau khi đi vệ sinh [đại tiện và tiểu tiện].
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào các đồ vật của người bệnh hoặc sờ mó vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
  • Sau khi chạm rác.
  • Sau khi làm việc...

  • Lavabo, vòi nước sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn.
  • Giấy lau tay dùng một lần.

Rửa tay đúng cách là rửa tay với xà phòng, đúng quy trình, dưới vòi nước sạch chảy.

Các bước rửa tay thường quy bao gồm:

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại [mu tay để khum khớp với lòng bàn tay].
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái].
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế

Chỉ mất khoảng 30 giây cho các bước rửa tay nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân chúng ta và những người xung quanh. Do đó, mỗi người cần tự nâng cao ý thức thực hiện rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

Đây là việc làm bắt buộc cho mỗi người dân, nhất là trong khi đại dịch Covid đang bùng phát. Nó là một trong 5K buộc phải thực hiện trong thời gian hiện nay. Lí do cần thực hiện ngay:

  • Tuân thủ 5K bắt buộc của chính phủ đưa ra cho mọi người trong phòng chống dịch Covid hiện nay.
  • Tránh nhiễm bệnh cho bản thân và lây chéo cho người khác.

Hiện nay hệ thống Vinmec đã có quy trình quy định về rửa tay thường quy và rửa tay ngoại khoa, bắt buộc mọi cán bộ và nhân viên trong hệ thống phải tuân thủ. Ngoài 6 bước rửa tay thường quy của bộ Y tế, Vinmec còn bổ sung thêm bước 7 rửa vùng cổ tay. Đối với nhân viên y tế, bắt buộc phải tuân thủ rửa tay thường quy theo 5 thời điểm:

  1. Trước khi thăm khám người bệnh.
  2. Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn.
  3. Sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  4. Sau khi tiếp xúc với các chất tiết, hoặc máu của người bệnh.
  5. Sau khi tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.

Hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách bằng xà phòng

Đối phó với nCoV khi buộc phải đến những nơi đông người

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề