Hướng dẫn trốn nghĩa vụ quân sự năm 2024

Theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhập ngũ như sau: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhập ngũ như sau: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Phiên tòa lưu động xét xử đối tượng trốn nghĩa vụ quân sự.

Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, như sau: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội.

Chúng ta biết rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là thời chiến hay thời bình, bảo vệ đất nước luôn là nhiệm vụ tiên quyết, hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của dân tộc. Do vậy, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là quyền, nghĩa vụ của mọi công dân.

Vì vậy, việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự cần lên án và đáng bị phê phán, bởi đã đi ngược lại phẩm chất kiên cường, dũng cảm vốn có của con người Việt Nam. Hiện tượng tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự là vừa trái pháp luật vừa trái với đạo đức công dân.

Hành vi này bao gồm trốn tránh lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi đi khám sức khỏe để đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung. Những hành vi này được xem là những hành vi trốn tránh trách nhiệm và là hành vi vi phạm pháp luật.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, vẻ vang của mỗi công dân. Người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể đối mặt với các chế tài xử lý khác nhau, cụ thể như sau:

  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự người trốn nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau:

– Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình.

+ Phạm tội trong thời chiến.

+ Lôi kéo người khác phạm tội.

  1. Xử phạt vi phạm hành chính người trốn nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau:

**Đối với vi phạm về sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

– Người vi phạm còn bị buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

**Đối với vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

+ Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc người vi phạm thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi trốn khàm sức khoẻ nêu trên.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà vi phạm các quy định nêu trên.

**Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng và bị buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi vi phạm này.

Có “lý do chính đáng” được hiểu là một trong các lý do luật định sau đây:

[1] Người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

[2] Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

[3] Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

[4] Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

[5] Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quy định tại mục [1], [2] phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại mục [3], [4] phải có xác nhận của UBND cấp xã; trường hợp quy định tại mục [5] phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015.

– Điều 5, 6, 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

– Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014.

CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN

Ngày 27/10, tại UBND xã Vĩnh Mỹ B [huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu], Tòa án nhân dân huyện Hòa Bình đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.

Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Sang [sinh năm 1996, ngụ ấp An Khoa, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình], 5 tháng tù giam về tội danh trên.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hòa Bình, mặc dù đã một lần bị xử phạt hành chính vì không chấp hành quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, nhưng đến lần thứ hai có lệnh gọi nhập ngũ, Nguyễn Thanh Sang vẫn tiếp tục trốn tránh.

Cụ thể, ngày 25/3/2019, Nguyễn Thanh Sang đã bị xử phạt hành chính về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Đến lần khám sức khỏe xét tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2020, biết mình trúng tuyển nên Sang thường xuyên vắng mặt ở địa phương nhằm trốn tránh nhập ngũ.

Do có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, ngày 30/7/2020, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Hòa Bình đã có văn bản kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hòa Bình khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Thanh Sang.

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Sang tỏ ra ăn năn với hành vi của mình dẫn đến vi phạm pháp luật và xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Sang 5 tháng tù giam về hành vi vi phạm pháp luật trên.

Được biết, trước đó Tòa án nhân dân huyện Hòa Bình cũng mở phiên tòa xét xử hình sự lưu động và tuyên phạt 4 tháng tù giam đối với một bị cáo cũng về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.

Không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự, Đàm Công Luật cố tình ở thành phố Vinh và từ chối đi khám sức khỏe theo lệnh điều động.

Ngày 24/4, TAND huyện Đô Lương [Nghệ An] mở phiên tòa lưu động tại Hội trường UBND xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, xét xử Đàm Công Luật [23 tuổi, trú cùng địa phương] về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Luật là công dân của xã Lam Sơn, chưa có việc và vợ con. Ngày 6/3/2018, thanh niên này nhận được lệnh gọi công dân nhập ngũ tuy nhiên anh ta không có mặt tại địa phương và phải nộp phạt về hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ.

Tháng 10/2018, UBND xã Lam Sơn hai lần giao lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho Luật nhưng anh ta vẫn không chấp hành.

Ngày 12/11/2018, Luật tiếp tục có tên trong danh sách triệu tập để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2019 nhưng cố tình ở lại TP Vinh [Nghệ An] để trốn tránh.

Vụ án có tính chất ít nghiêm trọng, hành vi của bị cáo nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước trong quản lý hành chính về đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện; xâm phạm trực tiếp đến luật nghĩa vụ quân sự… HĐXX sơ thẩm nhận định, thanh niên 23 tuổi đã bị xử phạt hành chính nhưng sau đó không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe để nhập ngũ. VKSND huyện Đô Lương truy tố Luật về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là đúng người, đúng tội.

Hành vi của bị cáo cũng gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Bị cáo lo vun vén lợi ích riêng của cá nhân nên cần xử phạt nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung.

Xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Đàm Công Luật mức án 6 tháng tù về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Khởi tố 1 thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự

Thứ Ba, ngày 20/10/2020 – 13:00

Công an đọc quyết định khởi tố bị can Phan Quốc Việt. Ảnh: CACC

Ngày 20-10, Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ra quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam bị can Phan Quốc Việt [24 tuổi, ngụ ấp Thị, xã An Phong] về tội trốn nghĩa vụ quân sự.

Năm 2019, Phan Quốc Việt đã không chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do và bị xử phạt hành chính. Đến tháng 2-2020 Việt tiếp tục không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ lần 2, bỏ trốn khỏi địa phương.

Thanh niên lãnh án tù vì trốn nghĩa vụ quân sự

Sáng ngày 15-8-2017, tại Hội trường UBND xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước [Bình Định], TAND huyện Tuy Phước đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đại [21 tuổi] ở thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận, mức án 6 tháng tù về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Qua quá trình tranh luận và xét hỏi công khai tại phiên tòa cho thấy, vào ngày 7-8-2015, Đại đã bị Chủ tịch UBND xã Phước Thuận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đợt 2 năm 2015” với số tiền 1 triệu đồng.

Sau đó, vào ngày 23-2-2016, mặc dù đã khám trúng tuyển và đủ điều kiện lên đường nhập ngũ nhưng Đại không chấp hành nên tiếp tục bị Chủ tịch UBND xã Phước Thuận ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 2 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 13-2- 2017, Đại lại một lần nữa không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nên đã bị truy tố hình sự đối với hành vi này.

Trốn nghĩa vụ quân sự 3 năm liên tiếp, thanh niên bị đi tù

Sáng 5/3, tại hội trường thôn Kim Châu, xã Dray Hbăng, huyện Cư Kuin [Đắk Lắk], Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin đã đưa vụ án Huỳnh Minh Vương [SN 1989 trú tại địa phương] ra xét xử lưu động về tội trốn nghĩa vụ quân sự theo khoản 1 điều 259 của Bộ luật hình sự. Hàng trăm người dân địa phương và các em học sinh Trường trung học cơ sở Dray Hbăng đã có mặt từ rất sớm theo dõi phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin, năm 2011, Vương có lệnh gọi đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự của Ban chỉ huy quân sự xã Dray Hbăng nhưng bị cáo không chấp hành. Ngày 20/5/2011 chủ tịch ủy ban nhân dân xã Dray Hbăng ra quyết định xử phạt Huỳnh Minh Vương trong lĩnh vực ANQP với số tiền 200.000 đồng, bố của Vương là ông Huỳnh Minh Châu nộp thay cho con số tiền này.

Năm 2012, Vương tiếp tục có lệnh gọi đi khám sơ tuyển quân sự tuyến xã, lần này Vương đã đi khám tuyển và đủ tiêu chuẩn để đi khám truyển sức khỏe cấp huyện. Tuy nhiên khi có lệnh đi khám tuyển tuyến huyện, Vương lại trốn tránh không đi.

Ngày 30/11/2012, Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin xử phạt hành chính 300.000 đồng, lần này Vương trực tiếp đi nộp tiền và viết cam kết sẽ không vi phạm nữa.

Tuy nhiên đến năm 2013, sau khi khám sức khỏe, dù Ban chỉ huy quân sự huyện Cư Kuin có lệnh gọi nhập ngũ đồng thời xuống tận nhà vận động, thuyết phục nhưng Vương vẫn không chấp hành, rồi tự động bỏ trốn xuống Sài Gòn. Gia đình Vương cũng không hợp tác với cơ quan chức năng, không ký vào biên bản làm việc của đoàn.

Ngày 4/12/2013 Huỳnh Minh Vương bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Cư Kuin khởi tố, bắt tạm giam về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự.

Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa cho thấy Vương là người phát triển bình thường cả về trí lực và thể lực, hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình.

Mặc dù bị cáo luôn quanh co chối tội với nhiều lý do như cha mẹ già yếu không còn sức lao động, vợ đang mang thai, nhưng trước những chứng cứ xác đáng hội đồng xét xử đưa ra, Vương đã phải cúi đầu thừa nhận hành vi trốn nghĩa vụ quân sự của mình.

Đại diện Viện kiểm sát đã phân tích và chỉ rõ hành vi của bị cáo là cố tình trốn tránh việc thực hiện NVQS, xâm phạm chế độ NVQS do Nhà nước quy định, ảnh hưởng đến tâm lý một bộ phận thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ.

Áp dụng Khoản 1 điều 259, điểm h, điểm p Khoản 1 Điều 46 bộ luật hình sự, để giáo dục và răn đe bị cáo đồng thời làm bài học cảnh tỉnh các thanh niên khác, Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin đã tuyên phạt Huỳnh Minh Vương mức án 1 năm 3 tháng tù giam, thời hạn chấp hành hình phạt được tính từ ngày tạm giam, ngày 07/12/2013.

Làm sao để biết mình trượt nghĩa vụ quân sự?

Để biết mình có đậu nghĩa vụ quân sự hay không, bạn cần theo dõi thông báo của cơ quan quân sự địa phương. Việc triệu tập nhập ngũ lần 2 trong năm chỉ xảy ra khi có yêu cầu cấp thiết hoặc do tình hình quốc phòng, an ninh. Đây là chính sách tăng cường [không thường xuyên] và không có lịch trình cố định mỗi năm.

Nghĩa vụ quân sự 2024 khi nào đi?

Như vậy, lịch đi nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ diễn ra trong 03 ngày từ ngày 25 đến hết ngày 27/02/2024 Dương lịch [nhằm ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn].

Cao bao nhiêu thì được đi nghĩa vụ quân sự?

Tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP công dân nam có tiêu chuẩn phân loại theo thể lực loại 1,2,3 sẽ cao từ 1m57 đến >= 1m63, nặng từ 43kg đến >= 51kg đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong bao lâu?

Nghĩa vụ quân sự 2024 đi mấy năm? Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Chủ Đề