Kem chống nắng vật lý và hóa học là gì

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường được nhận diện bằng chữ Sunblock trên bao bì. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về loại kem này:

1.3. Ưu điểm

  • Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB.
  • Kem nhanh chóng phát huy tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần phải đợi một khoảng thời gian nhất định như kem chống nắng hoá học.
  • Lớp chống nắng có tác dụng trong thời gian dài.
  • Khả năng làm dịu da tốt, ít gây kích ứng trên da, đây là loại kem chống nắng phù hợp với làn da nhạy cảm hay dễ bị ửng đỏ.
  • An toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

1.4. Nhược điểm

  • Khi phải hoạt động ngoài trời nhiều, kem chống nắng vật lý rất dễ trôi khi tiếp xúc với nước và mồ hôi.
  • Tính chất dày và đặc của kem chống nắng vật lý sẽ dễ gây nên tình trạng bí da khiến lỗ chân lông bít tắc dẫn đến tiết nhiều bã nhờn, nổi mụn và sạm da.
  • Kem chống nắng vật lý thường tạo lớp màn trắng trên da, khó tiệp với màu da hay lớp nền trang điểm.
  • Dễ gây cảm giác nặng nề trên da mặt, đặc biệt là khi dùng kết hợp với trang điểm.
  • Cần phải sử dụng lượng kem khá nhiều để có hiệu quả chống nắng tối ưu.

2. Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ, thường được nhận diện bằng chữ Sunscreen trên bao bì. Cùng xem xét một số đặc điểm của loại kem này ở phần dưới đây:

2.1. Cơ chế hoạt động

Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hoá học sẽ có cơ chế hoạt động tác động vào bên dưới làn da. Sau khi thoa, kem chống nắng sẽ dần dần được hấp thụ vào da. Khi tiếp xúc với tia UV, thành phần hoá học trong kem chống nắng sẽ hấp thụ và phân tán tia cực tím ra khỏi da.

2.2. Thành phần

Các loại kem chống nắng hoá học hay còn có tên gọi khác là kem chống nắng hữu cơ với thành phần chứa các hợp chất hoá học như oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone.

2.3. Ưu điểm

  • Chất kem với kết cấu mỏng nhẹ, ít gây nhờn rít, nhờ đó sẽ hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tiện lợi hơn đối với nhu cầu chống nắng hằng ngày.
  • Kem dễ dàng thẩm thấu vào da, không để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ và hơn nữa cũng sẽ hạn chế tình trạng bóng dầu trên làn da của bạn.
  • Có thể sử dụng kem chống nắng hoá học thay kem lót trang điểm.
  • Đa dạng nhiều lựa chọn với các chỉ số chống nắng SPF khác nhau cùng với khả năng chống nước tốt nên loại kem chống nắng này sẽ phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng.
  • Dễ dàng kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm dưỡng da khác.
  • Lượng kem được sử dụng trong mỗi lần bôi sẽ tiết kiệm hơn so với kem chống nắng vật lý.

2.4. Nhược điểm

  • Thời gian chống nắng hạn chế, thông thường sau 2 tiếng phải bôi lại.
  • Các thành phần của kem có thể gây tình trạng kích ứng trên làn da, đặc biệt với làn da nhạy cảm.
  • Để kem đạt hiệu quả chống nắng tối ưu, sau khi bôi, bạn cần đợi 15-20 phút trước khi ra nắng để kem có thời gian ngấm vào da.

3. Nên chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Để đưa ra quyết định nên sử dụng sản phẩm nào cho làn da của mình, bạn cần xem xét một số lưu ý sau:

3.2. Khi trang điểm

Hầu hết các loại sản phẩm trang điểm hiện nay đều có chỉ số chống nắng SPF nhất định nhưng để đảm bảo có thể bảo vệ làn da khỏi tác hại của cả tia UVA và UVB, khi trang điểm, bạn nên sử dụng kem chống nắng hoá học. Bởi vì kem chống nắng hoá học được thẩm thấu nhanh và không gây vệt trắng, do đó, bạn có thể sử dụng như một loại kem lót trước khi trang điểm.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng kem chống nắng vật lý kết hợp với kem chống nắng hóa học, hoặc các sản phẩm kem chống nắng dành cho da nhạy cảm. Kem chống nắng nên được sử dụng dưới lớp trang điểm để tạo ra sự bảo vệ tối đa cho da và đồng thời tạo ra một lớp màng "chắn" để bảo vệ da khỏi tác hại của các sản phẩm trang điểm.

3.3. Khi đi bơi hay tham gia hoạt động ngoài trời

Kem chống nắng vật lý và hoá học đều có thể sử dụng được khi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc tình trạng da hiện tại của mình để lựa chọn các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng chống nước tốt để bảo vệ làn da tối ưu, tránh tình trạng kem chống nắng bị trôi nhanh chóng do nước hay mồ hôi trong quá trình tham gia các hoạt động.

Một loại kem chống nắng hoá học bạn không thể bỏ qua trong mùa hè này để tạo hàng rào bảo vệ làn da chính là Photoderm Aquafluide SPF50+. Đây là sản phẩm kem chống nắng phù hợp với mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm.

Các ưu điểm nổi bật của kem chống nắng cho da hỗn hợp Photoderm Aquafluide SPF50+ có thể kể đến như sau:

  • Sáng chế Sun Active Defense kích hoạt hàng rào phòng thủ tự nhiên trên da, bảo vệ DNA tế bào, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.
  • Phức hợp độc quyền D.A.F™ được chứng nhận tăng ngưỡng dung nạp và tăng cường đề kháng, làm dịu và giảm kích ứng cho làn da nhạy cảm.
  • Chỉ số chống nắng SPF50+ / UVA 24-26 bảo vệ da trước tác động của ánh nắng.
  • Kết hợp 3 loại phấn kiềm dầu giúp da khô thoáng không bóng nhờn.
  • Kết cấu lỏng nhẹ như nước, không chứa dầu, không nhờn dính, không tạo vệt trắng, dễ sử dụng và tán đều, mang lại cảm giác mịn màng cho làn da.

4. Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng

4.1. Thoa lại kem chống nắng

Nếu bạn thường xuyên làm việc bên ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp nhiều giờ với ánh nắng mặt trời khi đi bơi, đi tắm biển, bạn nên chọn kem chống nắng có khả năng chống nước và mồ hôi tốt. Sau khoảng từ 2 - 3 giờ, bạn nên thoa lại kem chống nắng bảo vệ da.

4.2. Tránh dùng chung kem chống nắng cho mặt và toàn thân

Để tiết kiệm chi phí, nhiều người có thói quen dùng chung kem chống nắng cho mặt và toàn thân. Tuy nhiên, trên thực tế, da mặt và làn da toàn thân có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Để làn da được bảo vệ hiệu quả và tránh những thương tổn không mong muốn, bạn nên sử dụng kem chống nắng riêng biệt cho từng vùng da.

4.3. Bôi kem chống nắng đúng thời điểm và dùng đủ liều lượng

Theo các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên thoa kem chống nắng từ 20 – 30 phút trước khi ra ngoài để kem thẩm thấu tốt hơn và tăng khả năng bảo vệ da trước tác động gây hại từ tia cực tím. Ngoài ra, không nên thoa quá dày hoặc quá mỏng vì nếu bạn sử dụng quá ít, thời gian kem chống nắng bảo vệ da sẽ giảm đi, ngược lại khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến da bị bít tắc, khó chịu, dễ gây mụn và nhanh lão hóa hơn.

Trên đây là các thông tin chia sẻ về kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn trong việc lựa chọn kem chống nắng phù với làn da và nhu cầu sử dụng của mình.

Kem chống nắng vật lý và hóa học khác nhau ở đâu?

Sự khác biệt trong hai loại kem chống nắng này còn nằm ở cách thức hoạt động:.

Kem chống nắng hóa học hấp thụ tia UV và chuyển đổi chúng thành nhiệt, sau đó giải phóng nó khỏi da của bạn..

Kem chống nắng vật lý nằm trên bề mặt da và tạo ra một rào cản vật lý phản chiếu tia nắng mặt trời..

Kem chống nắng lại vật lý và hóa học là gì?

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là sự kết hợp giữa chất chống nắng vật lý và chất chống nắng hóa học, tạo nên một sản phẩm chống nắng bảo vệ da toàn diện và hiệu quả. Đặc điểm của kem chống nắng vật lý lai hóa học: Kết hợp ưu điểm của chất chống nắng vật lý và hóa học. Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA, UVB.

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen) là loại kem chống nắng chứa các thành phần hữu cơ chủ yếu như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,... hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da.

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý là dạng kem chống nắng lành tính và ít gây kích ứng nhất cho da, phù hợp với cả da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm. Sau khi thoa có thể ra ngoài luôn mà không cần đợi kem ngấm vào da. Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB. Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường.