Khát vọng lứa đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ


Đề bài: Thông qua một số bài thơ viết về người phụ nữ thời kì trung đại mà em đã học, đã biết, em hãy viết một bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ đã đi vào tiềm thức của các nhà văn, nhà thơ, họ sử dụng những hình ảnh ấy làm đề tài sáng tác của mình. Những người phụ nữ được nhắc đến trong các tác phẩm đều có vẻ ngoài xinh đẹp cũng như nhân cách cao đẹp tuy nhiên họ đều phải chịu sự bất hạnh. Cảm thông với số phận của họ, rất nhiều nhà thơ đã thay họ nói lên nỗi lòng riêng. Điển hình trong số các nhà thơ đó phải kể đến Đại thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều, Bà chúa thơ nôm-Hồ Xuân Hương với Bánh trôi nước và Tự tình, Tế Xương với Thương vợ…

Từ xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, trước bộ máy quan lại mục rỗng, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập, bị trói buộc trong một xã hội bất công, chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến lạc hậu, cái xã hội đa thê khiến họ không có quyền định
đoạt số phận, cuộc đời mình mà chỉ lặng lẽ cam chịu và phục tùng. Càng xinh đẹp lại càng phải chịu nhiều chèn ép, bất công. Đó cũng chịn là quy luật hà khắc và dường như là một lời nguyền đối với những người con gái đẹp – ‘Hồng nhan bạc mệnh’.

Truyện Kiều-Kiệt tác văn học số 1 của Việt Nam- Khúc đoạn trường tâm thanh; mãi mãi còn khiến cho độc giả phải xót xa , rơi lệ. Đại thi hào của dân tộc ta đã khái quát bi kịch của phái hồng nhan qua hai câu thơ xé lòng:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Bi kịch ấy được thể hiện sinh động qua số phận ‘bảy nổi ba chìm’ của Thúy Kiều. Đang sống trong cảnh ‘Êm đềm trướng rủ màn che’ cuộc đời Kiều bổng chuyển sang trang khác bởi tai họa bất ngờ ập tới gia đình Kiều. Không ai khác ngoài Kiều,  người con gái đẹp ‘Nghiêng nước nghiêng thành’ vẻ đẹp khiến hoa ghen, liễu hờn phải gánh chịu tất cả. Nàng cũng là con gái, một người con gái đẹp sắc sảo như vậy thì khó tránh khỏi lời nguyền ‘Hồng nhan , bạc mệnh’. Số phận nàng như đã được báo trước khi khiến thiên nhiên ghanh tị đến nỗi nổi giận. Bán mình chuộc cha và em để rồi phải rơi vào cảnh ‘Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần’.  ấy vậy mà trên quan điểm của các nhà nho, trên quan điểm nhân sinh quan thì Thúy Kiều lại bị kết án. Hộ không chấp nhận một Thúy Kiều ‘nhơ nhớp’, cho rằng Kiều đã có những hành động trái với lễ giáo phong kiến, không có ‘hiếu hạnh, tiết nghĩa’. Họ đưa ra kết luận hết sức phiếm diện.

“Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”.

Trên quan điểm nhân sinh quan, quan điểm xã hội thi Thúy Kiều đáng Thương chư không đáng trách. Trong cái xã hội đầy bất công , đau khổ nàng cố thoát khỏi cuộc sống ô nhục nhưng mỗi lần vươn lên thì lại bị chính những con người đa mưu, lọc lừa trong xã hội ấy nhấn chìm xuống đáy của bi kịch. Viết về bi kịch ấy Nguyễn Du muốn giống lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người cần quan tâm đến quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của một nữa nhân loại.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, bà được Xuân Diệu mệnh danh là ‘Bà chúa thơ nôm’ dĩ nhiên lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời tâm tình da diết, những lời than thân và dường như là lời lên tiếng bảo vệ cho những người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người đẹp cả về ngoại hình cũng như tâm hồn. Đầu tiên, họ là những người con gái trong trắng, xinh đẹp thế nhưng họ cũng giống như những viên bánh trôi. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, nhiều người, họ không thể tự quyết định cuộc sống của mình, chính cái xã hội phong kiến đầy áp bức bóc lột, cái xã hội đã hành hạ con người họ một cách thê thảm . Họ phó mặc số phận cho đời, bản thân họ không có quyền lên tiếng và dường như họ đã cam chịu và đầu hàng số phân. Không chỉ có thế nỗi đau thân phận còn được nhắc đến ở bài tự tình II

“Đêm khuya văng vẳng trống canh đồn

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Một tâm trạng đau khổ, oán hận, cô độc. Giữa không gian mênh mông vô tận của đêm khuya, văng vẳng tiếng trống điểm canh từ một chòi xa không những thúc giục về mặt thời gian mà còn báo hiệu sự vắng lặng và buồn bã. Chính trong bối cảnh ấy con người hiện ra cô độc, trơ trọi.

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Vì lắm nỗi đau buồn, nét mặt của con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người tưởng chừng như hóa đá.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Mượn rượu giải sầu, người phụ nữ càng uống lại càng tỉnh. Tủi buồn cho duyên phận mình, người phụ nữ đã phải trải qua bao đêm thức trắng, chờ đợi. Nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm biết đến khi nào mới được hạnh phúc bởi “vầng trăng bóng xế”. Càng cô đơn mong đợi lại càng vô vọng, đau buồn như lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có duyên phận hẩm hiu.

Phải sống trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, xem phụ nữ là hạ đẳng, không một chút trân trọng thì họ lâm vào cảnh ‘lạnh lùng’ chua xót là phải. Thấm thía nỗi buồn, bà muốn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho nữ giới, mọi chị em đều được sống, đều được yêu thương. Nhưng đâu dễ dàng bởi chính bà cũng đang phải gánh chịu một duyên phận hẩm hiu. Trong đêm,  nhiều lúc tàn canh, nghe tiếng gà gáy bà đã giật mình:

“Tiếng gà văng vảng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi tròm”.

Bà than thân,  trách phận, tủi buồn:

“Mõ thảm khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om.”

Càng nghe tiếng trống điểm canh, tiếng gà gáy, ngắm vầng trăng khuya xế bóng bà bị đồn đến kết thúc chán nản và chua xót:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con.”

Theo quy luật của tạo hóa, mùa xuân qua đi rồi lại đến cứ như vậy cứ tuần hoàn tự nhiên, thế nhưng tuổi xuân con người chỉ có một đi.. đế rồi “Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha” [Truyện Kiều].Mùa xuân về đáng nhẽ con người ta phải hào hứng,  phải hớn hở đón chờ nhưng mùa xuân ở đây trở lại với tuổi đời chồng chất. Tuổi xuân đã trôi mà hạnh phúc thì chưa trọn. Tình chỉ có một mảnh mà lại phải chia sẻ. đó cũng chính là số phận lấy chồng chung của bà:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.”

Tất cả đã thấy được số phận hẩm hiu cũng như khát vọng được hạnh phúc đến tột cùng của người phụ nữ.

“Quanh năm buôn bám với non sông

Năm nắng mười mưa dám quản công.”

Trong cái xã hội mà đồng tiền có sức mạnh kinh khủng ấy buộc bà Tú phải làm việc vô cùng vất vả và cực nhọc. Trên cương vị là một người đàn ông, một người chồng và có thể coi là ‘một đứa con đặc biệt’ của bà,  ông Tú bày tỏ niềm thương xót, tự trách bản thân mình.

Phải làm việc vất vả, lam lũ quanh năm với gánh nặng mưu sinh đặt nặng trên vai gầy của người phụ nữ bé nhỏ, bà không kêu ca, than vãn nửa lời. Ca dao có câu:

Sông sâu chớ nội, đò đầy chớ qua”

Thế nhưng vì sự sinh tồn,  sự sống của cả một gia đìnhkhông cho phép bà Tú nản lòng,  không cho phép nghỉ ngơi . Bà phải làm việc: quanh năm để “nuôi đủ năm con với một chồng”. Tú Xương đã đặt lên vai bà Tú một gánh nặng “năm con”-“một chồng” “để cho cân xứng nợ đời”.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông “

Thân cò là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao;dáng cò gầy gò; chăm chỉ và cần cù.  Ở đây Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò để làm nổi bật thêm con người lao động Việt Nam cần cù chịu khó.  Làm nổi bật hình ảnh người vợ đảm đang; tần tảo sớm hôm,  phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh.

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.”

Bà Tú không bao giờ kêu ca; phân vân về công việc của mình.  Nói đúng hơn là trong cái xã hội nam quyền thời bấy giờ,  bản thân những người phụ nữ như bà hầu như không có tiếng nói . Bà dường như cam chịu và chấp nhận số phận Ông Tú; số ít nhà thơ viết về đề tài phụ nữ mà ở đây viết về vợ mình . Ông tự cảm thấy mình ăn theo lũ con; làm gánh nặng của vợ như nặng thêm. Ông day dứt; tri ân và cảm thông vợ ; dường như đó cũng chính là “thương vợ”.  Thật vậy bới hai câu kết như lời nhiếc của bà Tú cũng như là lời tự trách của Tú Xương

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Đó là lời Ông Tú tự chửi bản thân,  chửi đời.  Ông trách bản thân là một người đàn ông trụ cột gia đình mà phải để vợ khổ,  phải vất vả.  Tất cả đã khái quát được hình ảnh Bà Tú đảm đang thao vát,  Bà Tú vất vả vật nộn với gánh nặng mưu sinh.  Bà Tú chính là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang thao vát , cam chịu,  giàu đức hi sinh. 

Nói tóm lại, thông qua các tác phẩm trên ta phần nào hiểu được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Người phụ nữ xinh đẹo nhưng bát hạnh trong xã hội dường như họ không có tiếng nói . Đúng như Nguyên Du đã khái quát ở Truyện Kiều:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Hưng Yên


Video liên quan

Chủ Đề