Hướng dẫn cài win 10 không cần đĩa và usb

– Nếu hiện tại bạn đang sử dụng Windows 32 bit [64 bit] thì bạn nên cài hệ điều hành mới cũng là 32 bit [64 bit].

– Máy tính của bạn có ít nhất 2 ổ đĩa bao gồm cả ổ đĩa chứa hệ điều hành đang sử dụng.

Các điều kiện cài đặt Windows 10

+ Bạn cần tải về và cài đặt phần mềm WinToHDD giúp cài Windows trực tiếp trên ổ cứng.

+ Bạn cần có 1 file ISO Windows 10 lưu vào ổ D hoặc ổ E để cài đặt [nếu máy bạn có RAM 4GB trở lên thì tải bộ cài 64bit, RAM nhỏ hơn 4GB thì tải bộ cài 32 bit].

+ Sao lưu các dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành cài lại Windows, nhất là trong ổ đĩa C.

Sao lưu dữ liệu trước khi cài đặt Windows 10

Bước 1: Tải và cài đặt WinToHDD.

Ở giao diện đầu tiên, chọn ngôn ngữ cài đặt phần mềm > Nhấn OK.

Tích chọn vào I accept the agreement để đồng ý với các điều khoản cài đặt WinToHDD > Nhấn Next.

Chọn ngôn ngữ cài đặt

-800x550.jpg]

Đồng ý điều khoản cài đặt WinToHDD

Chuyển sang giao diện mới, có thể thay đổi thư mục cài đặt bằng cách nhấn vào Browse, hoặc có thể bỏ qua > Chọn Next cho các bước tiếp theo.

Chọn thư mục cài đặt WinToHDD

Cuối cùng, nhấn Install để tiến hành cài đặt công cụ WinToHDD.

Nhấn Install để tiến hành cài đặt

Bước 2: Mở phần mềm WinToHDD > Chọn Reinstall Windows.

Giao diện chính phần mềm WinToHDD

Bước 3: Tại mục Image File, chọn đường dẫn đến file ISO Windows 10 đã tải > Chọn đến phiên bản Windows 10 mà bạn muốn cài tại mục Operating system > Nhấn Next.

Lưu ý: Không để file ISO của bộ cài Windows ở ổ C.

Tiến hành cài Windows 10

Bước 4: Phần mềm sẽ tiến hành chọn phân vùng hệ thống để cài đặt, nhấn chọn Next.

Bước 5: Xuất hiện thông báo cho phép phần mềm tiến hành tải và cài đặt WinPE, nhấn Yes để đồng ý.

Phần mềm phân vùng hệ thống cài đăt

Nhấn Yes để đồng ý tiến hành tải

Bước 6: Tiếp đến chúng ta sẽ được hỏi có cho phép WinToHDD khởi động lại máy tính và cài đặt mới lại Windows 10 hay không, nhấn Yes để hoàn thành cài đặt lại Windows.

Thông báo khởi động lại máy tính

Cuối cùng khi khởi động lại máy tính, phần mềm sẽ tiến hành giải nén và chạy nội dung từ file ISO đã cài đặt. Các thao tác sau đó sẽ được tiến hành tự động mà bạn không cần làm gì.

Tải file ISO cho Windows 7 hoặc ISO cài cho Windows 10, có thể chọn một trong những bản Windows 7, 10 [32bit hoặc 64bit bất kỳ]. Nếu RAM laptop của bạn từ 4GB trở lên thì bạn nên cài bản win 64bit [x64], thấp hơn thì nên cài bản Win 32 bit [x86].

Cài sẵn phần mềm giải nén Winrar hoặc 7-zip.

Hướng dẫn cách cài đặt Windows 10 không cần USB

*Tải và cài đặt file .ISO

Bước 1: Di chuyển file .ISO để cài Windows ra thư mục gốc của một ổ đĩa [không phải ổ ://C] trên máy của bạn.

Bước 2: Click chuột phải vào phải file .ISO -> chọn Extract to …-> để giải nén ra một thư mục khác cùng tên với file mà bạn muốn cài đặt.

Lưu ý: Nếu như bạn không thấy phần này thì có thể là do máy của bạn chưa cài đặt phần mềm hỗ trợ giải nén Winrar. Bạn phải tải Winrar về cài đặt.

Chúng ta được thư mục cùng với tên của file .ISO

Bước 3: Đổi tên thư mục vừa được giải nén thành “TCL”

Bước 4: Nhấn vào nút Start -> chọn Power -> nhấn giữ nút Shift và click vào Restart.
Máy tính sẽ chuyển tới màn hình -> chọn Troubleshot

Chọn Advabced options

Chọn Command Prompt

Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và màn hình Command Prompt

Bước 5: Tại màn hình Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản của bạn bạn click chuột chọn tài khoản.

Nhập mật khẩu nếu tài khoản bạn có mật khẩu. Nếu không có thì bỏ trống -> Chọn Continue

Bước 6: Cửa sổ ứng dụng cmd hiện lên -> Nhập lệnh wmic logicaldisk get size,caption -> nhấn Enter để hiển thị danh sách tất cả các ổ đĩa và dung lượng của nó

Lúc này trên màn hình chia làm 2 cột: Caption và Size tương ứng với tên ổ đĩa và dung lượng của ổ đĩa đó.

Lưu ý: Bạn chỉ cần quan tâm đến những ổ đĩa có hiển thị size. Với trường hợp này chúng ta có những ổ đĩa: C, D, E, X

Bước 7: Bạn gõ lần lượt theo danh sách Tên ổ đĩa:\TCL\Setup -> nhấn Enter cho tới khi không còn thấy dòng The System Cannot find the path specified. Thao tác theo các lệnh sau:

C:\TCL\setup -> nhấn Enter D:\TCL\setup -> nhấn Enter E:\TCL\setup -> nhấn Enter

Tới lệnh thứ 3 E:\TCL\setup mình không thấy dòng The system cannot find the path specified thì mình dừng lại -> đợi cho tới khi cửa sổ Setup Windows xuất hiện.

*Tiến hành cài đặt Windows 10 chi tiết

Tùy chọn cơ bản

Bước 1: Giữ nguyên các tùy chọn -> click vào Next

Chọn Install now

Chọn I don’t have a product key

Bước 2: Chọn phiên bản Windows 10 phù hợp:

  • Chọn Windows 10 Homenếu máy tính của bạn yếu.
  • Chọn Windows 10 Pronếu máy tính của bạn không quá yếu [nên chọn].

Chọn I accept the license terms -> click Next

Chọn Custome: Install Windows only [advanced]

Chọn ổ đĩa cài Windows 10

Lưu ý: Bước này cực kỳ quan trọng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện từ từ. Nếu thao tác sai có dể xóa nhầm dữ liệu trên máy tính.

Bước 1: Tại đây, bạn thấy toàn bộ danh sách các ổ đĩa và phân vùng có trên máy tính. Cùng với đó là thông số chia làm 4 cột:

  • Name: Tên ổ đĩa/phân vùng
  • Total size: Tổng dung lượng của ổ đĩa/phân vùng
  • Free space: Dung lượng còn trống.
  • Type: Định dạng của ổ đĩa/phân vùng.

Bước 2: Bạn cần xóa toàn bộ các ổ đĩa và phân vùng có trên máy tính và chừa lại các ổ đĩa chứa dữ liệu.

Bạn lấy ảnh chụp dung lượng các ổ đĩa đã chụp lúc ban đầu và so sánh với dung lượng các ổ đĩa hiện tại [nếu chưa có ảnh chụp thì bạn cần khởi động lại máy tính và chụp lại]

Tại đây, bạn so sánh tổng dung lượng ổ đĩa và dung lượng trống của ổ đĩa dữ liệu để xác định phân vùng hiện tại. Có thể bạn sẽ thấy sai số từ 1-5 GB so với ban đầu do lúc giải nén file iso Windows 10 và sai số về đơn vị đo.

Máy tính của mình chỉ có một ổ dữ liệu duy nhất là ổ đĩa Data [D:], mình thấy rằng:

  • Ổ đĩa có tổng dung lượng 451 GB và con trống 447 GB.
  • Ổ đĩa này giống với ổ đĩa Drive 0 Partition 5: Data [tô màu xanh bên dưới] có tổng dung lượng là 452.0 GB và còn trống 443.4 GB

Nếu máy tính của các bạn có nhiều ổ đĩa dữ liệu thì bạn cũng làm tương tự với các ổ còn lại.

Bước 3: Sau khi xác định các phần vùng của các ổ đĩa dữ liệu ban đầu xong, bạn chọn từng phân vùng khác [tô màu đỏ trong hình] -> click vào Delete để xóa các ổ đĩa này đi.

Click chọn vào vùng Unallocated Space -> click Next để tiến hành cài Windows 10

Lưu ý: Nếu có nhiều phân vùng Unallocated Space thì bạn chọn phân vùng có dung lượng lớn nhất để cài Win.

Sau đó, máy tính sẽ tiến hành cài đặt tự động trong khoảng 15 phút và tự động khởi động lại máy tính.

Chủ Đề