Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì

Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì

Ảnh minh họa


Ung thư phổi

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% các ca ung thư phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư khác và có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng. Các nghiên cứu cho thấy ung thư phổi không phổ biến ở nhóm người không hút thuốc.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo. Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.

Ung thư thanh quản

Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư (carcinogens) trong khói thuốc lá khi hơi thuốc được hít qua thanh môn ở khoảng giữa hai dây thanh âm. Những người hút thuốc từ 30 đến 39 năm có nguy cơ mắc ung thư thanh quản gấp 12 lần so với người không hút thuốc. Những người hút từ 40 năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư thanh quản gấp 14,2 lần so với những người không hút thuốc.
Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu/ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản cao gấp 12 đến 25 lần so với người không hút thuốc.

Ung thư hầu, miệng

Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguyên nhân của ung thư hầu và khoang miệng. Các dẫn chất trong khói thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy sự phát triển ung thư trong khoang miệng.
Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn 27 lần so với nam giới không hút thuốc lá.

Ung thư thực quản

Đến năm 1982, với đầy đủ các bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học, y sinh học và thực nghiệm các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận được hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản, người hút thuốc lá liên tục có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn gấp 3,7 lần so với người không hút thuốc.

Ung thư tụy

Các nghiên cứu cho thấy người sử dụng nhiều thuốc lá nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn người không bao giờ hút thuốc từ 3 đến 5 lần. Nguy cơ này giảm đi ở những người đã cai thuốc lá.

Ung thư bàng quang và ung thư thận

Hút thuốc lá có thể gây ra tới 30% đến 40% các trường hợp ung thư bàng quang. Cai thuốc lá thành công trước tuổi 50 sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang và ung thư thận ở cả nam và nữ. Nguy cơ này tăng lên cùng với số lượng và thời gian hút thuốc tăng…

Ung thư cổ tử cung

Có mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung.
Nguy cơ mắc ung thư tử cung ở người hút thuốc cao gấp từ 1 đến 5 lần người không hút thuốc. Nguy cơ mắc giảm sau khi cai thuốc.

Ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thư dạ dày cao hơn ở nhóm những người hút thuốc. Từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã kết luận rằng có đủ bằng chứng chứng tỏ hút thuốc lá có quan hệ nhân quả với ung thư dạ dày./.

Tuấn Kiệt (tổng hợp)

Bệnh nhân Bùi Văn Hùng ở Ninh Bình (33 tuổi) có tiền sử hút thuốc lá 15 năm nay, anh đã nhiều lần có ý định bỏ thuốc nhưng bất thành và chỉ đến khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi đã di căn, bệnh nhân này mới chính thức bỏ thuốc.

Anh đã được làm sinh thiết và chờ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Đây cũng là thực trạng chung của phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị tại bệnh viện K hiện nay.

“Thời điểm hút thuốc lá nhiều nhất, mỗi ngày từ 1-2 bao, tôi chỉ bỏ hẳn khi phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, một là do hút thuốc lá từ lâu, hai là do hút thuốc lá điện tử. Tôi chỉ muốn nói với các bạn trẻ rằng, hãy tránh xa thuốc lá, đặc biệt, ai đang hút thuốc lá muốn bỏ là bỏ luôn chứ đừng sử dụng thuốc lá điện tử”, anh Hùng chia sẻ.

Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì
Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi

Tại khoa Phẫu thuật lồng ngực bệnh viện K, phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi vào đây khi điều tra dịch tễ đều có tiền sử hút thuốc lá trong nhiều năm. Đây được xác định là nguyên nhân chính của bệnh lý ung thư phổi và những bệnh nhân này chỉ bỏ thuốc khi biết mình đã mắc ung thư.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tại Việt Nam, riêng năm 2020, cả nước có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, trong đó, 90% người mắc bệnh là do thói quen hút thuốc lá.

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, trong khói thuốc có rất nhiều chất độc hại, khi con người trực tiếp hít vào sẽ gây tổn hại đến phổi, tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 13 lần so với người thường. Không chỉ vậy, đây là bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn sớm, triệu chứng rất mơ hồ hoặc không có triệu chứng, gây khó khăn cho việc điều trị. Dẫn đến bệnh chỉ được phát hiện và điều trị ở giai đoạn cuối, kết quả điều trị thấp, tỷ lệ biến chứng gây tử vong rất cao.

TS. Bác sĩ Nguyễn Khắc Kiểm, PGĐ Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện K cho biết, nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt, khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

“Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4.000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc mà có thể họ đã tiếp xúc với một lượng đáng kể khói thuốc lá”, BS. Nguyễn Khắc Kiểm cho cho biết.

Bệnh viện K đã ghi nhận không ít bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong nhiều năm. Cùng với đó, việc hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Bên cạnh là nguyên nhân chính gây bệnh lý ung thư phổi và một số bệnh lý ung thư khác thuộc vùng đầu cổ thì những bệnh nhân mắc ung thư phổi có nghiện thuốc lá còn khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn so với các bệnh nhân ung thư không hút thuốc.

Các chuyên gia Bệnh viện K nhấn mạnh, thuốc lá vô cùng độc hại và nó có mối liên hệ mật thiết với bệnh lý ung thư và tim mạch, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hút mà còn ảnh hưởng đối với những người không may hít phải khói thuốc lá thụ động.

Yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng chống bệnh ung thư phổi là không hút thuốc lá và khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này. Ngoài ra, việc giữ thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp vận động, tập luyện thể thao đều đặn, cải thiện vệ sinh môi trường nhất là khu công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả./.

Các yếu tố như tiếp xúc với khí radon, amiăng, ô nhiễm môi trường, biến đổi gien, hút thuốc lá thụ động... là những nguyên nhân khác gây nên ung thư phổi.

BS Nguyễn Minh Thuận - Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn - cho biết: Theo những nghiên cứu trên thế giới những năm gần đây tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá càng tăng cao và đa phần gặp ở những người trẻ và phụ nữ. Có nhiều yếu tố khác gặp ở những người ung thư phổi nhưng chưa từng hút thuốc lá bao giờ.

Nếu bạn là người hút thuốc, bạn có thể tưởng tượng phổi của mình như một chiếc túi màu trắng, và ung thư giống như đặt một viên bi đen trong đó. Loại ung thư mà một người không sử dụng thuốc lá mắc phải có tên là ung thư biểu mô tuyến. Thay vì một đốm hoặc một khối u nằm trong phổi, nó giống một vùng mơ hồ và lan tỏa trên lá phổi. Một điểm khác biệt nữa là chúng có thể phát triển chậm và ít di căn đến các cơ quan khác nhưng có thể tái phát ngay cả khi đã phẫu thuật thành công.

Hiện nay nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta tìm thấy những mối liên quan giữa bệnh lý ác tính này ở người không hút thuốc lá gồm các yếu tố như sau.

Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì

Bên cạnh hút thuốc có nhiều yếu tố khác dẫn đến ung thư phổi như môi trường, ăn uống...

Tiếp xúc với khí radon được coi là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc, gây ra khoảng 21.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Radon là vô hình và không có mùi, nhưng nó xuất hiện tự nhiên ở ngoài trời. Nó đã được tìm thấy với số lượng tập trung bên trong một số ngôi nhà được xây dựng trên đất có chứa các mỏ uranium tự nhiên.

Khí radon từ trong nền đất, đá có thể thoát ra và thâm nhập vào tòa nhà thông qua các vết nứt trên tường hay qua nền gạch bê tông. Chính vì vậy, những người dành nhiều thời gian trong tầng hầm hay ở các tầng thấp của tòa nhà sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với khí radon.

Amiăng không phải là một mối nguy hiểm tiềm ẩn trừ khi vật liệu bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng, tạo ra bụi. Khi bạn hít vào, các sợi amiăng bị kẹt sâu trong phổi và theo thời gian có thể dẫn đến ung thư phổi. Đôi khi amiăng ẩn náu ở những nơi như ống dẫn hơi nước hoặc gạch trong những ngôi nhà cũ. Ngoài ra amiăng và dầu diesel có nhiều trong các mỏ khai thác, những công nhân khai thác mỏ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Ô nhiễm môi trường có thể gây ra những thay đổi trong ADN và từ đó đặt tiền đề gây bệnh. Khí thải ô nhiễm từ xe cộ, nhà máy công nghiệp, bếp củi và các nguồn khác chứa các hạt nhỏ có thể góp phần làm ô nhiễm không khí và gây ung thư phổi. Bụi, khói và hóa chất trong không khí gây ra khoảng 1 - 2% trong tổng số các ca mắc ung thư phổi.

Hút thuốc lá thụ động từ người xung quanh

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn chỉ cần ở trong phòng có người hút thuốc lá 1 giờ đồng hồ thì số hóa chất độc hại được cơ thể tiếp nhận tương đương với việc hút 10 điếu thuốc/ngày. Thực tế, khói thuốc nhả ra môi trường còn độc hại hơn cả khói thuốc được người hút hít vào.

Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10 m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.

Hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi vì

Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10 m

Chế độ ăn uống không phù hợp

Một nghiên cứu mới đây đã xem xét chỉ số đường huyết (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) có thể liên quan đến khả năng bị ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các loại thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả này bao gồm bánh mì trắng, ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh quy và bỏng ngô. Do đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, bột yến mạch, khoai lang và các loại trái cây.

Triệu chứng của người ung thư phổi không hút thuốc lá

Theo bác sĩ Thuận, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu thường rất ít biểu hiện cho người bệnh biết. Hầu hết, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi xuất hiện ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ung thư phổi ở người không hút thuốc lá tương tự với người hút thuốc lá như khó chịu hoặc đau ở ngực, ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian, khó thở, thở khò khè, có máu trong đờm, khàn tiếng, khó nuốt, ăn không ngon, sụt cân không có lý do, cảm thấy rất mệt mỏi, viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi, hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.

Để phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi, bác sĩ Nguyễn Minh Thuận khuyến cáo, mọi người cần hình thành thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Không chỉ ung thư, bất kỳ bệnh nào nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn.

Tin liên quan