Hướng dẫn thay keo tản nhiệt cho pc

Kiểm soát nhiệt là phần rất quan trọng trong việc dựng và bảo trì máy tính. Nhiệt độ quá nóng có thể là án tử hình cho các linh kiện nhạy cảm, đặc biệt là khi bạn ép xung. Và để làm mát máy tính, trước hết, bạn cần biết cách bôi keo tản nhiệt.

Show

  1. 1

    Chọn keo tản nhiệt tốt. Hầu hết các loại keo cơ bản đều chứa silicon và kẽm oxít. Sản phẩm đắt tiền hơn có thành phần dẫn nhiệt như bạc hay gốm. Dù keo tản nhiệt có chứa bạc hay gốm hiệu quả hơn trong việc truyền nhiệt nhưng keo tản nhiệt cơ bản là đã đủ để đáp ứng yêu cầu.

    • Nếu định ép xung máy tính, bạn nên dùng keo tản nhiệt có thành phần chính là bạc, đồng hoặc vàng. Chúng là những kim loại dẫn nhiệt tốt nhất đang được dùng rộng rãi trong các sản phẩm tản nhiệt.

  2. 2

    Làm sạch bề mặt CPU và thiết bị tản nhiệt. Dùng bông cục hoặc tăm bông thấm cồn isopropyl nhẹ nhàng lau sạch bề mặt CPU và thiết bị tản nhiệt. Nồng độ cồn càng cao càng tốt. 70% là đủ tốt nhưng 90% thì càng tốt hơn (nếu bạn kiếm được).

  3. 3

    Mài trơn bề mặt thiết bị tản nhiệt và vi xử lý nếu cần. Lý tưởng thì hai mặt tiếp xúc này hoàn toàn phẳng và thật sự không cần đến keo tản nhiệt. Nếu đế thiết bị tản nhiệt gồ ghề, bạn có thể mài ướt bằng giấy nhám mịn để xử lý. Trừ khi đạt được hiệu suất làm mát tối ưu là mục tiêu hướng tới, bạn không nhất thiết phải thực hiện bước này.

    • Keo tản nhiệt được thiết kế để lấp vào khoảng hở và những khiếm khuyết trên các bề mặt tiếp xúc. Bởi kỹ thuật sản xuất hiện đại chưa thể tạo ra các bề mặt hoàn mỹ, keo tản nhiệt vẫn luôn là phần không thể thiếu.

  1. 1

    Cho một giọt keo tản nhiệt nhỏ lên phần giữa của đế thiết bị tản nhiệt. Nên dùng giọt keo có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo. Nếu đâu đó nói rằng cần dùng một lượng bằng “hạt đậu” thì như vậy đã là quá nhiều và keo tản nhiệt sẽ bị dính ra bo mạch chủ.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Với tản nhiệt đế tròn, việc tán đều keo tản nhiệt ra khắp bề mặt tiếp xúc là không cần thiết.

  2. 2

    Gắn thiết bị tản nhiệt vào vi xử lý. Lắp thẳng thiết bị tản nhiệt vào vi xử lý một cách cân bằng. Lúc này, giọt keo tản nhiệt sẽ tự dàn ra khắp bề mặt tiếp xúc, tạo nên một lớp keo mỏng và đều, lấp đầy mọi khoảng trống cũng như không để lại phần dư thừa trên các bề mặt.

    • Khi gặp nhiệt, keo sẽ dàn mỏng và rộng hơn về phía mép. Do đó, việc dùng một lượng nhỏ keo tản nhiệt là rất quan trọng bởi hiệu quả mà nó mang lại.

  3. 3

    Tránh tháo bộ tản nhiệt sau khi đã lắp đặt. Rất khó để kiểm tra được liệu keo tản nhiệt đã được bôi đúng hay chưa. Làm vậy, phong ấn vừa được tạo ra khi lắp đặt bộ tản nhiệt sẽ bị phá vỡ và bạn sẽ phải thực hiện lại toàn bộ quá trình, đầu tiên là lau sạch keo tản nhiệt cũ và tiếp đến là bôi keo mới.

  4. 4

    Gắn lại quạt vào bo mạch chủ. Dây quạt CPU cần được cắm vào khe cắm dành cho quạt CPU bởi chúng thường có chức năng PWM, cho phép máy tính tự động điều chỉnh tốc độ quạt mà không cần đổi điện áp.

  5. 5

    Khởi động lại hệ thống. Kiểm tra xem quạt có quay hay không. Vào BIOS bằng cách nhấn F1 hoặc Del khi máy tính đang ở trong giai đoạn tự kiểm tra khi nguồn bật hay POST. Kiểm tra xem nhiệt độ có bình thường không: CPU nên ở dưới ngưỡng 40 độ C khi chạy không, bộ xử lý đồ họa cũng vậy.

  1. 1

    Bôi keo phần đế của thiết bị tản nhiệt. Với thiết bị tản nhiệt đế vuông, việc bôi keo sẽ khó khăn hơn đôi chút bởi nếu chỉ cho giọt keo lên bề mặt và ép đế xuống thì keo sẽ không bao phủ được hết toàn bộ mặt tiếp xúc. Các phương pháp đang được áp dụng khá đa dạng. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến một vài phương pháp phổ biến nhất:

    • Phương pháp đường thẳng – Cho hai dải keo tản nhiệt mỏng, song song lên đế thiết bị tản nhiệt. Khoảng cách giữa chúng nên bằng một phần ba chiều rộng của vi xử lý. Bản thân các dải này cũng nên dài xấp xỉ một phần ba chiều rộng của vi xử lý.
    • Phương pháp chữ thập – Phương pháp này khá giống phương pháp trên, chỉ khác ở chỗ các dải giao nhau tạo thành hình chữ “X” thay vì song song. Độ dài và độ dày của các dải là không đổi.
    • Phương pháp dàn rộng – Phổ biến và hiệu quả nhất, phương pháp này tốn nhiều công sức hơn đôi chút. Ở đây, ta sẽ cho lượng nhỏ keo tản nhiệt lên đế bộ tản nhiệt. Đeo bao ngón tay nhựa hoặc túi nhựa và dùng ngón tay dàn đều keo ra khắp bề mặt. Đừng quên dàn keo toàn bộ bề mặt tiếp xúc với vi xử lý và đảm bảo rằng lớp keo không quá dày. Trong hầu hết trường hợp, keo chỉ nên vừa đủ để che phần kim loại bên dưới.

  2. 2

    Lắp đặt thiết bị tản nhiệt. Với hai phương pháp đầu, bạn cần lắp thẳng xuống một cách cân bằng để đảm bảo rằng keo sẽ dàn ra toàn bộ bề mặt. Với phương pháp sau, bạn PHẢI hơi nghiêng bộ tản nhiệt khi lắp vào để ngăn ngừa sự hình thành của bọt khí. Đó là vì thông thường, keo tản nhiệt được dàn quá mỏng, không ngăn được sự hình thành bọt khí khi áp xuống.

  3. 3

    Gắn lại quạt vào bo mạch chủ. Dây quạt CPU nên được cắm vào khe cắm quạt CPU bởi nó thường có chức năng PWM, cho phép máy tính tự động điều chỉnh tốc độ quạt mà không cần thay đổi điện áp.

  4. 4

    Khởi động lại hệ thống. Kiểm tra xem quạt có quay không. Vào BIOS bằng cách nhấn phím F1 hoặc Del trong giai đoạn POST. Kiểm tra xem nhiệt độ có bình thường không: CPU nên thấp hơn 40 độ C khi chạy không, bộ xử lý đồ họa cũng vậy.

  • Chỉ nên dùng một lớp keo tản nhiệt mỏng, keo dày sẽ làm giảm tốc độ truyền nhiệt. Keo tản nhiệt được dùng để lấp đầy khe hở giữa chíp và bộ tản nhiệt cũng như những mấp mô nhỏ xíu trên bề mặt của chúng.
  • Nếu dùng găng tay cao su để dàn keo tản nhiệt, bạn cần đảm bảo rằng chúng là loại không bột. Khi bột dính vào keo tản nhiệt, thiết bị tản nhiệt sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng.
  • Đừng chạm vào bề mặt bằng tay không sau khi làm sạch bằng cồn. Trên ngón tay có dầu và nó sẽ làm tổn hại đến bề mặt tiếp xúc cũng như thiết bị tản nhiệt.
  • Đừng quên là thường thì keo tản nhiệt có cái gọi là "thời gian chạy thử". Trong thời gian này, keo trở nên hiệu quả hơn và liên tục làm giảm nhiệt độ. Đôi khi, thời gian này rất ngắn nhưng thường thì nó có thể lên đến 200 giờ.

  • Việc dùng chất tẩy rửa gốc dầu để làm sạch bề mặt tiếp xúc có thể tác động vô cùng tồi tệ đến hiệu suất làm việc của bộ tản nhiệt. Chúng sớm và vĩnh viễn lấp vào khoảng trống lẽ ra phải được lấp đầy bằng keo tản nhiệt, không để keo tản nhiệt làm nhiệm vụ của mình. Khi bạn làm sạch bề mặt bằng chất tẩy rửa gốc dầu rồi bôi keo tản nhiệt lên trên, bộ tản nhiệt sẽ không bao giờ hoạt động hiệu quả.

Cùng viết bởi:

Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 5.401 lần.

Chuyên mục: Bảo trì và Sửa chữa

Trang này đã được đọc 5.401 lần.

     VÌ SAO  MÁY TÍNH PHẢI SỬ DỤNG KEO TẢN NHIỆT ?

     Khi thiết kế sản xuất, bề mặt của CPU, GPU sẽ được tiếp xúc với thanh đồng tản nhiệt. Như vậy nhiệt của CPU, GPU sẽ được truyền sang thanh đồng tản nhiệt. Tuy nhiên, điều như vậy chỉ xảy ra khi bề mặt của CPU, GPU và bề mặt thanh đồng  tiếp xúc sát  được với nhau. Thực tế, giữa mặt tiếp xúc luôn tồn tại một khe hở, không khí trong khe hở dẫn nhiệt rất kém nên tỉ lệ truyền nhiệt từ CPU, GPU sang thanh đồng đạt hiệu suất rất thấp. Do đó, để lấp khe hở này, chúng ta sử dụng keo tản nhiệt CPU, GPU.

     Đối với một sản phẩm mới, giữa bề mặt tiếp xúc nhà sản xuất đã bôi sẵn một lớp keo tản nhiệt chất lượng cao. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, lớp keo đó sẽ bị khô và trở nên cách nhiệt. Như vây, khi đó chúng ta cần thay một lớp keo mới.Tản nhiệt kém đi khiến laptop của bạn nóng hơn, tỏa nhiệt nhiều hơn, CPU, GPU của bạn nóng và có thể bị cháy dẫn đến máy tắt đột ngột, vì thế chúng ta cần thay keo tản nhiệt thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ bên trong máy mát hơn.

     Keo tản nhiệt có rất nhiều sản phẩm, mẫu mã khác nhau nhưng điều cùng chung một công dụng là làm giảm nhiệt độ cho CPU, GPU. Ưu điểm khi cách dùng keo tản nhiệt là sử dụng  khá đơn giản và chi phí thấp, bạn có thể tự tay làm ở nhà được.

     Keo tản nhiệt là một hỗn hợp bao gồm chất kết dính keo và các thành phần có tác dụng truyền nhiệt tốt như kim loại, gốm. Keo tản nhiệt có khả năng lấp đi phần không khí dẫn nhiệt kém nằm giữa 2 bề mặt.

     CÁC LOẠI KEO TẢN NHIỆT

Hướng dẫn thay keo tản nhiệt cho pc

Keo tản nhiệt MX-4 cao cấp tại Vi Tính Võ Minh.

     Hiện tại keo tản nhiệt được chia làm 3 loại chính là tản nhiệt kim loại, tản nhiệt chứa gốm và tản nhiệt chứa silicon.

     Keo tản nhiệt chứa silicon : Là loại keo cơ bản, rẻ nhất trong số tất cả các loại.

    Keo tản nhiệt chứa gốm : loại này tốt hơn keo tản nhiệt chứa silicon, vì vậy giá tương đối cao hơn so với loại trên, ưu điểm của nó là không dẫn điện nên sử dụng rất an toàn. Đây cũng là loại keo được đa phần người sử dụng lựa chọn.

     Keo tản nhiệt kim loại : Vì có chứa kim loại nên khả năng tản nhiệt của loại keo này là rất tốt, hiệu quả loại keo này cao hơn 2 loại kia khá nhiều. Tuy vậy nhược điểm của nó có tính dẫn điện nên nếu sử dụng không cẩn thận có thể gây chập rất nguy hiểm cho các linh kiện bên trong.

     CÁCH DÙNG KEO TẢN NHIỆT CHO MÁY TÍNH BÀN (PC), MÁY TÍNH XÁCH TAY (LAPTOP)

Hướng dẫn thay keo tản nhiệt cho pc

Hình: 
Hướng dẫn thay keo tản nhiệt cho pc

     Như đã nói ở phần mở đầu CPU, GPU và phiến tản nhiệt tiếp xúc với nhau toàn bộ nhiệt từ CPU, GPU sẽ được truyền hết sang thanh đồng tản nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế không thể sản xuất ra các linh kiện lý tưởng như vậy, giữa 2 bề mặt tiếp xúc với nhau sẽ luôn tồn tại 1 khe hở phần trắng thể hiện vùng không khí tồn tại giữa 2 bề mặt tiếp xúc, và không khí thì dẫn nhiệt rất kém. Vì vậy mà keo dẫn nhiệt ra đời để lấp đầy chỗ trống đó và làm công việc dẫn nhiệt từ các loại chip sang bộ tản nhiệt. Keo dẫn nhiệt tuy không thể bằng được kim loại nhưng ít nhất nó cũng tốt hơn khoảng 100 lần không khí.

     Cách bôi keo tản nhiệt trên máy tính bàn, laptop về cơ bản khác nhau. Trên laptop sẽ khó khăn hơn một chút vì bạn phải tháo khá nhiều bộ phận trước khi có thể chạm vào phần bo mạch của laptop. Trên máy tính PC rất đơn giản, bạn cần tháo phiến tản nhiệt mặc định đi kèm máy nằm ở trên CPU, tháo 4 ngạnh ở 4 cạnh tùy thuộc loại sử dụng. Tất cả các cạnh đều có ngạnh để tháo nên không được phép sử dụng lực quá mạnh để giật ra.

     Sau khi hoàn tất việc tháo thanh đồng tản nhiệt bằng nhôm, vệ sinh sạch sẽ keo cũ còn sót lại, sử dụng một tấm vải mềm hoặc một vài cây tăm bông cùng với dung dịch tẩy rửa như cồn hoặc axeton. Chú ý không sử dụng các loại chất tẩy rửa có chứa dầu vì lớp dầu trên bề mặt chip sẽ cản trở việc dẫn nhiệt ra ngoài.

     Tương tự như bề mặt chip, phần đáy tiếp xúc của các phiến tản nhiệt cũng cần được làm sạch. Nếu keo cũ còn sót lại nhiều bạn phải lau nhiều lần cho tới khi bề mặt tiếp xúc của tản nhiệt sáng bóng trở lại,  làm sạch bụi quạt cũng như các khe tản nhiệt. Riêng thanh đồng tản nhiệt nếu có thời gian bạn có thể rửa sạch sẽ và sấy thật khô.

     Trên laptop mọi thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, tuy vậy bạn vẫn phải vệ sinh quạt tản nhiệt, lau keo trên Chip gắn liền và GPU được tích hợp vào trong máy sạch sẽ bằng chổi, khăn lau.

     Sau khi lau sạch sẽ mọi thiết bị chúng ta tiến hành trét keo cho bề mặt CPU, GPU. Sử dụng một lượng nhỏ keo tản nhiệt bôi vào chính giữa bề mặt Chip, sau đó sử dụng một thiết bị gạt để gạt đều keo lên toàn bộ mặt của bề mặt tiếp xúc.

     Cách dùng keo tản nhiệt trên laptop các bạn cần phải chú ý hơn khi bề mặt diện tích bé, cẩn thận trét keo cho cả CPU, GPU trước khi lắp đặt lại như cũ.

      Lưu ý: Không bôi quá nhiều keo, việc này không giúp bạn sử dụng được laptop, máy tính lâu hơn. Chỉ một lượng vừa đủ để có thể làm đầy bề mặt tiếp xúc.

     Sau khi trét keo trên xong hãy cẩn thận lắp đặt đúng các vị trí như ban đầu. Sau đó sử dụng các phần mềm kiểm tra nhiệt độ như Speedfans để kiểm tra xem nhiệt độ giảm được bao nhiêu sau khi vệ sinh nhé.

     Việc sử dụng keo tản nhiệt sẽ giúp máy tính mát hơn, chạy nhanh hơn do CPU không phải giảm xung nhiệt để hạ nhiệt độ và chắc chắn việc tăng tốc Windows sẽ cải thiện rất nhiều.

      Các bạn có thể tự thực hiện thay keo tản nhiệt và vệ sinh PC-Laptop theo hướng dẫn của Vi Tính Võ Minh, tuy nhiên nếu bạn gặp trở ngại khi thao tác bung các linh kiện hãy liên hệ 0989 695 720 (hotline Võ Minh) để được hỗ trợ. Ngoài ra, nếu bạn là người bận rộn hay không am hiểu về kỹ thuật, bạn có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh laptop chuyên nghiệp tận nơi của Vi Tính Võ Minh.