Hướng dẫn thực hiện Nghị định 89 2022

Ngày 18/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có một số điểm mới như sau:

1. Tại khoản 2  Điều 1 Nghị định số 89 sửa đổi Điều 1 Nghị định số 101/2017 như sau:

“Điều 15. Hình thức bồi dưỡng

1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm”.

Như vậy, so với Nghị định số 101/2017, Nghị định số 89/2021 không còn quy định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ, công chức, viên chức và hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm [thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết].

2. Tại khoản 5 sửa đổi Điều 18 Nghị định số 101/2017 như sau:

“Điều 18. Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng

1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp….”

3. Tại Khoản 4 sửa đổi Điều 17 Nghị định số 101/2017 như sau:

Việc cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP [Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành] hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30/6/2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này.

4. Bỏ quy định đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.

Đây cũng là một trong những thay đổi mới đáng chú ý về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ban hành ngày 18/10/2021 của Chính phủ.

Tại Khoản 3 sửa đổi Điều 16 quy định nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

“Điều 16. Nội dung bồi dưỡng

1. Lý luận chính trị

2. Kiến thức quốc phòng và an ninh

3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước

4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.”.

So với các quy định trước đây tại Nghị định số 101/2017 thì quy định mới đã bãi bỏ nội dung đào tạo, bồi dưỡng Tiếng dân tộc, Tin học và Ngoại ngữ.

Tuy nhiên, trước khi được bổ nhiệm, viên chức vẫn phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Nghị định số 89/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2021./.

--> Tải Văn bản tại đây

1. Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

Đây là nội dung mới tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [có hiệu lực từ 10/12/2021].

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức bao gồm:

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. [Hiện hành, quy định là kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế].

So với hiện hành tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP, không còn nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Nghị định 89/2021/NĐ-CP sẽ là cơ sở để các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong thời gian tới.

2. Bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng viên chức hạng IV

Từ ngày 15/12/2021, Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV như sau:

- Dưới 100 thí sinh là 700.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 100 - 500 thí sinh là 600.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 500 thí sinh trở lên là 500.000 đồng/thí sinh/lần.

Việc bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV là phù hợp. Vì trước đó tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp hạng V, dẫn đến trường hợp viên chức hạng V có nhu cầu thi thăng hạng lên hạng IV.

Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức đối với các trường hợp còn lại được giữ nguyên so với hiện hành.

3. Bãi bỏ một số văn bản QPPL liên quan đến công chức, tổ chức bộ máy

Có hiệu lực từ ngày 20/12/2021, Thông tư 6/2021/TT-BNV bãi bỏ toàn bộ 07 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, tổ chức bộ máy như:

- Thông tư 01/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư 02/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Thông tư 04/2009/TT-BNV ngày 29/4/2009 sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 02/2009/TT-BNV.

- Thông tư 04/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.

- Thông tư 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Quyết định 82/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở và các chức vụ tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Quyết định 83/2004/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 ban hành tiêu chuẩn Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

4. Nới điều kiện xét thăng hạng viên chức giảng dạy đại học

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn,điều kiện thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học công lập.

Cụ thể, một trong những điều kiện để viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính [hạng II], mã số V.07.01.02 là:

Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính [hạng II], mã số V.07.01.02.

[Trong khi đó, quy định hiện hành yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi/xét].

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26/12/2021 và thay thế Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT ngày 21/7/2017, Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT ngày 12/3/2018.

Video liên quan

Chủ Đề