Huyện cầu ngang tỉnh trà vinh có bao nhiêu xã năm 2024

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Trà Vinh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về quy hoạch và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng NTM.

* Được biết, huyện Cầu Ngang có 13 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 02 thị trấn Cầu Ngang và Mỹ Long đạt chuẩn đô thị văn minh. Trong đó, huyện có 03/13 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018 - 2020; có 90/90 ấp NTM.

Qua 12 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, tổng nguồn lực huy động xây dựng huyện NTM trên 1.881 tỷ đồng, trong đó vốn cộng đồng dân cư đóng góp trên 47,611 tỷ đồng. Đến cuối năm 2022, hộ nghèo đa chiều của huyện giảm còn 3,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 62,41 triệu đồng/năm, tăng 49,7 triệu đồng so với cuối năm 2010. Phấn đấu đến năm 2025, Cầu Ngang có 08 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; thu nhập bình quân đầu người đạt 76 triệu đồng/năm.

* Đối với huyện Duyên Hải, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình xây dựng huyện NTM trên 1.315 tỷ đồng. Huyện có 06 xã đạt chuẩn NTM; trong đó có 02 xã Long Vĩnh và Đông Hải đạt chuẩn NTM nâng cao; có 01 thị trấn Long Thành đạt chuẩn đô thị văn minh. Hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ láng nhựa hóa, bê-tông hóa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,67%; nhà ở kiên cố đạt 93% theo quy định của Bộ Xây dựng.

Giáo dục và Đào tạo ở các xã NTM có nhiều khởi sắc, đến cuối năm 2022, có 12 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hộ nghèo của huyện dưới 04%; trong đó hộ nghèo đa chiều của 03 xã Long Vĩnh, Long Khánh, Đông Hải dưới 2,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60,48 triệu đồng/năm.

Huyện Cầu Ngang nằm phía Đông Nam tỉnh Trà Vinh, bên bờ sông Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Phía Đông giáp huyện Châu Thành và tỉnh Bến Tre, phía Nam giáp huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải, phía Tây giáp huyện Châu Thành và huyện Trà Cú, phía Bắc giáp huyện Châu Thành. Huyện có 13 xã (90 ấp), 02 thị trấn (07 khóm), có 35.756 hộ với 122.238 nhân khẩu (trong đó: thành thị có 3.077 hộ với 10.288 nhân khẩu, nông thôn có 32.679 hộ với 111.950 nhân khẩu), tỷ lệ hộ dân tộc Khmer chiếm 37,66% tổng số hộ trên địa bàn huyện; trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Cầu Ngang, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Trà Vinh khoảng 23km theo Quốc lộ 53 về phía Tây Bắc.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Về kinh tế, giá trị sản xuất năm 2022 ước 19.637,06 tỷ, đạt 101,15% Kế hoạch. Trong đó, khu vực I ước đạt 6.535,1 tỷ đồng, đạt 101,54%; khu vực II ước đạt 6.993,61 tỷ đồng, đạt 101,79%; khu vực III ước đạt 6.108,35 tỷ đồng, đạt 100,01%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được 5.160/4.900 tỷ đồng, đạt 103,35% Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 64,26 triệu đồng/người/năm, đạt 102,96% Nghị quyết. Về Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kết hợp các sở, ngành tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư lập thủ tục để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đang thực hiện đường dẫn vào Cụm Công nghiệp Hiệp Mỹ Tây (tiến độ thi công đạt 60%). Tăng cường công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm và quản lý cây xanh, công trình có nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa bão trên địa bàn. Phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh lắp đặt đèn tín hiệu giao thông và cải tạo nút giao trên Đường tỉnh 912 và Đường huyện 35 giao với tuyến tránh Quốc lộ 53, huyện Cầu Ngang.

Về Thương mại - dịch vụ, tăng cường công tác quản lý, bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện tại Hội chợ - Triển lãm thương mại sản phẩm công nghiệp nông thôn - OCOP năm 2022 gắn với Lễ Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Trà Vinh và Lễ hội Nghinh Ông biển Mỹ Long năm 2022. Hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa Nhà lồng chợ 2-chợ thị trấn Cầu Ngang, với tổng kinh phí 750 triệu đồng do các tiểu thương đóng góp. Bên cạnh, xây dựng Kế hoạch và thành lập Tổ giúp việc xây dựng chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ ATTP, đã được phê duyệt.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn được 1.003 tỷ đồng (đạt 167,27% kế hoạch, giảm 7,3% so cùng kỳ), trong đó thu trong dự toán 54 tỷ 031 triệu đồng (đạt 115,95% kế hoạch, tăng 7,01% so cùng kỳ); tổng chi ngân sách Nhà nước 682 tỷ 021 triệu đồng (đạt 113,96% kế hoạch, giảm 25,6% so cùng kỳ). Các chi nhánh, phòng giao dịch các ngân hàng trên địa bàn huy động vốn được 1.886 tỷ đồng; doanh số cho vay 2.191,7 tỷ đồng, nợ xấu chiếm khoảng 1,26% tổng dư nợ. Phòng Giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân cho 4.401 lượt hộ vay với tổng số vốn 124 tỷ 746 triệu đồng, tổng dư nợ 524 tỷ 748 triệu đồng, nợ xấu chiếm 0,37% tổng dư nợ.

Về xây dựng cơ bản, tiếp tục công khai Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cầu Ngang đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt; trình UBND tỉnh chủ trương lập Quy hoạch chung thị trấn Cầu Ngang mở rộng đến năm 2040. Về văn hóa - xã hội, có nhiều tiến bộ, các chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; công tác đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm thực hiện tốt, giảm nghèo đạt kết quả vượt bậc. Triển khai thực hiện tốt các phong trào, mô hình trong công tác bảo vệ môi trường đã góp phần nâng cao nhận thức, thu hút được sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho người dân nông thôn thắt chặt tình làng nghĩa xóm, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng được đổi mới, khang trang.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định; thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chất lượng hệ thống chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng được nâng lên. Hoạt động của Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có bước đổi mới. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Bộ máy thực hiện Chương trình dần được kiện toàn và củng cố theo đúng chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có phân công công việc cụ thể, có kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ.

Quyết tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào cuối năm 2022

Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian qua huyện Cầu Ngang đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, góp phần vào thành quả chung của công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả, huyện Cầu Ngang đã tận dụng hợp lý, phân bổ khoa học các nguồn vốn đầu tư của trung ương và tỉnh Trà Vinh. Các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả vào các công trình cụ thể trên địa bàn toàn huyện. Huyện ủy, chính quyền và nhân dân toàn huyện đã tích cực triển khai các hoạt động với tinh thần quyết tâm cao, phấn đấu để về đích đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Theo đồng chí Trần Thị Kim Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang cho biết: tính đến cuối tháng 10/2022, huyện có 13/13 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 100%), trong đó có 03 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và Hiệp Mỹ Đông) và 2 thị trấn đạt tiêu chí đô thị văn minh; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, đang tập trung hoàn thiện các hồ sơ trình tỉnh, Trung ương thẩm định, kiểm tra công nhận.

Bên cạnh đó, Cầu Ngang cũng chủ động thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhờ đó, diện mạo nông thôn từng bước khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày một cải thiện. Công tác giảm nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân 2,95%/năm; vùng đồng bào dân tộc Khmer giảm 4,9%/năm. Ngoài ra, thực hiện đề án xây dựng huyện nông thôn mới, huyện quan tâm công tác tư vấn, hướng dẫn đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương.

Về định hướng thu hút đầu tư, Cầu Ngang huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một trong những giải pháp được Huyện ủy, UBND huyện thực hiện quyết liệt trong thời gian qua là đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây. Việc sớm đưa Cụm công nghiệp đi vào hoạt động không chỉ tạo đột phá thu hút đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp mà còn góp phần giải quyết nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững cho địa phương.

Đồng chí Trần Thị Kim Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện nhấn mạnh: để hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới cuối năm 2022 yêu cầu cả hệ thống chính trị nỗ lực hơn nữa, tăng tốc hơn nữa. Theo đó, song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo tốt quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm 2022 để đón tiếp đoàn kiểm tra Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và tỉnh, huyện yêu cầu các ngành, các xã, thị trấn phát động sâu rộng phong trào đẩy mạnh thi đua xây dựng, chăm sóc tốt các tuyến đường hoa gắn với vệ sinh cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao hiện có. Đặc biệt, tập trung thực hiện tiêu chí BHYT hộ gia đình, vệ sinh cảnh quang môi trường, chỉnh trang đô thị, các thủ tục và hồ sơ minh chứng các tiêu chí huyện nông thôn mới đề nghị Trung ương thẩm định, kiểm tra công nhận.

Qua 12 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Cầu Ngang đã nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ./.

Cầu Ngang Trà Vinh có bao nhiêu xã?

Huyện Cầu Ngang có 16 xã: Dân Thành, Hiệp Hòa, Hiệp Mỹ, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Khánh, Long Sơn, Long Toàn, Long Vĩnh, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Ngũ Lạc, Nhị Trường, Thạnh Hòa Sơn, Trường Long Hòa, Vinh Kim.

Trà Vinh có bao nhiêu huyện thị xã và thành phố?

Trà Vinh là một tỉnh ven biển phía Đông Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, có bờ biển dài 65 km, với diện tích tự nhiên là 2.358 km2, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện, có 02 cửa biển là Cung Hầu và Định An là tuyến hàng hải quan ...

Trà Vinh có bao nhiêu xã?

Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 phường, 10 thị trấn và 85 xã.

Trà Cú có bao nhiêu huyện?

Trà Cú
Huyện lỵ Thị trấn Trà Cú
Trụ sở UBND Khóm 5, thị trấn Trà Cú
Phân chia hành chính 2 thị trấn, 15 xã
Thành lập 7/3/1950

Trà Cú – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Trà_Cúnull