Hướng dẫn xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ

Nhằm cụ thể hóa các quy định của Nhà nước, của ngành về công tác văn thư cho phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị; giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện thống nhất các hoạt động trong công tác văn thư. Ngày 16/7/2021 Sở Nội vụ đã ban hành Công văn số 1104/SNV-CCVTLT về việc hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư với các nội dung cụ thể như sau:
1. Đối tượng xây dựng quy chế
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn cần xây dựng, ban hành quy chế công tác văn thư cơ quan.
2. Phạm vi áp dụng quy chế
Quy chế công tác văn thư cơ quan được áp dụng trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị. Đối với những cơ quan, đơn vị có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, thì mỗi cơ quan, đơn vị trực thuộc cần có quy chế riêng để quy định những nội dung chi tiết, cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp các cơ quan, đơn vị trực thuộc không có quy định gì khác chi tiết hơn thì Quy chế công tác văn thư cơ quan có thể quy định áp dụng cho cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3. Căn cứ để xây dựng quy chế
Quy chế công tác văn thư cơ quan được xây dựng trên cơ sở các văn bản sau:
- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác văn thư như:
+ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
+ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
+ Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước và các quy định hiện hành khác của của pháp luật có liên quan.
- Các văn bản pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước như:
+ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/2018;
+ Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước…
4. Nội dung của quy chế
Quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của quy chế; trách nhiệm trong việc thực hiện công tác văn thư; quy định về các hoạt động nghiệp vụ văn thư như: Soạn thảo ban hành văn bản, Quản lý văn bản đi và đến, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, quản lý sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật cơ quan./.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập614
  • Hôm nay107,590
  • Tháng hiện tại1,083,924
  • Tổng lượt truy cập111,184,801

Video liên quan

Chủ Đề