Hướng dẫn thay màng loa năm 2024

Ngày nay việc sử dụng loa bass trở lên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhưng rất ít người biết được những khái niệm sau đây: Màng loa bass là gì?. Cách thay màng loa bass?. Để biết thêm về những thông tin trên mời các bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Điện máy RUBY xin chào tất cả các bạn đang theo dõi bài viết cách thay màng loa bass đơn giản không phải ai cũng biết. Đầu tiên điện máy RUBY giới thiệu sơ qua về màng loa bass là gì?

1. Màng loa bass là gì?

Màng loa bass là bộ phận ở bên trong loa bass. Bộ phần màng loa bass này cực kỳ quan trọng đối với một chiếc loa. Vì sao được coi là bộ bận quan trọng?. Đơn giản vì màng loa bass là bộ phận trực tiếp đưa tín hiệu từ ampli đến cuộn voice coil thành âm thanh. Một màng loa được xem là good. Khi rung mạnh không bị uốn cong. Hoặc có thể ngừng ngay tức khắc khi chuyển sang một dải âm thanh khác nhanh nhất.

Màng loa bass. Là bộ phận được nhà sản xuất đầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Để đem tới cho người dùng những trải nghiệm âm thanh hay nhất.

2. Cách thay màng loa bass?

Có rất nhiều cách để thay màng loa bass. Điện máy RUBY xin giới thiệu cách thay màng loa bass đơn giản nhất. Người không phải trong nghề cũng có thể làm được.

Chuẩn bị:

  • Một màng loa bass mới
  • Một mũi loa mới
  • Dao cắt giấy
  • 2 lọ keo [ A, B ]
  • 1 lọ keo dẻo [P-66]
  • Mỏ hàn
  • Chì
  • Đồng hồ đo điện

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên dùng mỏ hàn xả 2 râu ở loa bass ra.

Bước 2: Dùng xăng để tháo cái màng loa bass bị hỏng

Bước 3: Dùng đồng hồ đo xem loa còn sống hay đã chết?

Bước 4: Khi tháo hết các bộ phận của màng loa ra rồi. Tiếp theo các bạn bắt đầu đưa màng loa mới vào.

Bước 5: Dùng keo [A,B] trộn đều và dùng keo để dán màng loa vừa mới đưa vào.

Bước 6: Dùng mỏ hàn và chì được chuẩn bị trước để hàn 2 râu lúc đầu mình đã tháo ra. Sau khi lắp xong bạn nghe thử xem loa có nghe tốt không. Nếu chạy tốt rồi thì sang bước tiếp theo.

Bước 7: Cuối cùng dùng keo P-66 để dán mũi loa ở bước chuẩn bị vào. Vậy là đã hoàn thành xong cách thay loa màng loa bass đơn giản rồi.

Trên đây điện máy RUBY vừa chia sẻ bài viết về cách thay màng loa bass đơn giản không phải ai cũng biết. Hy vọng bài viết đưa đến một số thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn một ngày mới tràn đầy sự vui vẻ. Điện máy RUBY hẹn các bạn những bài viết thú vị và bổ ích tiếp theo nhé.

Trong một chiếc loa kéo thì màng loa chính là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp tái tạo âm thanh đến đến tai người nghe. Sau thời gian dài sử dụng thì loa có thể bị xuống cấp, bị va đập hoặc sử dụng quá công suất dẫn đến màng loa bị kéo bị rách khiến âm thanh phát ra không được hay. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này.

Trong bài viết hôm nay, Nanomax sẽ gửi đến bạn những dấu hiệu nhận biết màng loa bị hỏng và hướng dẫn cách đơn giản nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Màng loa kéo là gì và vai trò của chúng

Màng loa [hay còn gọi nón loa] là một trong những bộ phận quan trọng của loa, khi hoạt động thì màng loa sẽ bắt đầu đẩy không khí ngược và xuôi để có sóng âm thanh.

Màng loa không phải là nơi tạo ra âm thanh mà chỉ đóng vai trò tái tạo âm thanh, bộ phận này có chức năng chuyển tín hiệu từ amply tới coil và phát ra bên ngoài môi trường.

Có thể nói, chất lượng màng loa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh phát ra từ thiết bị.

2. Màng loa được làm bằng chất liệu gì?

Màng loa có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất.

Một số chất liệu thường dùng để làm loa bao gồm:

  • Kim loại: Thường sử dụng để làm màng loa là Titanium, Aluminum,… cho chất âm trầm ấm và thấp, có độ bền cao và thường sử dụng cho các dòng loa công suất lớn.
  • Gỗ: Đây là chất liệu được nhiều người yêu thích, chúng giúp thiết bị tạo ra những âm thanh rõ ràng, sống động và tốc độ truyền tín hiệu nhanh chóng.
  • Giấy: Dù đây là chất liệu có giá thành tương đối rẻ nhưng vẫn có khả năng mang đến chất âm trong trẻo, trung thực, đồng thời đây cũng là chất liệu được sử dụng phổ biến để làm màng loa.
  • Gốm, nhựa: 2 loại này có đặc điểm tương đồng là độ bền cao, tản nhiệt tốt nên thường ứng dụng trong những dòng loa công suất lớn.

3. Khi nào nên sửa màng loa kéo bị rách?

Trên thực tế, dù được làm từ chất liệu gì thì màng loa kéo vẫn có khả năng bị rách trong quá trình sử dụng hoặc rơi vỡ, tuy nhiên bạn có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Màng loa xuất hiện vết nứt, rách do va đập, côn trùng cắn, loa bị thấm nước, ….
  • Màng loa và vân loa bị tách ra.
  • Âm thanh nhỏ hơn bình thường kể cả khi vặn volume lớn.
  • Âm bị méo hoặc phát ra những tiếng bất thường.

Việc sử dụng màng loa kéo bị rách không chỉ khiến chất lượng âm thanh bị giảm đi mà còn có thể khiến loa hư hỏng nặng hơn, thậm chí là không thể sử dụng bình thường được nữa. Do vậy, việc sửa màng loa là vô cùng cần thiết.

Màng loa kéo bị rách.

Tuy nhiên, nếu bạn thay màng loa mới bằng chất liệu khác hoặc chất lượng màn loa cao/ thấp hơn cái cũ thì chất lượng âm thanh sẽ thay đổi đôi chút sau khi sửa.

4. Cách sửa màng loa kéo bị rách nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Sau đây là hướng dẫn cụ thể về cách sửa màng loa kéo đơn giản, nhanh chóng:

Bước 1: Dùng dao rọc giấy cắt nắp chắn bụi ra để lộ coil loa.

Bước 2: Tháo 2 dây râu ở loa bằng mỏ hàn và xé màn cũ ra. Nếu bạn gặp khó khăn khi tháo màn cũ, hãy sử dụng một ít xăng thấm quanh để làm mềm nẹp viền sẽ tách ra dễ hơn.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ lớp màng còn sót lại trên loa để không bị cấn khi dán màng mới.

Màng loa sau khi được vệ sinh

Bước 4: Sử dụng các miếng nhựa cố định coil loa tránh trường hợp cọ coil hoặc di chuyển coil làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Tham khảo thêm >>> Cách thay coil loa kéo tại nhà cực đơn giản

Bước 5: Bôi 1 lớp keo P-66 mỏng lên vành loa để dán nẹp viền và đợi một lúc để lớp keo khô lại.

Bước 6: Đặt màng loa mới vào đúng vị trí và nhấn đều xuống để màng loa dính thẳng, chặt hơn.

Bước 7: Hàn lại 2 râu đã tháo ra ở bước 2 bằng mỏ hàn.

Bước 8: Dùng keo A, B trộn thật đều theo tỉ lệ 7:3 để quét vào coil loa và chờ keo khô khoảng 3 tiếng.

Bước 9: Kiểm tra mình đã thực hiện thành công hay chưa bằng cách lấy tín hiệu nhạc từ amply, nếu âm thanh đã ổn thì bạn tiến hành rút miếng nhựa cố định ở coil loa ra và dán nắp che bụi bằng keo P-66 rồi lắp vào là hoàn thành.

Tuy nhiên, hiện nay có đa dạng các dòng loa với cấu tạo khác nhau, vì thế nếu không hiểu rõ và không có dụng cụ chuyên nghiệp sẽ rất khó khăn khi sửa tại nhà. Tốt nhất là bạn mang đến trung tâm sửa chữa uy tín hoặc liên hệ nhà sản xuất để được hỗ trợ thay màng loa kéo mới.

5. Lưu ý khi thực hiện thay mới màng loa

Để thực hiện thay màng loa kéo bị rách thành công thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn màng loa phải tương thích với loa hoặc gần giống màng ban đầu để không làm thay đổi hoàn toàn chất lượng âm thanh.
  • Trước khi thay bạn cần làm sạch hoàn toàn lớp keo cũ rồi mới dán vào để tăng thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng hơn.
  • Khi dán màng mới chỉ cần phết một lớp mỏng vừa đủ.

Với những dòng loa kéo của Nanomax, khi phát hiện màng loa có dấu hiệu bị rách bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0931 900 900 hoặc mang loa đến trực tiếp công ty để kiểm tra.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ thay màng loa mới giống y hệt cái cũ và đảm bảo loa luôn phát ra âm thanh chuẩn.

Bài viết này là những thông tin về màng loa cũng như hướng dẫn chi tiết về cách thay màng loa kéo bị rách. Mong rằng chia sẻ trên sẽ giúp bạn thay mới màng loa thành công.

Chủ Đề