Hướng dẫn thuyết trình bảo vệ đồ An tốt nghiệp

MẪU NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn sinh viên có thể tùy chỉnh phù hợp với đề tài của mình.

Hướng dẫn thuyết trình bảo vệ đồ An tốt nghiệp

Kính thưa các thầy cô trong Hội đồng Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp!

Em tên là: Nguyễn Văn A, sinh viên lớp 16X...

Sau đây em xin trình bày về nội dung Đồ án của em.

Đề tài của em: CHUNG CƯ CAO TẦNG SÔNG ĐÀ 19 TOWER

Đồ án của em bao gồm 04 phần: Kiến trúc (10%), Kết cấu (45%), Nền móng (15%) và Thi công (30%)

1. Về kiến trúc (10%)

Công trình của em được xây dựng tại TP. Đà Nẵng; có chiều dài 42,8 m; rộng 32,60 m, cao 90,2 so với cos 0.00m.

Công trình có tổng cộng 30 tầng (28 tầng nổi và 2 tầng hầm) với mục đích sử dụng như sau: Tầng hầm 1, tầng hầm 2: khu vực để xe. Các tầng từ 01 04 là trung tâm thương mại. Từ tầng 05 áp mái là các văn phòng và căn hộ, và phía trên là các tầng bể nước mái và tầng mái.

Các bản vẽ kiến trúc của em được thể hiện như sau: Mặt bằng các tầng là các bản vẽ từ KT 01 KT04, mặt đứng là bản vẽ KT-05, mặt cắt là bản vẽ KT-06. (vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ)

2. Về kết cấu (45%)

Các nhiệm vụ chính em được giao là:

Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình và lập MBKC.

Tính toán gió động và động đất.

Thiết kế thép sàn tầng điển hình.

Tính toán, thiết kế khung trục 3.

Tính toán vách V3.

Tính toán cầu thang bộ.

Và tính toán bể nước mái.

Giải pháp kết cấu tổng thể toàn công trình của em là hệ kết cấu hỗn hợp từ hệ khung kết hợp vách, lõi chịu lực.

Các mặt bằng kết cấu của em bao gồm:Mặt bằng kết cấu tầng hầm (KC 01), mặt bằng kết cấu tầng điển hình (KC 02), mặt bằng kết cấu tầng áp mái (KC 03).

Bố trí hệ hỗn hợp như sau:

+ Hệ thống cột điển hình là 800x800 dọc theo tất cả các tầng.

+ Bố trí các vách cứng, lõi cứng tại các vị trí trung tâm của công trình để chịu tải trọng ngang.

Phương án sàn lựa chọn của em là sàn BTCT toàn khối, chọn chiều dày sàn bằng 120mm cho các tầng điển hình và 300mm cho sàn tầng hầm. Từ đây, em đã tính toán và thiết kế thép sàn tầng điển hình với MB thép lớp trên được thể hiện qua bản vẽ KC 04, và MB thép lớp dưới được thể hiện qua bản vẽ KC 05.

Sau quá trình phân tích và tính toán bằng các phần mềm tính toán với các tải trọng tác dụng lên công trình theo TCVN, tải trọng gió với 2 thành phần (tĩnh và động), và tải trọng động đất thì em đã thể hiện chi tiết được các bản vẽ:

+ Kết cấu khung trục 3, thể hiện qua bản vẽ KC 06 và KC 07.

+ Bản vẽ cầu thang bộ, KC 08.

+ Và bản vẽ bể nước mái, KC 09.

3. Về nền móng (15%)

Nhiệm vụ của em được giao là: Tính toán thiết kế móng M1 (trục 3F) và móng hợp khối M2 (trục 3-ED) của công trình.

Sau khi phân tích các phương án móng cho công trình, thì em đã lựa chọn giải pháp móng cho công trình là móng cọc khoan nhồi.

Sau quá trình tính toán được tải trọng tác dụng xuống móng, em đã thiết kế được cọc khoan nhồi, bố trí các cọc trong đài, thiết kế cho 2 móng điển hình cột trục 3F và 3ED. Và bố trí được mặt bằng kết cấu móng cho toàn bộ công trình được thể hiện qua bản vẽ KC-10.

4. Về phần thi công, với khối lượng 30%.

Nhiệm vụ đầu tiên của em được giao là Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi. Đối với mặt bằng của em, với khối lượng cọc khoan nhồi là 97 cọc, em sử dụng 02 máy thi công cọc khoan nhồi để đảm bảo tiến độ XDCT. Mặt bằng thi công cọc và trình tự thi công các cọc được thể hiện qua bản vẽ TC 01.

Nhiệm vụ thứ 2 của em là Lập biện pháp thi công đất và biện pháp chống đỡ khi thi công hố đào sâu. Biện pháp lựa chọn của em là tiến hành đào đất bằng phương pháp đào hở, sử dụng tường chắn đất làm tường tầng hầm kết hợp sử dụng hệ thống neo để chống đỡ hố đào trong quá trình thi công, sau đó tiến hành đào đất bên trong theo sơ đồ đào dọc. Chi tiết bản vẽ thi công đất được thể hiện qua bản vẽ TC 02.

Nhiệm vụ thứ 3 của em là Lập biện pháp thi công bê tông móng. Với khối lượng bê tông móng là 1285,41 m3, em tiến hành chia mặt bằng làm 4 phân khu và đổ bê tông móng làm 2 đợt. Ngoài ra, em đã tính toán và bố trí được hệ ván khuôn móng cho các đài điển hình, được thể hiện qua bản vẽ TC 03.

Nhiệm vụ tiếp theo của em là Lập biện pháp thi công cột, dầm, sàn tầng 10. Công trình sử dụng ván khuôn thép định hình hãng Hòa Phát, thi công theo phương pháp 2,5 tầng giáo chống. Sử dụng bê tông thương phẩm từ trạm trộn. Bản vẽ thi công cột, dầm, sàn tầng điển hình được thể hiện qua bản vẽ TC 04.

Sau khi lập xong biện pháp thi công cho các công việc chủ yếu, tính khối lượng và áp mã định mức tương ứng cho các công việc, em đã thể hiện được tổng tiến độ thi công công trình bằng phương pháp sơ đồ ngang và vẽ được biểu đồ nhân lực, cũng như đánh giá được biểu đồ nhân lực thông qua 2 hệ số K1 và K2; được thể hiện qua bản vẽ TC-05.

Và cuối cùng, để bố trí được vị trí của máy móc và thiết bị thi công, kho bãi, lán trại cũng như các đường điện, nước trên công trường thì em đã tính toán và bố trí được tổng mặt bằng thi công công trình; được thể hiện qua bản vẽ TC 06.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày về nội dung Đồ án của em.

Trong quá trình làm Đồ án của em khó tránh khỏi những sai sót. Dưới góc độ Đồ án sinh viên còn có nhiều những nội dung chưa thể triệt để như thực tế. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy cô để em có được những kinh nghiệm cho công việc của bản thân sau này!

Em xin chân thành cảm ơn!

VỖ TAY

Download mẫu để chỉnh sửa:Download tại đây

Bí mật chinh phục học tập, phát triển bản thân, cuộc sống: Đăng ký tại đây

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to Facebook