Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ huyết áp

Điều trị tăng huyết áp rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.

1. Vai trò của thuốc trong điều trị bệnh tăng huyết áp

Huyết áp là thước đo lực mà tim sử dụng để bơm máu đi khắp cơ thể. Nó thường được biểu thị bằng hai con số: Áp suất khi tim đẩy máu ra ngoài (huyết áp tâm thu) và áp suất khi tim nghỉ giữa các nhịp đập (huyết áp tâm trương). Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu trên 140 và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90.

Nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp, tăng theo độ tuổi. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng lâu dài, như đau tim hoặc đột quỵ.

Dinh dưỡng tốt và hoạt động thể chất là quan trọng, nhưng chưa đủ, trong trường hợp tăng huyết áp, thuốc điều trị nội khoa luôn được bác sĩ chỉ định, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên.

Thuốc có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tăng huyết áp giúp giảm áp lực trong động mạch và hạ huyết áp, giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến huyết áp cao như đột quỵ, tim mạch và suy thận.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Đây là những loại thuốc làm tăng thể tích nước tiểu nhằm giảm thể tích máu để giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta: Làm giảm hoạt động của hệ thần kinh và giảm nhịp tim do đó làm giảm huyết áp. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của adrenaline, còn được gọi là "hormone căng thẳng" cho phép các động mạch thư giãn.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Làm giảm sự xâm nhập của canxi vào các tế bào cơ của thành tiểu động mạch gây giãn các mạch, làm giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Thuốc ức chế tác dụng co mạch của men chuyển trên động mạch. Do đó, những loại thuốc này cho phép các tiểu động mạch giãn ra và do đó hạ huyết áp.
  • Thuốc đối kháng angiotensin II: Thuốc ngăn chặn hoạt động của angiotensin II, chất kích thích bài tiết aldosterone, một loại hormone thúc đẩy quá trình giữ muối ở thận, do đó làm tăng thể tích máu gây tăng huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, việc không điều trị tăng huyết áp bằng thuốc khi cần thiết sẽ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 4 lần tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ huyết áp

Thuốc điều trị cao huyết áp luôn được bác sĩ chỉ định, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên

Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp cần được theo dõi và điều chỉnh bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ tác dụng phụ. Bên cạnh đó, để kiểm soát huyết áp tốt đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ các biện pháp về lối sống và chế độ ăn uống (chế độ ăn uống cân bằng, bỏ thuốc lá, hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày...) và tuân thủ điều trị y tế.

Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc cao huyết áp:

- Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc trị tăng huyết áp, cần đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc như được hướng dẫn bởi bác sĩ điều trị. Điều này giúp đảm bảo thuốc hoạt động tốt nhất và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

- Không ngừng sử dụng thuốc một cách đột ngột: Đừng ngừng sử dụng thuốc một cách đột ngột, vì có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, đặc biệt có thể gây ra hiệu ứng hồi phục nguy hiểm tiềm ẩn. Huyết áp có thể nhanh chóng tăng lên giá trị trên mức bình thường, hoặc thậm chí nhiều hơn trước khi điều trị. Nguy cơ biến chứng tim mạch như đột quỵ đôi khi có thể nhanh chóng xảy ra.

- Tránh uống rượu và chất kích thích: Uống rượu và sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cocaine, ma túy có thể làm tăng huyết áp và giảm tác dụng của thuốc cao huyết áp.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe và hiệu quả của thuốc: Để đảm bảo hiệu quả của thuốc cần định kỳ theo dõi tình trạng sức khỏe và huyết áp. Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào.

- Thông báo cho bác sĩ nếu sử dụng loại thuốc khác: Thuốc trị tăng huyết áp có thể tương tác với một số loại thuốc khác, vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm cả thuốc kê đơn và các chất bổ sung dinh dưỡng.

Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.

1. Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm giảm nguy cơ tim mạch. Kiểm soát huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở bệnh nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ huyết áp

Cao huyết áp không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.

Huyết áp được thể hiện bằng hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp lý tưởng sẽ là 120/80 (tương ứng)

  • Nếu huyết áp trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được coi là tiền tăng huyết áp.
  • Nếu huyết áp từ 140/90 trở lên được coi là tăng huyết áp.

Mục tiêu của điều trị huyết áp cao là kiểm soát huyết áp một cách tối ưu và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến tim mạch và thận. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cần sử dụng thuốc và việc lựa chọn nhóm thuốc phù hợp là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị với ít tác dụng phụ hơn.

Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, nhưng bệnh nhân cần phải uống theo đúng chỉ định.

Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (thuốc ức chế ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB), thuốc chẹn canxi...

Kiểm soát huyết áp không phải lúc nào cũng đạt được chỉ với một loại thuốc duy nhất, nhiều bệnh nhân cần phải điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều loại thuốc.

Mỗi loại thuốc đều có thể có những tác dụng phụ, cần theo dõi những tác dụng phụ này và báo cáo cho bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp cao sẽ giảm dần theo thời gian.

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc huyết áp cao bao gồm:

  • Phát ban da
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Ho khan
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Cảm thấy mệt mỏi như không còn năng lượng
  • Đau đầu

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ, cần thông báo với bác sĩ điều trị. Trong một số trường hợp, thay đổi liều lượng hoặc thời gian trong ngày dùng thuốc có thể giúp hạn chế các tác dụng phụ này.

Bệnh nhân cao huyết áp đều được khuyến nghị điều chỉnh lối sống khi điều trị ban đầu, bao gồm giảm cân, chế độ ăn lành mạnh, ít natri, hạn chế uống rượu và tăng cường hoạt động thể chất.

3. Giữ an toàn khi sử dụng thuốc huyết áp

Dưới đây là những hướng dẫn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc:

  • Uống thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để việc uống thuốc trở thành thói quen.
  • Nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang dùng. Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự giám sát của bác sĩ.
  • Cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng hay chất bổ sung khác đang sử dụng. Một số thực phẩm chức năng và thảo dược có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. Để tránh những loại tương tác này, tốt nhất chỉ nên dùng thực phẩm chức năng và thảo dược nếu thực sự cần thiết và sau khi thảo luận với bác sĩ.
  • Khi cần dùng thuốc không kê đơn (OTC), như aspirin, thuốc dị ứng hoặc thuốc cảm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc OTC không an toàn cho những người bị huyết áp cao.
  • Tránh uống rượu khi đang dùng thuốc.
  • Không bao giờ dùng thuốc theo mách bảo của người khác hoặc dùng chung thuốc với người khác.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Giống như tất cả các loại thuốc, một số người có thể bị dị ứng với thuốc tăng huyết áp. Nếu phát ban, khó thở hoặc khó nuốt sau khi dùng thuốc, cần đi khám ngay lập tức.

Cuối cùng, điều trị huyết áp cao cần thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ đã chỉ định.

Thuốc hạ huyết áp nên uống khi nào?

Thông thường, hầu hết bệnh nhân đều uống thuốc huyết áp vào buổi sáng mặc dù không có thử nghiệm nào đưa ra khuyến cáo này. Tuy nhiên một nghiên cứu mới cho biết uống thuốc huyết áp vào giờ đi ngủ thay vì lúc thức dậy có khả năng giảm 50% nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch.

Thuốc hạ huyết áp có tác dụng bao lâu?

Nếu trong trường hợp cấp cứu, các loại thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch có thể giúp chúng ổn định lại sau vài giờ hoặc vài phút. Các viên thuốc hạ áp cũng thường có tác dụng sau vài giờ. Thời gian có tác dụng có thể kéo dài hơn, lâu hơn nếu như bệnh nhân kém đáp ứng với thuốc.

Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh nhất?

Hạ huyết áp nhanh chóng với 9 loại đồ uống dễ kiếm, hiệu quả.

Trà atiso đỏ ... .

Nước ép cần tây. ... .

Nước ép cà chua. ... .

Nước ép củ cải đường (củ dền) ... .

Tỏi. ... .

Nước ép lựu. ... .

Nước táo mèo (Sơn tra) ... .

Nước ép Việt Quất..

Uống thuốc hạ huyết áp có ảnh hưởng gì không?

3. Uống thuốc huyết áp quá liều có sao không? Huyết áp thấp có vẻ đáng mơ ước, và đối với một số người, nó không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người huyết áp cao, uống thuốc huyết áp quá liều gây huyết áp thấp bất thường (tụt huyết áp) có thể gây chóng mặt và ngất xỉu.