Hướng dẫn chạy xe raider

Muaban.net hân hạnh chia sẽ đến bạn những kỹ thuật chạy xe côn tay cho người mới bắt đầu, giúp bạn nhanh chóng làm quen với xe và tập luyện hiệu quả.

Xe côn tay không phải là loại xe không dễ điều khiển nhưng vẻ đẹp thể thao, bụi bặm của xe đã làm cho không biết bao nhiêu người có cá tính mạnh, thích tốc độ và trải nghiệm mạnh mẽ mê mệt. Và đây là những kỹ thuật chạy xe côn tay mà những người mới bắt đầu không thể bỏ qua.

Những kỹ thuật chạy xe côn tay cho người mới bắt đầu

1. Xe côn tay là gì?

Nhiều bạn yêu thích sự bụi bặm, cá tính, phóng khoáng của xe côn tay nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về xe côn tay.

Đây là loại xe được thiết kế với hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay. Bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp.

Xe côn tay là loại xe được thiết kế với hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay

Với nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ, đây là loại xe được ưa chuộng trong các dòng xe thể thao và được sử dụng trong các giải đua xe mô tô của thế giới.

2. Lựa chọn xe tay côn cho người mới tập chạy

Hiện nay, Yamaha Exciter là loại xe côn tay phổ biến nhất ở Việt Nam. Thương hiệu Suzuki có các mẩu xe tay côn như Axelo, Raider, hay EN-150A. Và Honda cũng có rất nhiều mẫu xe côn tay như CBR150, CBR250,… Bên cạnh đó, đa số các dòng xe PKL đều sử dụng côn tay.

Những chiếc xe có phân khối nhỏ là lựa chọn cần thiết cho những bạn đang tập tành lái xe. Tuyệt đối không được chủ quan và mạo hiểm mà chọn những chiếc mô tô PKL cỡ 800cc hoặc 1000cc. Đây là những chiếc xe không chỉ nặng mà còn rất mạnh. Chúng sẽ khiến bạn vô cùng vất vả và khó khăn trong việc làm chủ xe. Thậm chí bạn có thể gặp tai nạn khi cố chạy những chiếc xe như trên.

3. Những kỹ thuật cần ghi nhớ khi chạy xe côn tay

Tập ra côn

Với tâm lý sợ chết máy, người tập lái thường kéo ga ngay khi mới ra côn chút ít. Và kết quả là động cơ gầm lên mà xe vẫn không thể di chuyển với lý do côn chưa ra đủ khoảng cách cần thiết.

Đầu tiên, bạn vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn và không kéo ga. Bạn hãy tiếp tục thả thật chậm rãi cho tới khi xe dần dần lăn bánh. Bạn cần ghi nhớ khoảng côn này và tiếp tục tập luyện ở những lần sau. Việc bạn cần làm là đẩy nhanh tốc độ ra côn nhưng không thả hết mà giữ cữ như ban đầu. Sau quá trình tập luyện nhất định, bạn sẽ biết nhả côn ở đoạn nào thì xe chuyển động. Từ đó bạn có thể điều chỉnh tay ga một cách phù hợp.

Một nơi rộng rãi, bằng phẳng và cách xa đường công cộng là sự lựa chọn lý tưởng cho quá trình tập luyện của bạn. Tập ra côn là việc rất quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu bạn thả côn quá vội thì xe sẽ chết máy. Còn nếu bạn chưa thả đủ côn đã ga thì chắc chắn là xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh.

Đi số phù hợp

Đối với xe số côn tự động, khi xe đang lăn bánh, bạn có thể chạy ở bất cứ số nào. Tất nhiên là số không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến hộp số và hậu quả là xe nhanh ì theo thời gian. Nhưng nói chung là xe vẫn chạy được. Trong khi đó, nếu bạn đi xe côn mà số không phù hợp là chỉ có nước tắt máy mà thôi. Giải pháp dành cho bạn trong tình huống này đó là hãy về số thấp. Và cố gắng lắng nghe âm thanh phát ra từ xe để xác định xem mình đang đi sai số như thế nào. Khi xe phát ra những âm thanh lọc cọc và bạn cảm thấy xe bị giật tức là bạn đang chạy xe ở số cao hơn so với tốc độ lăn bánh.

Khởi động ở N, dừng xe về N

Một số người khi chạy xe côn tay đến nơi dừng thường để số 1 thậm chí 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc vặn chìa khoá tắt máy. Cách chạy xe này nguy hiểm bởi nếu một người khác chưa thuần thục leo lên xe sau đó sẽ khó làm chủ tình hình.

Khi khởi động xe, điều mà bạn cần nhớ là hãy luôn để xe của mình ở N, sau khi chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi thì mới vào 1. Tuyệt đối không để xe ở 1, 2 rồi nổ máy. Chỉ cần một chút sơ sốt như thế thôi là bạn sẽ mất khả năng kiểm soát tay côn.

Số 1 – 0 – 2

Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn tay mà bạn cần lưu ý đó là đạp vào 1, móc lên 2 nhưng có khoảng lửng là số 0.

Và khi xe đang ở 1, hãy móc một nửa lực cần số để về 0, tiếp tục móc mạnh sẽ lên 2. Ngược lại khi xe đang ở 2, đạp về nửa lực sẽ xuống 0, đạp mạnh xuống 1.

Để chạy được xe côn, các bạn cần phải kiên trì luyện tập và lưu ý những kỹ thuật quan trọng như trên. Bạn càng thực hành nhiều bao nhiêu thì khả năng làm chủ chiếc xe của bạn càng lớn. Lúc đấy, bạn sẽ biết cách kết hợp nhịp nhàng giữa côn và ga. Chúc các bạn thành công và tận hưởng niềm vui với đam mê, sở thích của mình nhé.

Ngọc Minh

Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cần côn nằm bên tay trái của tay lái khi bóp vào để ngắt lý hợp và thả ra để đóng ly hợp. Côn tay hay còn được gọi là ambrayage tay có nhiều ưu điểm về kiểm soát, hiệu suất và tốc độ nên nó phổ biến trên các dòng xe thể thao, và các giải đua xe mô tô phân khối lớn trên thế giới đều dùng loại xe này.
Các loại xe côn tay phổ biến hiện tại đang có mặt tại Việt Nam như: Yamaha Exciter 135cc và 150cc, Suzuki Axelo 125cc hay Raider 150cc, Honda Sonic 150cc, CBR 150cc, ... và một số xe phân khối lớn cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam: Kawasaki Z1000, Z800 và nhiều loại xe của Ducati, KTM hay BMW ...

Có 3 nguyên tắc cơ bản mà biker nào khi chạy xe côn tay cũng phải nhớ và thuần thục khi đã quen.

- Thao tác côn: bóp vào nhanh và thả ra từ từ: Khi bóp côn vào phải bóp nhanh và dứt khoát để vào số được nhẹ nhàng, ngược lại khi thả côn ra phải thả từ từ để tránh tình trạng xe tắt máy khi đang ở số lớn và xe yếu hay có thể bốc đầu đối với xe mạnh.

- Côn ra ga vào: khi nhả côn phải nhả từ từ đồng thời phải vào ga để xe chạy, đó là câu cửa miệng cho nhưng biker lần đầu làm quen với xe côn tay.

- Xe chạy ở vận tốc nào thì ở số đó.+ 0 - 10 km/h đi số 1.+ 10 - 30 km/h đi số 2.+ 30 - 50 km/h đi số 3.+ 50 - 70 km/h đi số 4. [trên 70 nếu xe chỉ có 4 số]

+ Trên 70 km/h đi số 5 hoặc 6

Nếu cần tăng tốc nhanh thì khi số 1 đối với xe dung tích nhỏ có thể lên được 30 hoặc 40, một số xe phân khối lớn có thể lên 50 hoặc 70. và sau đó vào các bước số tiếp theo nhưng hãy cẩn thận vì rất nguy hiểm cho anh em mới tập xe côn tay.

Trên đây là hướng dẫn về cách chạy xe côn tay cho các biker mới làm quen với xe côn tay.

Đây là điều đang được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định sắm cho mình một chiếc xe côn tay.

Người ta thường nói, lái xe côn tay là một trải nghiệm có thể gây nghiện, nhất là đối với các tín đồ đam mê tốc độ. Nó không chỉ đơn giản là việc điều khiển một phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại, nó còn là một cái thú, một niềm vui với không ít người. Tuy nhiên, trước khi trải nghiệm cái thú vui đó, đầu tiên, bạn phải biết lái xe thành thạo. 

Hai nguyên tắc vàng

Lái xe côn tay là thử thách rất nhiều người muốn vượt qua. 

Có hai nguyên tắc cơ bản đối với những người tập đi xe côn tay. Thứ nhất là bóp côn nhanh và nhả từ từ. Thứ hai, tốc độ nào thì số ấy.

Khác với xe sử dụng côn tự động, hệ thống ly hợp trên xe côn tay được điều khiển bởi tay côn do người lái bóp và nhả. Tay côn được đặt phía bên trái, cùng vị trí phanh sau trên những chiếc xe tay ga. Để xe chuyển động, người lái phải nhả côn từ từ cho đến khi má côn bám vào thành ly hợp, tạo ra lực ma sát khiến hộp số chuyển động và xe tiến về phía trước.

Hai nguyên tắc đầu tiên người chạy xe côn tay phải thuộc là bóp côn nhanh, nhả từ từ và tốc độ nào thì số ấy. 

Nguyên tắc đầu tiên được hiểu là khi bóp tay côn phải dứt khoát, nhưng khi nhả côn thì từ từ và đều tay. Nếu nhả nhanh, xe của bạn có thể bị vọt về phía trước và mất kiểm soát. Ngược lại, nếu nhả chậm quá sẽ khiến xe mất đà và chết máy.

Lưu ý khi nhả tay côn cần giữ ga-răng-ti hơi cao, tay ga nhích đều khi tay côn bắt đầu nhả cho đến khi xe tiến về phía trước. Nếu thao tác này không đều sẽ khiến xe bị chết máy.

Khi xe đã bắt đầu chuyển động ở vận tốc ổn định, thực chất bạn có thể sang số mà không cần phải bóp tay côn. Đây là kiểu “chạy xe côn sống”, một thuật ngữ được giới biker thường sử dụng. Nguyên nhân là bởi khi vòng tua máy tương ứng với tốc độ xe thì má côn không còn bám vì vậy việc chuyển số rất dễ dàng. Tất nhiên, để chạy côn sống đòi hỏi khả năng sang số và ngắt tay ga phải điêu luyện, nếu không rất dễ vỡ hộp số.

Nguyên tắc thứ hai là tốc độ nào thì đi số đó. Khi bạn chạy từ 0-5 km/h nên đi số 1, từ 5-20 km/h đi số 2, từ 20-40 km/h đi số 3, trên 40 km/h đi số 4… Mục đích của nguyên tắc này là khiến chiếc xe không bị chết máy, đồng thời tạo hiệu suất tối ưu cho động cơ nhằm tiết kiệm xăng. Khi dừng đèn đỏ, nên trả về số 0.

Khi tốc độ đã ổn định, bạn có thể "chạy côn sống".

Thao tác sang số

Xe côn tay có cấu tạo hộp số vuông chứ không phải hộp số tròn như trên những chiếc xe côn tự động. Chính vì vậy, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng vào số trước khi chạy thật sự.

Những chiếc xe côn tay như Suzuki Raider bao gồm 6 số. Được sắp xếp theo thứ tự 1N2345. Trước khi chạy, bạn phải đưa xe về số 0 bằng cách móc nhẹ về phía sau. Khi bắt đầu chạy, dẫm mạnh về phía trước thì sẽ vào số 1. Từ số 1, muốn lên số 2, bạn móc mạnh về sau. Cứ tiếp tục móc về phía sau cho tới khi xe tới số cao nhất [trên Raider giới hạn ở số 5]. Để trả số, bạn dẫm về phía trước, từ số 5 sẽ chuyển xuống 4 rồi lần lượt tới số 1. Để trả về số 0, dù đang ở bất kỳ số nào, bạn chỉ cần móc nhẹ một nửa hành trình của cần số về sau.

Trên đây là những kỹ thuật cơ bản do các kỹ thuật viên của Suzuki hướng dẫn trong buổi offline lái thử xe côn tay Raider vừa được tổ chức tại Bình Dương vào ngày 28/9 vừa qua.

Ngoài ra, có một số lưu ý khi chạy xe côn tay. Xe đời cũ khó chạy hơn xe đời mới rất nhiều, do dễ bị chết máy khi nhả côn và vào số. Vì vậy, đối với những bạn mới tập chạy xe côn tay, nhất là nữ, nên thử sức với những chiếc xe đời mới. 

Bên cạnh đó, những chiếc xe phân khối lớn cũng khá nguy hiểm, bạn chỉ nên chạy dòng xe này sau khi đã biết chạy côn tay thành thạo. Những dòng xe côn tay dưới 150cc sẽ rất phù hợp cho những người mới tập chơi. Nếu có điều kiện, bạn sẽ nâng cấp lên những dòng xe công suất cao sau khi đã thành thục tất cả những kỹ năng.

Video liên quan

Chủ Đề