Hướng dẫn cài đặt bộ thu phát wifi tp-link tl840n

Việc chọn mua bộ phát thì tùy vào túi tiền và diện tích mà bạn muốn phủ sóng wifi, như của mình diện tích chỉ là một phòng riêng thì mình chọn loại TP-Link TL-WR840N, giá dao động trong khoảng 3 lít.

Đầu tiên là bạn cần một cái laptop hoặc máy tính và một đoạn dây mạng có bấm sẵn 2 đầu [thông thường khi mua TP-Link là nó kèm theo sẵn một đoạn dây mạng ngắn cho bạn.]

Sau đó các bạn cắm một đầu dây mạng vào cổng LAN [là cái cổng màu cam như hình dưới], đầu dây còn lại thì cắm vào laptop.

Bước 1: Mở trình duyệt lên và truy cập vào địa chỉ 192.168.0.1, nếu không vào được thì cứ f5 vài lần, nếu vẫn không được thì các bạn lật mặt dưới của cái TP-Link lên để xem thông tin đăng nhập hoặc xem trong giấy hướng dẫn sử dụng. Cho đến khi vào được màn hình này:

Và đăng nhập với username và password đều là admin nhé.

Bước 2: Vào phần Wireless > Basic Settings

Chọn Enable Wireless, nhập tên của Wifi muốn hiển thị, và cấu hình các thông số như ảnh bên dưới, rồi lưu lại.

Bước 3: Sau khi xong Basic Settings ở trên, chúng ta sẽ cấu hình bảo mật cho wifi, vào Wireless > Wireless Security

Các bạn cấu hình như mình làm ở ảnh dưới, WPA/WPA2 – Personal, kiểu xác thực là WPA2-PSK, mã hóa AES, nhập mật khẩu cho wifi và lưu lại.

[Nếu như bạn muốn wifi không yêu cầu mật khẩu để kết nối thì chọn vào mục Disable Wireless Security]

Bước 4: Cấu hình cho cổng WAN, là cái cổng màu xanh dương, cổng này các bạn sẽ sử dụng để nối cái đầu dây có mạng vào nó. Với kiểu cấu hình này thì bộ phát TP-Link của bạn sẽ có một lớp địa chỉ mạng hoàn toàn riêng biệt với lớp địa chỉ IP của modem.

Vẫn đứng ở trang cấu hình, các bạn vào phần DHCP > DHCP Settings

Tích vào Enable DHCP Server rồi lưu lại.

Bước 5: Đổi địa chỉ IP của TP-Link, mục đích để bảo mật, giả sử trường hợp có ai đó cắm dây mạng vào bộ phát và truy cập vào trang quản trị này được thì họ có thể sửa đổi thông tin các thứ…vv.

Mặc định ban đầu là 192.168.0.1`thìmình đổi theo con số mà mình thích là`192.168.17.1, các bạn nhớ lưu địa chỉ này lại không sau này quên mất thì lại mất công không vào trang quản trị để đổi mật khẩu hay cấu hình các thông số lại được.

Bước 6: Cuối cùng là vào System Tools > Reboot để bộ phát lưu lại cấu hình mới vừa thiết lập.

Đợi nó Reboot xong thì bạn sử dụng dây mạng kết nối từ cổng LAN [màu vàng hoặc cam] của Modem và nối vào cổng WAN [màu xanh] của TP-Link là đã có thể kết nối vào wifi bạn vừa tạo rồi.

2. Lưu ý khi đã sử dụng được lâu dài một thời gian

Sau một thời gian dài các bạn sử dụng bộ phát wifi thì kiểu gì nó cũng có lỗi, mạng chậm, lag, lỗi kết nối các kiểu…vv. Thì bạn cứ thử rút điện của bộ phát ra rồi cắm lại.

Nếu như vẫn còn bị lỗi thì lúc này còn một cách giải quyết cấp cao hơn, đó là Reset lại TP-Link, [kiểu như ngày xưa máy tính window cứ lỗi gì là tâm lý chúng ta lại đi reset máy lại hay cài lại win xong nó lại chạy ngon ấy :D]

Ở trên bộ phát có một nút Reset khá nhỏ, như hình dưới đây, các bạn nhấn giữ vào nó tầm 30s đến khi tất cả các đèn đều phát sáng lên. Sau đó cắm lại cáp vào máy tính/laptop và cấu hình lại từ đầu như hướng dẫn của mình ở bên trên nhé.

Có một số bộ phát thì cái nút reset nó được thiết kế ẩn bên trong để tránh việc mọi người vô tình chạm vào, lúc này thì các bạn sử dụng một cái que tăm hoặc đầu bút bi để nhấn giữ là được.

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách cấu hình bộ phát wifi để tận dụng tối đa tiện ích khi sử dụng mạng, đặc biệt là với những bạn sinh viên hay người đi làm đi thuê phòng ở như mình. Bài viết nếu có thiếu sót hoặc trong quá trình làm theo nếu gặp vấn đề gì các bạn có thể comment bên dưới.

Để tiến hành cài đặt thông số cho Wireless Router TP Link W840N,WR841N không hề khó một chút nào hết. Các bạn chỉ cần áp dụng theo 4 bước hướng dẫn như sau:

Bước 1: Kết nối Router TP Link WR840N hoặc WR841N với máy tính thông qua cổng Lan

  • Sử dụng một đoạn dây mạng LAN đã được bấm sẵn tại hai đầu để kết nối giữa cổng Lan cùng với bộ phát wifi, máy tính.
  • Thực hiện khởi động lại chiếc máy tính sau đó mới khởi động Router.

Bước 2: Đăng nhập vào Router TP Link WR840N hoặc WR841N

  • Bạn sẽ gõ vào trình duyệt web dòng địa chỉ IP mặc định như sau 192.168.0.1 hoặc tplinklogin.net. Bạn cũng có thể sử dụng đến trình duyệt IE/Firefox hay Chrome đều được hết nhé.
  • Nhập vào trên báo thông báo username & password là admin để tiến hành login vào trong router.

Bước 3: Thiết lập lại bảng thông số cho Router TP Link WR840N,WR841N

  • Chọn vào mục Basic Setting -> Network -> Lan. Đổi địa chỉ IP từ 192.168.1.1. thanh 192.168.0.1 sau đó nhấn save để tiếp tục. Bạn nên nhớ trong khi cài IP không được phép trùng với IP của thiết bị modem hoặc Router khác trong cùng một đường mạng.
  • Lúc này Router TP Link WR840N,WR841N sẽ tự động được reset lại từ đầu.
  • Nếu như muốn truy cập vào lại Router bạn sẽ vào web rồi gõ 192.168.0.1. Sau đó bạn vẫn sẽ nhập username & password là admin để tiếp tục.

Bước 4: Thiết lập thông số Wireless Router cho bộ phát wifi TP Link WR840N,WR841N

  • Chọn vào mục Wireless -> Wireless Settings
  • SSID: Lựa chọn tên mạng wifi nhà bạn.
  • Security Type sau đó chọn WPA-PSK/WPA2-PSK. Khuyến nghị nên là WPA2-PSK.
  • Phần PSK PassPhrase bạn sẽ nhập password mà bạn đang mong muốn nhập cho wifi nhà mình.
  • Nhấn Save để hoàn tất được quá trình cài đặt Wireless Router TP Link WR840N,WR841N.
  • Vào lại System Tools -> Reboot sau khi thiết bị khởi động lại bạn kết nối vào mạng wifi và tận hưởng đi nhé.

Lưu ý khi đã sử dụng bộ phát wifi TP Link WR840N,WR841N thời gian dài

Các bạn hãy chú ý sau một thời gian dài đã sử dụng bộ phát wifi TP Link WR840N,WR841N chắc chắn kiểu gì nó cũng sẽ xảy ra lỗi hết. Có thể là trường hợp mạng chậm, mạng lag hoặc là gặp phải lỗi kết nối các kiểu… Lúc này các bạn hãy thử rút điện từ bộ phát wifi ra, sau đó cắm lại vào.

Trong trường hợp vẫn xảy ra lỗi thì bạn sẽ thực hiện một cách giải quyết cao cấp hơn chính là Reset lại bộ phát wifi TP Link WR840N,WR841N. Cái này khá tương tự với việc ngày xưa máy tính windows cứ gặp phải lỗi lầm gì là y như rằng sẽ tiến hành reset lại máy hoặc đi cài lại win sau đó vẫn sẽ chạy ngon lành.

Thông thường thì nằm trên bộ phát wifi sẽ có một nút reset khá là nhỏ. Lúc này các bạn chỉ cần nhấn và giữ nút đó tầm 30 giây cho đến khi bạn thấy tất cả các đèn đều sẽ phát sáng lên. Sau đó hãy cắm lại cáp vào máy tính hoặc laptop, cấu hình lại từ đầu theo giống như hướng trên.

Ở một số bộ phát thì nút reset thường sẽ được thiết kế nằm ẩn vào bên trong để tránh việc người dùng vô tình chạm vào. Lúc này các bạn chỉ cần sử dụng đến một chiếc que tăm, đầu bút bi là vẫn có thể nhấn giữ vô tư.

Trên đây chúng mình đã hướng dẫn cho các bạn xong cách cấu hình bộ phát wifi TP Link WR840N,WR841N. Giúp các bạn tận dụng tối đa tiện ích khi sử dụng mạng. Điều này phù hợp đối với những bạn chỗ ở nhưng chỉ có đầu mạng.

Chủ Đề